Bàn thờ Thần Tài phạm những lỗi này, có mua vàng lấy vía thì cả năm vẫn khó hốt lộc

Vị trí đặt bàn thờ Thần Tài rất quan trọng, nếu đặt sai thì gia chủ khó có thể chiêu tài hút lộc được. Khi bài trí bàn thờ Thần Tài, gia chủ cũng cần phải lưu ý đến thứ tự các đồ thờ cúng trên bàn thờ, không được xếp đặt tùy tiện, xuề xòa.
Mua vàng ngày vía Thần Tài có nên bán lại không? Ngày vía Thần Tài đặt thứ gì lên bàn thờ để cả năm no đủ, giàu sang? Giá vàng liên tục lập đỉnh mới trước ngày vía Thần Tài

Đặt bàn thờ Thần Tài hướng nào thì tốt?

Những lỗi phạm phải khi sắp bàn thờ Thần Tài, có mua vàng lấy vía thì cả năm vẫn khó hốt lộc
Khi đặt bàn thờ Thần Tài – Ông Địa, gia chủ nên đặt theo hướng đón lộc là ở cung Thiên Lộc (hướng Đông Nam) hoặc cung Quý Nhân (hướng Tây Bắc).

Thần Tài - Ông Địa là vị thần mang lại may mắn, cai quản tài lộc, phúc khí trong nhân gian nên bàn thờ Thần Tài - Ông Địa thường xuất hiện trong mỗi gia đình, nhất là với những gia đình kinh doanh, buôn bán. Nơi đặt bàn thờ phải nằm ở sát mặt đất, nằm trong góc nhà, không được đặt dưới gầm cầu thang hay xà nhà. Khu vực này gia chủ cần đảm bảo luôn thoáng mát, khô ráo và sạch sẽ. Bên cạnh đó, bàn thờ cần đặt dựa lưng vào góc tường hoặc tủ kệ cố định để tạo thế vững chãi, tránh thất thoát tài lộc.

Hai hướng tốt nhất để đặt bàn thờ Thần Tài – Ông Địa chính là hướng Đông Nam (cung Thiên Lộc) và hướng Tây Bắc (cung Quý Nhân). Nếu muốn mang lại may mắn về tiền bạc, cầu mong việc kinh doanh hưng thịnh, sự nghiệp thăng tiến, gia chủ nên đặt bàn thờ ở cung Thiên Lộc. Nếu mong cầu gia đình bình an, công việc suôn sẻ, gặp hung hóa lành, hóa giải mọi điềm xấu, gặp nhiều may mắn thì nên đặt bàn thờ ở cung Quý Nhân.

Ngoài ra, gia chủ có thể đặt bàn thờ Thần Tài theo mệnh của gia chủ. Cụ thể như sau: Mệnh Kim nên đặt bàn thờ Thần Tài quay về các hướng tốt như: Đông Bắc (Diên Niên), Tây Bắc (hướng sinh khí), Tây Nam (Thiên y). Mệnh Mộc nên đặt bàn thờ quay về các hướng tốt: Tây Bắc (Diên niên), Đông (Diên niên), Đông Nam (Phục vị). Mệnh Thủy nên đặt bàn thờ Thần Tài – Ông Địa quay về các hướng tốt như: Tây (Diên niên), Tây Nam (Sinh Khí), Tây Bắc (Thiên Y), Đông Bắc (Phục Vị). Mệnh Hỏa nên đặt bàn thờ Thần Tài – Ông Địa quay về các hướng Nam (Sinh khí), Đông Nam (Diên niên), Bắc (Thiên y), Đông (Phục Vị). Mệnh Thổ nên đặt bàn thờ Thần Tài – Ông Địa quay về các hướng Đông Bắc (Diên Niên), Đông Nam (Phục vị).

