Bộ Y tế đề xuất quy định để tránh "phóng đại sữa phát triển chiều cao"

Bộ Y tế đề xuất quy định thực phẩm bổ sung chỉ được công bố thành phần bổ sung mà không được ghi khuyến cáo sức khỏe, tác dụng, tránh tình trạng phóng đại sữa phát triển chiều cao, điều trị xương khớp...
Cảnh giác với những quảng cáo về dịch vụ “chân mày phong thuỷ” Cần quản lý chặt chẽ nội dung quảng cáo đối với các sản phẩm, dịch vụ đặc biệt Đừng để những lời quảng cáo về bút tiêm giảm cân đánh lừa bạn

Bộ Y tế đề xuất quy định để tránh "phóng đại sữa phát triển chiều cao"

Cảnh giác trước quảng cáo sữa phát triển chiều cao
Thực phẩm bổ sung chỉ được công bố thành phần bổ sung; Không được ghi, công bố khuyến cáo sức khỏe hoặc công dụng của thành phẩn bổ sung.

Bộ Y tế cho biết đang dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 15/2018 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật An toàn thực phẩm. Nghị định số 15/2018 quản lý thực phẩm theo hướng đơn giản hóa hồ sơ, trình tự thủ tục, thông thoáng cơ chế tiền kiểm (đăng ký bản công bố đối với thực phẩm bảo vệ sức khỏe, thực phẩm dinh dưỡng y học, thực phẩm dùng cho chế độ ăn đặc biệt…; tự công bố đối với thực phẩm bổ sung và các thực phẩm thông thường); tăng cường phân cấp cho địa phương giải quyết tiếp nhận hồ sơ công bố hầu hết sản phẩm thực phẩm và tăng cường công tác hậu kiểm.

Bộ Y tế nhận định trong 6 năm thực hiện Nghị định số 15/2018 đã phát sinh một số vấn đề bức thiết cần xem xét sửa đổi, bổ sung để phù hợp với thực tiễn và yêu cầu quản lý về an toàn thực phẩm. Trong dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung Nghị định số 15/2018, Bộ Y tế đề xuất sửa đổi bổ sung khái niệm về thực phẩm bổ sung (quy định tại Thông tư số 43/2014 của Bộ Y tế) để kiểm soát tính năng, công dụng sản phẩm này.

Theo đó, thực phẩm bổ sung (Supplemented Food) là thực phẩm thông thường được bổ sung vi chất và các yếu tố có lợi cho sức khỏe như vitamin, khoáng chất, axit amin, axit béo, enzym, probiotic, prebiotic và chất có hoạt tính sinh học khác, được dùng thêm vào chế độ ăn uống hàng ngày. Thực phẩm bổ sung chỉ được công bố thành phần bổ sung; Không được ghi, công bố khuyến cáo sức khỏe hoặc công dụng của thành phẩn bổ sung.

Hiện nay, Nghị định số 15/2018 chưa quy định và làm rõ các khái niệm trên, "dẫn đến doanh nghiệp khó phân loại sản phẩm hoặc phân loại không đúng bản chất sản phẩm công bố như tình trạng phóng đại sữa phát triển chiều cao, sữa điều trị xương khớp, sữa giúp ngủ ngon…", Bộ Y tế nêu.

Cơ quan soạn thảo cho biết định nghĩa khái niệm này được dựa trên cơ sở tham khảo định nghĩa của Cơ quan An toàn thực phẩm châu Âu, nhóm thực phẩm bổ sung có định nghĩa giống với định nghĩa của thực phẩm bảo vệ sức khỏe tại Việt Nam. Triển khai cơ chế thông thoáng tiền kiểm và tăng cường công tác hậu kiểm thực phẩm tại Nghị định số 15/2018, Bộ Y tế nhận định đến nay thị trường thực phẩm chức năng, thực phẩm bảo vệ sức khỏe phát triển mạnh, cạnh tranh rất lớn.

Theo số liệu thống kê của Bộ Y tế từ năm 2021-2024, thị trường thực phẩm có hơn 84.000 thực phẩm thông thường; 54.549 sản phẩm thực phẩm chức năng, trong đó có 29.779 thực phẩm bảo vệ sức khỏe (tương đương 54,6%), 350 thực phẩm dinh dưỡng y học (0,6%), 1.287 thực phẩm dùng cho chế độ ăn đặc biệt (2,36%) và 23.133 thực phẩm bổ sung (42,4%). Hơn 80% là sản phẩm sản xuất trong nước.

