Bảo hộ nhãn hiệu ở nước ngoài: Không để doanh nghiệp chông chênh

Thống kê của Cục Sở hữu trí tuệ (Bộ KH&CN) cho thấy, hiện nay, các nhãn hiệu đăng ký nội địa là khoảng 50.000 đơn/năm, nhưng chỉ có khoảng 280 đơn yêu cầu đăng ký quốc tế. Con số khá khiêm tốn khiến đặt ra câu hỏi: Phải chăng doanh nghiệp Việt chưa hiểu về vai trò của nhãn hiệu sản phẩm nói riêng, sở hữu trí tuệ nói chung trong hoạt động xuất khẩu?
Hạt gạo ST25: Cuộc hành trình vinh quang chưa về đích… Chuyên gia luật nhận định việc gạo ST25 bị đăng ký nhãn hiệu ở Mỹ Nhãn hiệu phi truyền thống: Những điều cần biết về bảo hộ nhãn hiệu mùi

Nhận thức vẫn là rào cản lớn

Chia sẻ về tình huống thực tế của chính doanh nghiệp (DN) mình khi đăng ký nhãn hiệu tại nước ngoài, ông Phạm Ngọc Luận, CEO Thương hiệu Meet More Coffee cho biết, sau khi xuất một vài đơn hàng đầu tiên sang thị trường Hàn Quốc, công ty ông tiến hành nộp đơn đăng ký Nhãn hiệu Meet More ở đây thì được cơ quan sở hữu trí tuệ Hàn Quốc thông báo từ chối do nhãn hiệu Meet More đã được đăng ký tại nước này.

Ông Luận rất bất ngờ khi người đăng ký nhãn hiệu Meet More lại chính là đối tác phân phối của công ty ông tại Hàn Quốc. Sau đó, công ty ông đã thương thảo thành công với đối tác để có quyền đăng ký nhãn hiệu Meet More tại Hàn Quốc.

Vải thiều Bắc Giang được bảo hộ chỉ dẫn địa lý tại Nhật Bản - Ảnh: VGP
Vải thiều Bắc Giang được bảo hộ chỉ dẫn địa lý tại Nhật Bản - Ảnh: VGP

Các chuyên gia về sở hữu trí tuệ nhận định Meet More Coffee đã rất may mắn trong tình huống này khi nhận được thiện chí từ phía đối tác để có thể nhanh chóng lấy lại nhãn hiệu của chính mình. Trên thực tế, thời gian qua, nhiều vụ việc “kinh điển” vẫn thường được các luật sư và các DN đề cập tới như những bài học về hậu quả của việc chưa nhận thức đầy đủ và lơ là trong bảo vệ tài sản trí tuệ của DN, thậm chí trong đó có cả những “ông lớn” như: Cà phê Trung Nguyên, Vinataba, kẹo dừa Bến Tre, nước mắm Phú Quốc…

Ông Trần Lê Hồng, Phó Cục trưởng Cục Sở hữu trí tuệ cho rằng, nếu muốn phát triển các sản phẩm ở nước ngoài, DN cần có thương hiệu, mà thương hiệu thông thường được định vị qua nhãn hiệu.

Tuy nhiên, một nguyên tắc rất quan trọng mà các DN cần biết đó là, việc bảo hộ nhãn hiệu mang tính lãnh thổ, tức việc nhãn hiệu của DN được bảo hộ ở Việt Nam, không đồng nghĩa với việc nhãn hiệu cũng được bảo hộ ở Mỹ, Australia hay các nước khác. Đó chính là lý do DN cần tính đến việc đăng ký nhãn hiệu ở nước ngoài nếu muốn xây dựng và phát triển thương hiệu ở nước ngoài.

Hiện nay đã có nhiều DN Việt Nam ý thức được vai trò của tài sản trí tuệ, thực hiện đăng ký bảo hộ sáng chế, nhãn hiệu, kiểu dáng công nghiệp tại thị trường trong nước, nhưng số lượng DN thực hiện việc này ở nước ngoài còn rất ít, ngay cả khi các sản phẩm của DN Việt Nam đã có mặt ở nhiều thị trường trọng điểm trên thế giới.