Khi đặt bàn thờ Thần Tài - Ông Địa, có một số hướng cần tránh như: Hướng Bắc là hướng đem lại của cải, tài lộc, nhưng do thuần dương nên ảnh hưởng đến sức khỏe của những người phụ nữ trong gia đình. Hướng Tây được cho là hướng tuyệt mệnh, ngoại trừ gia chủ nữ Tây tứ mệnh thì tuyệt đối không nên đặt bàn thờ Thần Tài theo hướng này. Hướng Đông phục vị cũng không thực sự tốt. Tuy việc kinh doanh, buôn bán khởi đầu có thể thuận lợi, ăn nên làm ra, nhưng vợ chồng lại dễ lục đục, mất hòa khí trong nhà.

Hướng Tây Bắc là hướng ngũ quỷ, đặt bàn thờ Thần Tài hướng này dễ khiến gia chủ gặp chuyện thị phi, kiện tụng không may mắn. Hướng Đông Bắc được cho là hướng lục sát, khiến việc làm ăn khó khăn, kém may mắn, tài lộc không có. Hướng Tây Nam là hướng họa hại. Đặt bàn thờ Thần Tài theo hướng này cũng khiến việc kinh doanh kém may mắn, dễ gây thương tổn đến các thành viên trong gia đình.

Cách bố trí trên bàn thờ Thần Tài đúng phong thủy

Những lỗi phạm phải khi sắp bàn thờ Thần Tài, có mua vàng lấy vía thì cả năm vẫn khó hốt lộc
Vị trí đặt bàn thờ Thần Tài - Ông Địa sẽ ảnh hưởng tới tài lộc của gia đình nên gia chủ nên lưu tâm.

Theo quan niệm của người xưa, việc thờ cúng có những quy tắc riêng. Vì vậy khi bài trí bàn thờ Thần Tài, gia chủ cũng cần phải lưu ý đến thứ tự các đồ thờ cúng trên bàn thờ, không được xếp đặt tùy tiện, xuề xòa.

Vị trí đặt bàn thờ Thần Tài - Ông Địa sẽ ảnh hưởng tới tài lộc của gia đình nên gia chủ nên lưu tâm. Khi đặt bàn thờ Thần Tài nên tránh đặt đối diện giữa cửa ra vào, thay vào đó nên đặt bên trái hoặc bên phải cửa. Không nên đặt bàn thờ Thần Tài phía dưới hoặc đối diện gương, đèn, nhà vệ sinh, chậu rửa tay, trước bếp hoặc nơi có quá nhiều ánh sáng. Ngoài ra, cần tuyệt đối tránh để góc nhọn của đồ vật đối diện với bàn thờ Thần Tài.

Theo hướng chính diện khi bạn nhìn vào bàn thờ, Thần Tài sẽ được đặt phía bên trái và Ông Địa đặt phía bên phải. Vị trí Thần Tài và Ông Địa không được thay đổi, nếu không sẽ ảnh hưởng tới tài lộc. Với các trường hợp chỉ thờ duy nhất Thần Tài thì nên đặt ngay giữa bàn thờ, mặt quay ra cửa để đón khí lộc, tài vận cho gia chủ.

Theo các chuyên gia phong thủy, không nên đặt bàn thờ Thần Tài dưới bàn thờ gia tiên. Hai bàn thờ này cũng không nên đặt gần nhau, vì như vậy sẽ gây ra sự xung khắc về tâm linh. Cụ thể, bàn thờ gia tiên cần đặt ở những nơi yên tĩnh, trang nghiêm, trong khi đó bàn thờ Thần Tài nên đặt ở gần cửa chính, nơi có nhiều người qua lại để hút lộc.

Ngoài ra, Thần Tài và Ông Địa có nhiệm vụ cai quản tiền bạc đất đai, trong khi bàn thờ gia tiên có cả người phàm (tức tổ tiên đã khuất của gia đình). Vì thế, việc đặt chung hoặc đặt thần ở dưới sẽ khiến gia tiên không dám về ngự, thần linh quở trách, ảnh hưởng đến vận hạn gia đình.