Thời gian qua, việc quản lý chất lượng thực phẩm tập trung kiểm soát chỉ tiêu an toàn (chỉ tiêu vi sinh và kim loại nặng) từ tiền kiểm đến hậu kiểm và ngăn ngừa mối nguy (kiểm nghiệm ngăn ngừa hành vi đưa chất cấm sử dụng trong thực phẩm) tại khâu hậu kiểm. Trong bối cảnh thị trường thực phẩm phát triển mạnh về số lượng, chủng loại mặt hàng và phát sinh hình thức kinh doanh mới trên ứng dụng thương mại điện tử và nền tảng thương mại, Bộ Y tế cho rằng cần tăng cường hậu kiểm, kiểm soát toàn diện hơn chất lượng thực phẩm.

Theo đó, kiểm soát tổ chức, cá nhân đứng tên đăng ký bản công bố hoặc tự công bố sản phẩm cùng với kiểm soát tính năng công dụng. Dự thảo Nghị định sửa đổi bổ sung Nghị định 15/2018 đề xuất quy định chỉ cơ sở sản xuất hoặc chủ sở hữu sản phẩm được phép đứng tên trong hồ sơ công bố. Trường hợp không phải 2 chủ thể trên thì tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm đưa sản phẩm ra thị trường phải có giấy ủy quyền của 2 chủ thể trên. Điều này được nhìn nhận là phù hợp thông lệ quản lý đối với lĩnh vực đăng ký thuốc và công bố sản phẩm mỹ phẩm.

Thực tế, khoản 1 Điều 4, Điều 6 Nghị định số 15/2018 quy định áp dụng cho tất cả các tổ chức, cá nhân đứng ra công bố và đa phần là các công ty thương mại kinh doanh thực phẩm, không có tài liệu chứng minh mối liên quan với cơ sở sản xuất. Vì vậy, không quy rõ trách nhiệm của cơ sở sản xuất trong quá trình chuẩn bị hồ sơ công bố. "Thậm chí trong thời gian qua, phát hiện hồ sơ tổ chức, cá nhân đứng ra công bố sản phẩm giả mạo hồ sơ của cơ sở sản xuất hoặc không trung thực hồ sơ công bố sản phẩm thực phẩm", Bộ Y tế nêu thực trạng.

Theo thống kê từ năm 2021-2024, hồ sơ cấp đăng ký bản công bố thực phẩm bảo vệ sức khỏe tại Bộ Y tế (Cục An toàn thực phẩm) là 29.779 sản phẩm thực phẩm bảo vệ sức khỏe của 25.470 tổ chức thương mại và 201 cơ sở sản xuất trong nước. Tuy nhiên khi cơ quan quản lý hậu kiểm, doanh nghiệp thực tế chỉ kinh doanh rất ít sản phẩm, thậm chí các tổ chức thương mại này không còn hoạt động, gây khó khăn trong công tác quản lý. Bộ Y tế cho biết đã hoàn thiện bộ Hồ sơ đề nghị xây dựng Luật An toàn thực phẩm (sửa đổi), đã được Bộ Tư pháp thẩm định và Văn phòng Chính phủ đang xin ý kiến các thành viên Chính phủ.

Tràn lan quảng cáo quảng cáo sữa "cứ uống là cao"

Cảnh giác trước quảng cáo sữa phát triển chiều cao
Việc tăng trưởng chiều cao phụ thuộc vào nhiều yếu tố và hiện không có sản phẩm nào có thể giúp tăng chiều cao "cấp tốc" hay "thần tốc" như quảng cáo.

Với mong muốn con trẻ sẽ đạt chiều cao lý tưởng vào độ tuổi trưởng thành, thời gian qua, nhiều phụ huynh đã tích cực tìm kiếm các sản phẩm có khả năng hỗ trợ hấp thu dinh dưỡng, hỗ trợ tăng trưởng chiều cao dùng cho trẻ nhỏ. Nắm bắt nhu cầu này, nhiều tổ chức, doanh nghiệp đã đưa ra hàng loạt các sản phẩm hỗ trợ tăng trưởng chiều cao với nhiều thông tin quảng cáo “có cánh”.