Nhắc lại câu chuyện với gạo ST-25 vừa qua, ông Trần Lê Hồng cho rằng, đây là vấn đề tương đối phức tạp bởi ST-25 không phải là nhãn hiệu của hàng hoá mà là giống cây trồng. Khi đăng ký bảo hộ giống cây trồng này ở Việt Nam thì có vẻ DN chủ quan nghĩ là đã được bảo hộ và không quan tâm đến việc đăng ký ra nước ngoài. Điều này dẫn đến việc giống lúa ST-25 không được bảo hộ tại nước ngoài và tại Mỹ.

Cục Sở hữu Trí tuệ đã hỗ trợ về mặt chuyên môn cho DN Hồ Quang Trí để có những nhận thức đầy đủ về việc đăng ký nhãn hiệu ra nước ngoài liên quan đến ST-25, đồng thời có văn bản gửi cho cơ quan sáng chế và nhãn hiệu Hoa Kỳ để khẳng định xuất xứ, thực chất là tên một giống cây trồng - giống lúa ST-25. Hiện nay cơ quan sáng chế và nhãn hiệu Mỹ đã ghi nhận và có dự định từ chối đăng ký nhãn hiệu ST-25 của các DN nộp đơn tại Mỹ.

Qua 3 năm khảo sát các DN, đặc biệt là DN vừa và nhỏ, tại một tọa đàm trực tuyến mới đây do Cục Sở hữu trí tuệ tổ chức, PGS.TS.Nguyễn Quốc Thịnh, Bộ môn Quản trị thương hiệu - Khoa Marketing, Đại học Thương mại, đã chỉ ra 3 rào cản dẫn đến DN Việt còn đang chần chừ không đăng ký nhãn hiệu ở nước ngoài. Đầu tiên là do nhận thức của các chủ DN, mặc dù đã có sự chuyển biến hơn trước nhưng nhiều chủ DN vẫn cho rằng DN của mình nhỏ, bán sản phẩm sang nước ngoài thông qua một nhà nhập khẩu thì trách nhiệm ở nước ngoài là của nhà nhập khẩu, ít quan tâm đến trách nhiệm cũng như bảo vệ quyền lợi của chính mình.

Rào cản thứ hai là thủ tục ở các thị trường khác nhau cũng tương đối khác nhau, khi DN gặp phải rào cản về pháp lý, ngôn ngữ sẽ dẫn đến chán nản. Bên cạnh đó, kinh phí đăng ký không rẻ ở một số thị trường cũng là rào cản với DN nhỏ và siêu nhỏ.

PGS.TS.Nguyễn Quốc Thịnh cũng cho rằng, DN Việt trên con đường chinh phục thị trường nước ngoài, bên cạnh việc chuẩn bị kỹ lưỡng về chất lượng hàng hóa, dịch vụ, thì vấn đề thiết lập cơ chế bảo hộ nhãn hiệu của mình là điều cần nghiêm túc đầu tư.

Bảo hộ nhãn hiệu ở nước ngoài: Không để doanh nghiệp chông chênh
Gạo ST25

Không để doanh nghiệp chông chênh

Tuy nhiên, trong bối cảnh hội nhập rộng mở và cạnh tranh quyết liệt, các DN Việt rất cần được trợ lực từ các cơ quan quản lý, hiệp hội và cộng đồng. Nhà nước không thể làm thay cho DN, nhưng cũng không thể để DN chông chênh.

Phó Cục trưởng Cục Sở hữu trí tuệ Trần Lê Hồng cho biết, để đăng ký nhãn hiệu ở nước ngoài, DN có thể tìm kiếm qua nhiều kênh khác nhau, đầu tiên là cơ quan quản lý nhà nước về sở hữu trí tuệ. Cục Sở hữu trí tuệ có đầy đủ thông tin trên website của Cục, từ hướng dẫn cách thức cho đến hỗ trợ về chuyên gia cho DN, có bàn tư vấn, hỗ trợ riêng cho người nộp đơn và các mẫu đơn cũng như cách thức xử lý đơn… cho đến khi DN nộp đơn đăng ký quốc tế hoàn chỉnh, Cục mới tạm dừng quá trình hỗ trợ.