Bát nước thả hoa hay còn gọi là bát nước minh đường tụ thủy, là vật phẩm thờ cúng không thể thiếu trên bàn thờ Thần Tài - Ông Địa, có tác dụng giúp gia chủ gia tăng tài lộc, không bị thất thoát tiền bạc. Sở dĩ như vậy vì trong phong thủy, minh đường tụ thủy chính là một khoảng đất trống lớn trước cửa có ao hồ, sông nước hoặc đài phun nước, trong khi đó nước chính là biểu tượng của phúc khí, điềm tốt lành và mang đến nhiều tài lộc, may mắn.

Người xưa tin rằng, sau nhà có núi cao, trước có sông nhỏ thì đó là nơi tàng phong tụ khí, gia chủ ắt ăn nên làm ra, nhiều của cải. Do đó, nhiều gia đình thường bố trí thêm đài phun nước, hòn non bộ, hồ cá,… phía trước nhà để phong thủy nhà ở tốt hơn, giúp chiêu tài đón lộc. Nhưng ngày này, diện tích đất sinh hoạt ngày càng thu hẹp, nhiều gia đình không thể xây dựng những thứ này được, nên người ta đã làm ra bát nước thả hoa để thay thế.

Vị trí chính xác nhất để đặt bát nước thả hoa đó chính là chính giữa, phía trước bàn thờ. Nếu chỉ đặt trang trí ở phòng khách, hãy đặt bát nước thả hoa này trên một chiếc đôn và hướng từ cửa nhìn vào. Gia chủ nên thay nước trong bát nước thả hoa thường xuyên để luôn giữ cho nguồn nước sạch sẽ. Gia chủ có thể thay nước dựa vào tình hình thực tế, ví dụ như thay khi thấy nước đã bị bẩn hay cánh hoa bị héo úa, dập nát để tránh mất vệ sinh, ô uế nơi thờ cúng. Nếu không, tốt nhất nên thay nước 2 ngày/lần.

Thần Tài ưa sạch sẽ nên cần lau dọn bàn thờ thường xuyên để vượng khí và hút nhiều tài lộc hơn. Tuy nhiên, tuyệt đối không lau dọn bàn thờ Thần Tài vào các ngày nguyệt kỵ (tức ngày 5, 14, 23 âm lịch) và ngày tam nương (3, 7, 13, 18, 22, 27 âm lịch), vì đây là những ngày rất xấu. Ngoài ra, khi lau bàn thờ Thần Tài nên dùng dụng cụ riêng biệt, tránh dùng chung với dụng cụ vệ sinh khác trong gia đình kẻo bị quở trách, khiến gia đình khó tụ lộc.

Ngày vía thần Tài 2025 là ngày nào Dương lịch, rơi vào thứ mấy? Ngày vía thần Tài 2025 là ngày nào Dương lịch, rơi vào thứ mấy?
Ngày vía Thần Tài 2025 nên mua gì, làm gì để hút tài lộc? Ngày vía Thần Tài 2025 nên mua gì, làm gì để hút tài lộc?
Mua vàng ngày vía Thần Tài có nên bán lại không? Mua vàng ngày vía Thần Tài có nên bán lại không?
Ngày vía Thần Tài đặt thứ gì lên bàn thờ để cả năm no đủ, giàu sang? Ngày vía Thần Tài đặt thứ gì lên bàn thờ để cả năm no đủ, giàu sang?
Giá vàng liên tục lập đỉnh mới trước ngày vía Thần Tài Giá vàng liên tục lập đỉnh mới trước ngày vía Thần Tài
Bình An

Có thể bạn quan tâm

Cùng chuyên mục

Tin khác

Bản Cát Cát giữ gìn và bảo tồn nét văn hoá cổ của người Mông

Bản Cát Cát giữ gìn và bảo tồn nét văn hoá cổ của người Mông

Không chỉ là một trong những ngôi làng cổ được mệnh danh là đẹp bậc nhất Tây Bắc, bản Cát Cát luôn là điểm đến hấp dẫn du khách khi đến Sapa bởi công tác bảo tồn, gìn giữ giá trị truyền thống, nét đẹp trong văn hóa của cộng đồng dân tộc Mông Sapa.
Hoà Bình: Bảo tồn nghề dệt truyền thống gắn với phát triển du lịch