Cụ thể, chỉ cần nhấp đúp tìm kiếm từ khóa “sản phẩm tăng chiều cao thần tốc” trên mạng thì có hàng nghìn kết quả hiện ra với nhiều lời quảng cáo hấp dẫn như: Giúp con tăng chiều cao nhanh chóng, giải pháp giúp con cao lớn nhanh và an toàn; sở hữu chiều cao lý tưởng; tăng chiều cao cấp tốc chỉ trong một tháng; thuốc tăng chiều cao 100% thiên nhiên…

Theo khảo sát, trên trường hiện nay, các sản phẩm được quảng cáo có khả năng giúp tăng chiều cao chủ yếu được nhập khẩu từ các nước như: Nhật Bản, Hàn Quốc, Thái Lan, Mỹ, Australia… và đối tượng sử dụng là những người từ 3 tuổi đến 27 tuổi.

TS.BS Bác sĩ Nguyễn Trọng Hưng - Viện Dinh dưỡng quốc gia (Bộ Y tế) cho biết, hiện nay, việc quảng cáo sữa công thức đang bị "thần thánh" hóa khi nói có thể giúp trẻ cao lớn, thông minh. Cha mẹ mua sữa chỉ nghe theo lời quảng cáo mà ít quan tâm đến thành phần trong đó. Các thành phần trong sữa rất quan trọng về hàm lượng, chất bổ sung. Theo hướng dẫn của WHO, ở giai đoạn 3-5 tuổi, trẻ có thể tăng chiều cao từ 0,5 đến 0,7 cm mỗi tháng. Do vậy, dù trẻ không uống sữa thì giai đoạn này vẫn có sự phát triển chiều cao rất tốt.

Theo bác sĩ Hưng, có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến chiều cao của trẻ. Thứ nhất, các yếu tố không can thiệp gồm gen và giới tính, những yếu tố được thừa hưởng từ di truyền. Thứ hai, các yếu tố can thiệp được là dinh dưỡng, mức độ tập luyện, vận động, hormone, tình trạng dùng thuốc. Trong các yếu tố quyết định chiều cao của trẻ thì 23% do di truyền, 25% do môi trường sống, bệnh tật, giấc ngủ, 32% do chế độ dinh dưỡng và 20% do vận động thể dục thể thao.

Cùng chia sẻ về vấn đề trên, ThS.BS Ngô Thị Hà Phương - Trung tâm Giáo dục truyền thông dinh dưỡng (Viện Dinh dưỡng Quốc gia), sữa chỉ là một trong các loại thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao trong bữa ăn của trẻ. Thực tế, sữa không phải là “siêu thực phẩm” có thể thay thế các thực phẩm khác.

Việc quảng cáo sai sự thật, không những đối với sữa mà còn rất nhiều thực phẩm khác gây ra hậu quả nghiêm trọng, đặc biệt trong việc chăm sóc trẻ nhỏ. Khi quảng cáo là sữa tăng chiều cao, sẽ vô hình trung làm cho người mẹ tin tưởng đây là loại thực phẩm duy nhất giúp tăng chiều cao cho trẻ và ra sức tăng cường bổ sung loại thực phẩm này, trong khi sữa chỉ là một trong các nhóm thực phẩm cần thiết.

Việc tiêu thụ nhiều sữa sẽ làm giảm tiêu thụ các thực phẩm đa dạng khác như các thực phẩm nguồn gốc động vật gồm thịt, cá, trứn và rau quả. Hậu quả là sẽ dẫn đến thiếu vi chất dinh dưỡng, đặc biệt là sắt và kẽm. Trong khi đó, giá thành của các loại sữa tương đối cao, hơn các thực phẩm khác. Điều đó cũng làm tăng chi phí không cần thiết trong việc nuôi dưỡng trẻ.

“Phần lớn các sản phẩm “tăng chiều cao” như sữa tăng chiều cao được quảng cáo là giàu thành phần gồm vitamin D, canxi, phospho, protein, lysine… giúp cải thiện sự phát triển của trẻ. Tuy nhiên, sữa không phải là thực phẩm duy nhất có chứa canxi, phospho, vitamin D… mà còn có nhiều trong các thực phẩm nguồn gốc động vật khác như tôm, cua, cá. Thậm chí, khi so sánh lượng canxi của các thực phẩm đó còn có thể vượt trội hơn so với sữa”, ThS.BS Hà Phương phân tích.