Bên cạnh đó, việc DN sử dụng dịch vụ là rất phổ biến. Việt Nam hiện có khoảng 200 tổ chức đại diện sở hữu công nghiệp, họ đều có thể tư vấn chuyên nghiệp, đảm nhận việc đăng ký nhãn hiệu ra nước ngoài của DN.

Ngoài ra, còn hàng loạt các biện pháp hỗ trợ DN về chuyên môn, tài chính…trong khuôn khổ các chương trình phát triển tài sản trí tuệ được triển khai ở cả Trung ương và địa phương.

Đặc biệt, trong thời gian qua, Chính phủ, các cơ quan chức năng đã tích cực phát triển lĩnh vực sở hữu trí tuệ ở quy mô vĩ mô thông qua việc gia nhập thêm các điều ước quốc tế về sở hữu trí tuệ.

Theo quy luật chung, đăng ký tại từng nước sẽ rất tốn kém, mất công sức, nên hệ thống đăng ký nhãn hiệu quốc tế ra đời. Việt Nam đã tham gia vào Công ước Paris về bảo hộ sở hữu công nghiệp cho phép các DN được đăng ký ở hầu hết các nước trên thế giới.

Việt Nam cũng đã là thành viên của Thỏa ước và Nghị định thư Madrid về đăng ký quốc tế nhãn hiệu, giúp DN Việt Nam có thể bảo hộ nhãn hiệu ở hơn 100 nước thành viên một cách thuận lợi và tiết kiệm. Khi đó DN Việt muốn đăng ký quốc tế nhãn hiệu cùng một lúc ở nhiều quốc gia là thành viên của Hệ thống Madrid có thể nộp đơn đăng ký nhãn hiệu đến văn phòng quốc tế của Tổ chức Sở hữu trí tuệ Thế giới (WIPO) và đơn sẽ được chỉ định đến các nước là thành viên của Hệ thống Madrid mà DN có nhu cầu.

Tuy nhiên, một vấn đề nữa đặt ra là khi nào DN nên đăng ký nhãn hiệu ở nước ngoài? Hiện nay, trên thế giới về cơ bản sử dụng 2 nguyên tắc nộp đơn khi đăng ký nhãn hiệu, đó là ưu tiên đơn nộp đầu tiên (first to file) và nguyên tắc sử dụng đầu tiên (first to use).

Theo nguyên tắc này trong trường hợp có nhiều chủ đơn khác nhau cùng nộp các đơn đăng ký nhãn hiệu trùng/tương tự với nhau cho các sản phẩm, dịch vụ trùng hoặc tương tự nhau thì đơn có ngày nộp đầu tiên sẽ được chấp nhận bảo hộ.

Góp ý cho các DN, Phó Cục trưởng Cục Sở hữu trí tuệ Trần Lê Hồng cho rằng, người đăng ký trước, đăng ký sớm sẽ có cơ hội thành công cao, nhưng rủi ro là đăng ký sớm liệu có tương thích với kế hoạch, phát triển kinh doanh của DN sau này không? Đây là vấn đề mà DN cần cân nhắc. Do đó, khi đã có kế hoạch rõ ràng kinh doanh tại một thị trường cụ thể, với một sản phẩm tương đối “chín”, lúc đó DN đăng ký sẽ phù hợp nhất. Ngoài ra, DN cần tra cứu thị trường về nhãn hiệu đó, tránh việc nộp đơn xong nhưng lại không được đăng ký, dẫn đến cả chiến lược kinh doanh phải “đổ sông, đổ bể”.

Cũng theo các chuyên gia, trong khi dịch bệnh COVID-19 vẫn chưa được kiểm soát hoàn toàn, chuỗi cung ứng hàng hóa trên thế giới bị đứt gãy, giao thương quốc tế đang bị hạn chế, đây là thời điểm rất thích hợp để các DN soi lại chiến lược kinh doanh tại các thị trường nước ngoài, trong đó có việc giám sát quyền sở hữu trí tuệ của mình, bảo đảm cho việc xuất khẩu hàng hóa an toàn, không gặp kiện tụng về sở hữu trí tuệ, cũng là bảo vệ cho việc hoạt động kinh doanh của DN tại nước xuất khẩu.

Theo VGP

Có thể bạn quan tâm

Cùng chuyên mục

Tin khác

Cách nào để chè Việt mở rộng miếng bánh thị phần?

Cách nào để chè Việt mở rộng miếng bánh thị phần?

2 tháng đầu năm 2024, xuất khẩu chè ước đạt 20 nghìn tấn, trị giá 35 triệu USD, tăng 50,9% về lượng và tăng 53,5% về trị giá so với cùng kỳ năm 2023. Theo các chuyên gia, thời gian tới ngành chè cần đầu tư chế biến sâu, nâng cao chất lượng để mở rộng miếng bánh thị phần.
Khoảng lặng của hạt gạo Việt

Khoảng lặng của hạt gạo Việt

Đạt giải gạo ngon nhất thế giới, luôn giữ vị trí hàng đầu thế giới về sản lượng gạo xuất khẩu…, song thương hiệu gạo Việt vẫn rất mờ nhạt tại hầu hết các thị trường trên thế giới. Việc xây dựng được thương hiệu sẽ giúp cho hạt gạo Việt có cơ hội vào các thị trường lớn.
Ấn tượng bộ nhận diện thương hiệu Năm Du lịch quốc gia - Điện Biên 2024

Ấn tượng bộ nhận diện thương hiệu Năm Du lịch quốc gia - Điện Biên 2024

Vừa qua Ban tổ chức đã công bố biểu trưng và khẩu hiệu Năm Du lịch quốc gia - Điện Biên 2024 mang âm hưởng hào hùng và những màu sắc đặc trưng vùng Tây Bắc.
Giá trị Thương hiệu quốc gia Việt Nam đạt 498,13 tỉ USD, tăng 1 bậc

Giá trị Thương hiệu quốc gia Việt Nam đạt 498,13 tỉ USD, tăng 1 bậc

Theo báo cáo từ Brand Finance, giá trị Thương hiệu quốc gia Việt Nam đạt 498,13 tỷ USD vào năm 2023, xếp thứ 33/121 quốc gia, tăng thêm một thứ bậc so với năm 2022.
Sơn La xây dựng thương hiệu để đưa nông sản vươn xa

Sơn La xây dựng thương hiệu để đưa nông sản vươn xa

Cùng với đầu tư nâng cao chất lượng sản phẩm nông sản, Sơn La chú trọng phát triển nhãn hiệu, thương hiệu các sản phẩm nông sản. Đến nay, nhiều sản phẩm nông nghiệp mang thương hiệu Sơn La đã khẳng định vị thế trên thị trường trong nước và trên thế giới.
Hành trình số 1 thế giới của hạt gạo Việt Nam

Hành trình số 1 thế giới của hạt gạo Việt Nam

Năm 2023, xuất khẩu gạo của Việt Nam đạt mức kỷ lục, ước đạt gần 8,3 triệu tấn và 4,78 tỷ USD về trị giá. Cùng với đó, hạt gạo Việt Nam một lần nữa được trao giải gạo ngon nhất thế giới.
Trà Vinh đầu tư vào chuỗi sản xuất chế biến để nâng nâng tầm giá trị cây dừa

Trà Vinh đầu tư vào chuỗi sản xuất chế biến để nâng nâng tầm giá trị cây dừa

Tỉnh Trà Vinh đã qui hoạch vùng trồng dừa và đặt mục tiêu phát triển diện tích vườn dừa đạt khoảng 30.000 ha vào năm 2030. Ngành nông nghiệp tỉnh và các địa phương đã triển khai chương trình hỗ trợ nông dân liên kết cùng các doanh nghiệp trồng dừa hữu cơ, phát triển thêm cây dừa sáp đặc sản. Tỉnh xây dựng các dự án mời gọi doanh nghiệp đầu tư vào chuỗi sản xuất chế biến ngành dừa để nâng cao chuỗi giá trị cây dừa trong tỉnh.
Quả dâu tây Cò Nòi đã có thương hiệu