Có thể thấy, theo thông tin do các bác sĩ đưa ra, việc tăng trưởng chiều cao phụ thuộc vào nhiều yếu tố và hiện không có sản phẩm nào có thể giúp tăng chiều cao "cấp tốc" hay "thần tốc" như quảng cáo. Do đó, để đảm bảo an toàn cho sức khoẻ, người dùng cần thận trọng khi mua các sản phẩm được quảng cáo có khả năng giúp tăng chiều cao. Nếu sử dụng, người dùng cần tham vấn thêm ý kiến của chuyên gia y tế hoặc người có chuyên môn để đảm bảo sử dụng đúng, đủ và có hiệu quả các sản phẩm.

Trung Quốc phát hiện virus mới trên dơi có khả năng lây sang người tương tự Covid-19 Trung Quốc phát hiện virus mới trên dơi có khả năng lây sang người tương tự Covid-19
Những lưu ý để bảo quản thực phẩm trong mùa nồm Những lưu ý để bảo quản thực phẩm trong mùa nồm
Dịch cúm bùng phát, trẻ ở nhà hay đi học dễ mắc bệnh hơn? Dịch cúm bùng phát, trẻ ở nhà hay đi học dễ mắc bệnh hơn?
Bác sĩ cảnh báo tác hại do lạm dụng thuốc nhuộm tóc Bác sĩ cảnh báo tác hại do lạm dụng thuốc nhuộm tóc
Tăng cường miễn dịch để bảo vệ sức khỏe mùa nồm Tăng cường miễn dịch để bảo vệ sức khỏe mùa nồm
Sau khi khỏi cúm, có cần thiết phải khử trùng đồ đạc trong nhà? Sau khi khỏi cúm, có cần thiết phải khử trùng đồ đạc trong nhà?
Bình Yên

Có thể bạn quan tâm

Cùng chuyên mục

Tin khác

Cảnh giác với “cò” giấy phép về hành nghề y, dược trên mạng xã hội

Cảnh giác với “cò” giấy phép về hành nghề y, dược trên mạng xã hội

Sở Y tế TP. HCM cho biết, vừa phát hiện trang website, mạng xã hội sử dụng hình ảnh của Sở Y tế TP. HCM để đăng tải các nội dung quảng cáo dịch vụ làm giấy phép hoạt động, giấy phép hành nghề y dược…
Công ty Sen Vàng lên tiếng xin lỗi về lùm xùm kẹo rau của Thuỳ Tiên

Công ty Sen Vàng lên tiếng xin lỗi về lùm xùm kẹo rau của Thuỳ Tiên

Liên quan đến vấn đề quảng cáo kẹo rau củ của Hoa hậu Thùy Tiên, công ty quản lý hoa hậu cho biết đang làm việc chặt chẽ với nhãn hàng và cơ quan chức năng để sớm đưa ra thông tin chính thức.
Thêm sản phẩm mì ăn liền Hằng Du Mục quảng cáo bị nghi ngờ về chất lượng

Thêm sản phẩm mì ăn liền Hằng Du Mục quảng cáo bị nghi ngờ về chất lượng

Mới đây, TikToker Hằng Du Mục tiếp tục bị người tiêu dùng réo tên vì quảng cáo sản phẩm mì ăn liền được cho là của Công ty Ba Con Cừu (Three Sheep Group). Công ty Trung Quốc này từng bị phạt do có nhiều sai phạm trong kinh doanh.
L'Oréal thu hồi kem trị mụn La Roche-Posay do nghi chứa chất gây ung thư

L'Oréal thu hồi kem trị mụn La Roche-Posay do nghi chứa chất gây ung thư

Tập đoàn mỹ phẩm L'Oréal (Pháp) vừa thông báo thu hồi toàn bộ sản phẩm trị mụn Effaclar Duo của thương hiệu La Roche-Posay tại thị trường Mỹ sau cảnh báo về nguy cơ nhiễm benzen - một chất có thể gây ung thư.
Bộ Y tế đề xuất quy định mới về bán lẻ thuốc theo phương thức thương mại điện tử