Quả dâu tây Cò Nòi đã có thương hiệu

Quả dâu tây được trồng ở Cò Nòi sau nhiều năm đã có thương hiệu và đang được mở rộng ra khỏi vùng trồng và bán tới tay rất nhiều khách hàng ở 2 thành lớn là Hà Nội và TPHCM.
Việt Nam có 5 doanh nghiệp trúng thầu cung cấp gạo cho Indonesia: Tự hào thương hiệu gạo Việt

Việt Nam có 5 doanh nghiệp trúng thầu cung cấp gạo cho Indonesia: Tự hào thương hiệu gạo Việt

Cuối tháng 6/2023, hai DN sản xuất và xuất khẩu gạo lớn của Việt Nam xuất khẩu thành công sản phẩm gạo sang châu Âu và Nhật Bản, cũng năm 2023 gạo ST25 của Việt Nam được nhận giải gạo ngon nhất thế giới, đầu năm 2024, 5 doanh nghiệp của Việt Nam trúng thầu cung cấp gạo cho Indonesia. Những điều đó giúp khẳng định gạo Việt ngày càng được nâng tầm giá trị, “cất tiếng nói” mạnh mẽ trên thế giới.
Xây dựng thương hiệu mai vàng Bình Lợi bằng công nghệ 4.0

Xây dựng thương hiệu mai vàng Bình Lợi bằng công nghệ 4.0

Mai vàng là sản phẩm chủ lực của xã Bình Lợi huyện Bình Chánh (TP.HCM). Những năm qua dù tình hình kinh tế khó khăn nhưng mai vàng Bình Lợi vẫn có được đầu ra nhờ áp dựng công nghệ 4.0 vào quảng bá sản phẩm.
Đào Đình Bảng khẳng định thương hiệu trong lòng người chơi đào gần xa

Đào Đình Bảng khẳng định thương hiệu trong lòng người chơi đào gần xa

Làng trồng đào Đình Bảng (thành phố Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh) chỉ cách trung tâm TP Hà Nội 17 km đã trở thành địa chỉ mua đào của người dân Thủ đô và các vùng lân cận.
Phê duyệt cây dừa là cây công nghiệp chủ lực quốc gia: Nâng cao vị thế, tầm vóc ngành dừa Việt Nam

Phê duyệt cây dừa là cây công nghiệp chủ lực quốc gia: Nâng cao vị thế, tầm vóc ngành dừa Việt Nam

Cây dừa vừa được Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn phê duyệt trở thành cây công nghiệp chủ lực Quốc gia, điều này sẽ mang lại vị thế, tầm vóc, ngành dừa Việt Nam nói chung, tỉnh Bến Tre nói riêng được nâng lên tầm cao mới kể cả trong nước và Quốc tế.
Nâng tầm nghề trồng mai cảnh ở Kỳ Nam

Nâng tầm nghề trồng mai cảnh ở Kỳ Nam

Mai vàng Kỳ Nam (thị xã Kỳ Anh, tỉnh Hà Tĩnh) là cây bản địa đã chinh phục được người tiêu dùng bởi sự độc đáo, quý phái. Những năm qua, TX Kỳ Anh đã có nhiều chính sách xây dựng thương hiệu cho cây mai vàng đặc biệt này.
Cần tạo không gian để nâng tầm giá trị cây hành, tỏi Kinh Môn

Cần tạo không gian để nâng tầm giá trị cây hành, tỏi Kinh Môn

Nhắn gửi đến các bạn khởi nghiệp và các doanh nghiệp tại thị xã Kinh Môn, tỉnh Hải Dương, Bộ trưởng NN&PTNT Lê Minh Hoan cho rằng, chúng ta còn không gian để nâng tầm giá trị của nông sản, mà ở đây là hành tỏi.
Giải pháp nào “giữ chân” cây xoài cát Hòa Lộc?

Giải pháp nào “giữ chân” cây xoài cát Hòa Lộc?

Gần đây có một số nhà vườn phá bỏ vườn cây xoài cát Hòa Lộc để trồng cây sầu riêng, cây mít đang có hiệu quả kinh tế rất cao. Trước thực tế đó, chính quyền và ngành nông nghiệp địa phương đang tìm giải pháp “giữ chân” cây đặc sản này.
Dư địa phát triển làng nghề của Hà Nội là rất lớn

Dư địa phát triển làng nghề của Hà Nội là rất lớn

Hà Nội là nơi tập trung số lượng làng nghề lớn nhất trong cả nước, song các làng nghề của Hà Nội chưa phát huy được thế mạnh. Thời gian tới Hà Nội sẽ triển khai nhiều giải pháp nhằm đưa sản phẩm làng nghề ra thị trường thế giới.
Xây dựng thương hiệu gạo Việt Nam là nhiệm vụ lớn cần làm

Xây dựng thương hiệu gạo Việt Nam là nhiệm vụ lớn cần làm

Đó là khẳng định của ông Phùng Văn Thành, Tham tán thương mại Việt Nam tại Philippines chia sẻ tọa đàm "Giải pháp đường dài cho xuất khẩu gạo" tổ chức ngày 9/1, tại TP.HCM.
Nâng cao giá trị hạt gạo xuất khẩu để khẳng định thương hiệu trên trường quốc tế

Nâng cao giá trị hạt gạo xuất khẩu để khẳng định thương hiệu trên trường quốc tế

Giải pháp đường dài cho ngành lúa gạo Việt Nam thời gian tới là đồng nhất lợi nhuận giữa nông dân và doanh nghiệp xuất khẩu. Đồng thời chú trọng nâng cao giá trị hạt gạo xuất khẩu để khẳng định thương hiệu trên thị trường quốc tế.
Đắk Lắk: Thị xã Buôn Hồ "trở mình" để trở thành đô thị loại III

Đắk Lắk: Thị xã Buôn Hồ "trở mình" để trở thành đô thị loại III

Trải qua 15 năm hình thành và phát triển, thị xã Buôn Hồ (Đắk Lắk) đang vượt qua thử thách, khó khăn để "trở mình" sớm trở thành đô thị loại III.
Thương hiệu SECO Đà Lạt: Tập hợp nông dân sản xuất nông sản sạch

Thương hiệu SECO Đà Lạt: Tập hợp nông dân sản xuất nông sản sạch

Nhằm đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng cả nước, những năm qua Công ty TNHH Nông nghiệp S-Eco Việt Nam với thương hiệu SECO Đà Lạt đã liên kết với các hộ dân, hợp tác xã, doanh nghiệp sản xuất nông nghiệp với quy trình chặt chẽ để tạo ra những sản phẩm nông sản sạch, an toàn.
Lộc Trời xác lập thêm 3 kỷ lục Việt Nam, đánh dấu mốc son 30 năm phát triển bền vững

Lộc Trời xác lập thêm 3 kỷ lục Việt Nam, đánh dấu mốc son 30 năm phát triển bền vững

Công ty CP tập đoàn Lộc Trời vừa chính thức xác lập 3 kỷ lục Việt Nam, do tổ chức Kỷ lục Việt Nam ghi nhận và công bố tại Festival Quốc tế ngành hàng lúa gạo Việt Nam - Hậu Giang 2023.
Đưa thương hiệu tỏi đen Yên Châu vươn xa

Đưa thương hiệu tỏi đen Yên Châu vươn xa

Tỏi là một trong những cây trồng chủ lực trong sản xuất vụ đông ở huyện Yên Châu (Sơn La), thời gian gần đây một số HTX đã đầu tư dây chuyền sản xuất sản phẩm tỏi đen đem lại giá trị kinh tế cao.
DOJILAND được vinh danh là nhà phát triển bất động sản hạng sang tốt nhất Việt Nam năm 2023

DOJILAND được vinh danh là nhà phát triển bất động sản hạng sang tốt nhất Việt Nam năm 2023

Ngày 16/11, tại lễ trao giải DOT Property Việt Nam, tiếp nối những thành công trong lĩnh vực bất động sản, DOJILAND đã xuất sắc giành chiến thắng 3 hạng mục: Nhà Phát triển Bất động sản hạng sang tốt nhất Việt Nam (Best Luxury Developer Vietnam 2023), Dự án hạng sang có thiết kế kiến trúc đẹp nhất Việt Nam cho Golden Crown Hai Phong (Best Luxury Residence Architecture Design Vietnam 2023) và Giải thưởng dành cho Doanh nghiệp tiên phong về Phát triển bền vững (Sustainability Leadership Awards).
Lâm Đồng khuyến cáo người dân không thu hái quả cà phê xanh, non