Bộ Y tế đề xuất quy định mới về bán lẻ thuốc theo phương thức thương mại điện tử

Cơ sở bán lẻ thuốc theo phương thức thương mại điện tử tổ chức tư vấn, hướng dẫn trực tuyến về cách sử dụng thuốc thông qua thiết bị, công nghệ thông tin các nội dung theo quy định và chỉ được bán thuốc sau khi đã tư vấn, hướng dẫn cho người mua thuốc...
Bộ Y tế đề xuất quy định mới về cách thức thông tin thuốc

Bộ Y tế đề xuất quy định mới về cách thức thông tin thuốc

Tại dự thảo Thông tư quy định chi tiết một số điều về kinh doanh dược của Luật dược và Nghị định số 54/2017/NĐ-CP ngày 08/5/2017 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật dược, Bộ Y tế đề xuất quy định về cách thức thông tin thuốc.
Đề xuất tạm ngừng kinh doanh thuốc có dấu hiệu không an toàn cho người sử dụng

Đề xuất tạm ngừng kinh doanh thuốc có dấu hiệu không an toàn cho người sử dụng

Bộ Y tế đang dự thảo Thông tư hướng dẫn áp dụng tiêu chuẩn chất lượng, kiểm nghiệm thuốc, nguyên liệu làm thuốc và thu hồi, xử lý thuốc vi phạm. Trong đó đề xuất quy định tạm ngừng kinh doanh, sử dụng và niêm phong bảo quản thuốc có dấu hiệu không an toàn cho người sử dụng.
Giữa lùm xùm vụ kẹo rau Kera, một TikToker lên tiếng sẽ hoàn tiền

Giữa lùm xùm vụ kẹo rau Kera, một TikToker lên tiếng sẽ hoàn tiền

Sau những lùm xùm quảng cáo lố kẹo rau Kera, chủ tài khoản Chú Cá Review Không Booking từng đăng video về kẹo rau củ khẳng định sẽ hoàn tiền cho người tiêu dùng mua hàng trên kênh của mình.
Thu hồi lô thuốc viên nang cứng Femancia kém chất lượng

Thu hồi lô thuốc viên nang cứng Femancia kém chất lượng

Bộ Y tế vừa có thông báo thu hồi toàn quốc 2 lô thuốc Femancia (sắt nguyên tố dưới dạng sắt fumarat 305 mg) 100 mg; Acid Folic 350 mcg) và lô thuốc kháng sinh Erythromycin 500mg vì không đạt chuẩn chất lượng.
Quảng cáo sai sự thật sẽ bị pháp luật xử lý như thế nào?

Quảng cáo sai sự thật sẽ bị pháp luật xử lý như thế nào?

Về việc Hoa hậu Thùy Tiên, Hằng Du Mục và Quang Linh Vlogs đã có những hành động quảng cáo sai sự thật, quá lố trong các buổi livestream bán hàng. Các luật sư cho rằng, cá nhân quảng cáo sai sự thật có thể bị phạt tiền, thậm chí có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
Sở Y tế lập đoàn kiểm tra Công ty sản xuất kẹo rau củ Kera

Sở Y tế lập đoàn kiểm tra Công ty sản xuất kẹo rau củ Kera

Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) đề nghị Sở Y tế Đắk Lắk kiểm tra nơi sản xuất kẹo Kera. Đáng chú ý, sản phẩm kẹo này có liên quan đến Hoa hậu Thùy Tiên cùng team “Chị Em Rọt” gồm Tiktoker Hằng Du Mục và Quang Linh Vlogs.
Cẩn trọng với chiêu trò quảng cáo thực phẩm chức năng là "thần dược"

Cẩn trọng với chiêu trò quảng cáo thực phẩm chức năng là "thần dược"

Để tránh bị lừa bởi những quảng cáo sai sự thật, Bộ Y tế khuyến cáo người dân cần tìm hiểu kỹ thông tin, xem xét sản phẩm có được chứng nhận lưu hành của các cơ quan chức năng hay không...
Công ty Chị Em Rọt, Hoa hậu Thùy Tiên lên tiếng giữa ồn ào về kẹo rau củ Kera

Công ty Chị Em Rọt, Hoa hậu Thùy Tiên lên tiếng giữa ồn ào về kẹo rau củ Kera

Công ty CP Tập đoàn Chị Em Rọt (CER Group), đơn vị chịu trách nhiệm về sản phẩm kẹo rau củ Kera cùng Hoa hậu Thùy Tiên đã có thông báo chính thức cũng như gửi lời xin lỗi đến khán giả về những ồn ào về kẹo rau củ Kera.
Quang Linh Vlog, Hằng Du Mục quảng cáo "lố" kẹo rau củ: Đừng để bị đánh lừa!

Quang Linh Vlog, Hằng Du Mục quảng cáo "lố" kẹo rau củ: Đừng để bị đánh lừa!

Cục An toàn thực phẩm ( Bộ Y tế) cho biết, đã có văn bản gửi Sở An toàn thực phẩm TP.HCM, Sở Y tế tỉnh Đắk Lắk kiểm tra, xử lý nghiêm các vi phạm liên quan đến quảng cáo sản phẩm thực phẩm bổ sung SUPERGREENS GUMMIES với tên gọi là Kẹo rau củ Kera...
Bộ Y tế xây dựng quy định mới về đơn thuốc và kê đơn thuốc

Bộ Y tế xây dựng quy định mới về đơn thuốc và kê đơn thuốc

Bộ Y tế đang xây dựng quy định mới về đơn thuốc và việc kê đơn thuốc hóa dược, sinh phẩm trong điều trị ngoại trú, trong đó, y bác sĩ chỉ được kê thuốc sau khi đã có kết quả khám và chẩn đoán bệnh; đơn thuốc phù hợp với chẩn đoán và mức độ bệnh.
Cảnh báo tình trạng mạo danh Bộ Y tế mở khóa đào tạo tâm lý cho trẻ

Cảnh báo tình trạng mạo danh Bộ Y tế mở khóa đào tạo tâm lý cho trẻ

Thời gian gần đây, trên mạng xã hội Facebook xuất hiện trang Fanpage "Khoá Đào tạo Tâm Lý Trẻ Em Bộ Y tế 2025", sử dụng trái phép logo và các hình ảnh, nội dung nhận diện thương hiệu của Bộ Y tế; đăng tải các nội dung giả mạo Bộ Y tế tuyển sinh khoá học.
Cảnh báo: Sữa tắm gội trẻ em Bzu Bzu chứa chất 2-Phenoxyethanol gây hại da

Cảnh báo: Sữa tắm gội trẻ em Bzu Bzu chứa chất 2-Phenoxyethanol gây hại da

Thanh tra Sở Y tế TP.HCM vừa tiến hành xử phạt đối với Công ty TNHH Elite Beauty Asia (Vietnam) số tiền 70 triệu đồng do kinh doanh mỹ phẩm không đạt chuẩn. Sản phẩm bị thu hồi là sữa tắm gội toàn thân trẻ em Bzu Bzu, phát hiện chứa chất gây kích ứng.
Quảng cáo lố “hũ yến 70ml có 30g yến tươi”, Hằng Du Mục xin lỗi vì... nhầm lẫn

Quảng cáo lố “hũ yến 70ml có 30g yến tươi”, Hằng Du Mục xin lỗi vì... nhầm lẫn

Sau Quang Linh Vlogs, TikToker Hằng Du Mục cũng vừa lên tiếng xin lỗi liên quan đến sản phẩm yến sào, đồng thời thừa nhận những sai sót của mình.
Quy định về xử lý vi phạm an toàn vệ sinh thực phẩm trong khu lễ hội

Quy định về xử lý vi phạm an toàn vệ sinh thực phẩm trong khu lễ hội

Vào mùa lễ hội, dịch vụ ăn uống mang tính chất thời vụ nên không được đầu tư đầy đủ, thường thiếu chuyên nghiệp, và xuất hiện nhiều hộ kinh doanh cá thể, thiếu các yêu cầu cần thiết để đảm bảo an toàn thực phẩm, vì vậy việc tuân thủ các quy định của pháp luật là cần thiết.
Xử phạt 121 triệu đồng đối với 14 cơ sở vi phạm an toàn thực phẩm