Lâm Đồng khuyến cáo người dân không thu hái quả cà phê xanh, non

Chuẩn bị bước vào giai đoạn thu hoạch cà phê năm 2023 và để nâng cao năng suất, chất lượng cà phê, tiếp tục duy trì, xây dựng thương hiệu cà phê của địa phương, ngành nông nghiệp tỉnh Lâm Đồng đã có những khuyến cáo cụ thể đến người dân, doanh nghiệp.
Triển khai nhiều giải pháp bảo vệ thương hiệu sâm Ngọc Linh

Triển khai nhiều giải pháp bảo vệ thương hiệu sâm Ngọc Linh

Sâm Ngọc Linh giá rất đắt, do đó nhiều loại củ như tam thất, sâm Trung Quốc có bề ngoài rất giống với sâm Ngọc Linh được trà trộn vào thị trường, nhằm nâng giá sản phẩm để bán trục lợi.
Chủ tịch HĐQT Ngân Hà Group: Vũng Tàu phù hợp phát triển du lịch nghỉ dưỡng nhưng chưa có điểm nhấn

Chủ tịch HĐQT Ngân Hà Group: Vũng Tàu phù hợp phát triển du lịch nghỉ dưỡng nhưng chưa có điểm nhấn

Bà Đỗ Thị Như Quỳnh,Chủ tịch HĐQT Ngân Hà Group cho rằng, tỉnh Bà Rịa- Vũng Tàu có nhiều điều kiện thuận lợi phát triển loại hình du lịch nghỉ dưỡng. Tuy nhiên, đến nay chưa thu hút được nhiều du khách tìm đến loại hình này bởi thiếu điểm nhấn.
Thương hiệu mỹ phẩm Quốc tế bán trực tiếp tại Việt Nam: Lối đi nào cho nhà phân phối?

Thương hiệu mỹ phẩm Quốc tế bán trực tiếp tại Việt Nam: Lối đi nào cho nhà phân phối?

Nửa cuối năm 2023, thị trường mỹ phẩm Việt Nam chứng kiến nhiều bước chuyển mình phức tạp khi các thương hiệu mỹ phẩm nổi tiếng từ Hoa Kỳ, Nhật Bản,...bất ngờ tuyên bố “đã có mặt tại Việt Nam" và trực tiếp bán hàng đến người tiêu dùng, mở ra một cuộc cạnh tranh vô cùng khó khăn cho các nhà phân phối.
Thanh Hoá: Huyện Hậu Lộc chuyển mình từ quyết sách phát triển kinh tế biển

Thanh Hoá: Huyện Hậu Lộc chuyển mình từ quyết sách phát triển kinh tế biển

Với lợi thế đường bờ biển dài, nguồn lực lao động dồi dào, chính quyền huyện Hậu Lộc – Thanh Hóa đã từng bước xây dựng đường hướng phát triển kinh tế biển, đưa diện mạo quê hương thay đổi tích cực từng ngày.
Tăng cường quản lý khâu thu hái, tiếp tục xây dựng thương hiệu “Cà phê Đăk Hà”

Tăng cường quản lý khâu thu hái, tiếp tục xây dựng thương hiệu “Cà phê Đăk Hà”

Để hạn chế tình trạng người dân hái cà phê xanh bán ra thị trường, vừa qua UBND huyện Đăk Hà (Kon Tum) đã thành lập đoàn kiểm tra liên ngành, tiến hành kiểm tra về thu hái, sơ chế, chế biến và tiêu thụ cà phê 2023.
Xem thêm

Thương hiệu nổi bật

eco-parl
cai-lan
vinamil
richy-nho
sun-group
logo-erowindow
partner-bivaco
partner-shb
partner-tan-hoang-minh-group
partner-hdbank
sunshine
partner-vinacomin
partner-viglacera
partner-th
partner-bacabank
partner-danko-group
ttp
doji
nam-cuong
partner-vingroup
phu-dien-2
Phiên bản di động