Xử phạt 121 triệu đồng đối với 14 cơ sở vi phạm an toàn thực phẩm

Thực hiện công tác đảm bảo an toàn thực phẩm (ATTP) dịp Tết, các đoàn kiểm tra liên ngành huyện Gia Lâm đã kiểm tra phát hiện 14 cơ sở vi phạm các điều kiện về ATTP, xử phạt vi phạm hành chính 121 triệu đồng.
Xử lý nghiêm những cơ sở bán thuốc “thổi giá” thuốc Tamiflu

Xử lý nghiêm những cơ sở bán thuốc “thổi giá” thuốc Tamiflu

Cục Quản lý Dược (Bộ Y tế) yêu cầu tăng cường thanh tra, kiểm tra và xử lý nghiêm các vi phạm trong kinh doanh thuốc kháng virus điều trị cúm mùa, đặc biệt là cúm A, với trọng tâm là các vi phạm về quản lý giá thuốc.
Lạng Sơn: Phát hiện, thu giữ lô hàng 2800 con vịt giống không rõ nguồn gốc

Lạng Sơn: Phát hiện, thu giữ lô hàng 2800 con vịt giống không rõ nguồn gốc

Đội Quản lý thị trường số 7 tỉnh Lạng Sơn phối hợp với lực lượng chức năng kiểm tra xe ô tô tải và phát hiện, thu giữ 2.800 vịt con giống không rõ nguồn gốc.
Khởi tố đối tượng sử dụng hóa chất cấm trong sản xuất giá đỗ tại Hưng Yên

Khởi tố đối tượng sử dụng hóa chất cấm trong sản xuất giá đỗ tại Hưng Yên

Từ tháng 10 đến tháng 12/2024, cơ sở sản xuất giá đỗ của Nguyễn Văn Đạt đã sản xuất và tiêu thụ khoảng 30.000kg giá đỗ sử dụng hóa chất cấm ra thị trường, thu về khoảng 180 triệu đồng.
Bộ Công an hướng dẫn người dân tra cứu, nhận diện website lừa đảo

Bộ Công an hướng dẫn người dân tra cứu, nhận diện website lừa đảo

Người dân có thể sử dụng mục Tin tức trên ứng dụng VNeID hoặc truy cập vào trang thông tin tinnhiemmang.vn để thực hiện tra cứu thông tin các tên miền độc hại, lừa đảo nhằm bảo vệ an ninh, an toàn trên không gian mạng.
Gom heo bệnh, gia cầm chết làm giò chả Tết, Bộ Nông nghiệp lệnh xử lý nghiêm

Gom heo bệnh, gia cầm chết làm giò chả Tết, Bộ Nông nghiệp lệnh xử lý nghiêm

Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nôn thôn (NN-PTNT) Phùng Đức Tiến đề nghị tăng cường công tác quản lý và kiểm soát hoạt động giết mổ động vật nhằm đảm bảo an toàn dịch bệnh, vệ sinh thực phẩm trong dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025.
Hà Nội: Kiểm tra an toàn thực phẩm dịp Tết, xử phạt hơn 4,8 tỷ đồng

Hà Nội: Kiểm tra an toàn thực phẩm dịp Tết, xử phạt hơn 4,8 tỷ đồng

Theo ông Đặng Thanh Phong, Chi cục trưởng Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm Hà Nội (Sở Y tế Hà Nội), trong dịp Tết năm 2025 toàn Thành phố đã thành lập 681 đoàn kiểm tra và xử phạt với tổng số tiền phạt là hơn 4,8 tỷ đồng.
Quảng Trị: Phát hiện xe tải chở 4.500kg đường cát nhập lậu

Quảng Trị: Phát hiện xe tải chở 4.500kg đường cát nhập lậu

Đội Quản lý thị trường tỉnh Quảng Trị phát hiện và tạm giữ ô tô tải vận chuyển 4.500 kg đường cát trắng do Thái Lan sản xuất nhưng không rõ nguồn gốc.
Xem thêm

Thương hiệu nổi bật

eco-parl
cai-lan
vinamil
richy-nho
sun-group
logo-erowindow
partner-bivaco
partner-shb
partner-tan-hoang-minh-group
partner-hdbank
partner-vinacomin
partner-viglacera
partner-th
partner-bacabank
partner-danko-group
ttp
doji
nam-cuong
partner-vingroup
gleximco
Phiên bản di động