Hoà Bình: Bảo tồn nghề dệt truyền thống gắn với phát triển du lịch

Nhằm bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống gắn với phát triển du lịch, những năm qua, tỉnh Hoà Bình đã có nhiều giải pháp khôi phục và bảo tồn các giá trị văn hóa truyền thống, đặc biệt là nghề dệt thổ cẩm truyền thống.
Lễ hội đền Hai Bà Trưng vào danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

Lễ hội đền Hai Bà Trưng vào danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

Lễ kỷ niệm 1985 năm khởi nghĩa Hai Bà Trưng và công bố Quyết định ghi danh “Lễ hội đền Hai Bà Trưng” vào danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia sẽ được tổ chức vào sáng 5/3/2025 (tức ngày 6 tháng Hai năm Ất Tỵ).
Nên giữ gìn giá trị truyền thống của lễ hội chọi trâu hay tạm dừng?

Nên giữ gìn giá trị truyền thống của lễ hội chọi trâu hay tạm dừng?

Sự cố liên quan đến tình trạng mất kiểm soát của trâu chọi số 17 tại lễ hội chọi trâu Hải Lựu (Vĩnh Phúc) diễn ra vào ngày 14/2/2025 dẫn đến tin đồn trâu bị “chích điện chết trên sân đấu”. Nhiều tranh luận gay gắt về việc nên giữ gìn giá trị truyền thống của lễ hội chọi trâu hay tạm dừng?
Lễ cúng rừng của người Mông xã Nà Hẩu được công nhận Di sản Văn hóa phi vật thể Quốc gia

Lễ cúng rừng của người Mông xã Nà Hẩu được công nhận Di sản Văn hóa phi vật thể Quốc gia

Lễ cúng rừng của người Mông xã Nà Hẩu không chỉ là nghi lễ độc đáo có ý nghĩa tâm linh cầu phúc, góp phần bảo tồn các giá trị vật chất, tinh thần mà còn thiết thực góp phần vào công tác quản lý, bảo vệ tài nguyên rừng cũng như bảo vệ môi trường sinh thái.
Bảo tồn và phát huy tính chất thiêng liêng của lễ hội cổ truyền

Bảo tồn và phát huy tính chất thiêng liêng của lễ hội cổ truyền

Lễ hội truyền thống là nét văn hóa đặc sắc của người Việt. Thế nhưng những năm gần đây, hiện tượng "tam sao thất bản" hay mất tính nguyên gốc... khiến nhiều người cảm giác đó là một festival du lịch thì. Vậy làm sao để giữ được tính thiêng của lễ hội?
Những điểm mới trong Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 9

Những điểm mới trong Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 9

So với Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 8 năm 2023, Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 9 năm 2025 sẽ có nhiều điểm nhấn mới.
Lễ hội chùa Tây Phương được công nhận là di sản văn hóa phi vật thể

Lễ hội chùa Tây Phương được công nhận là di sản văn hóa phi vật thể

Lễ hội truyền thống chùa Tây Phương tại xã Thạch Xá, huyện Thạch Thất, TP. Hà Nội vừa được Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch đưa vào Danh mục di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia.
Về đền Tranh "cầu gì được nấy"

Về đền Tranh "cầu gì được nấy"

Đền Tranh (Hải Dương) được người dân cùng du khách thập phương truyền tụng "cầu gì được nấy”. nhưng ít ai biết được những giá trị mà Lễ hội đền Tranh mang lại trong đời sống tín ngưỡng, văn hóa, tinh thần của nhân dân địa phương.
Làng nghề truyền thống Vân Cù - nơi sản xuất bún nổi tiếng bậc nhất xứ Huế

Làng nghề truyền thống Vân Cù - nơi sản xuất bún nổi tiếng bậc nhất xứ Huế

Với bề dày lịch sử hơn 500 năm, nghề làm bún tại làng Vân Cù, xã Hương Toàn, thị xã Hương Trà đã được công nhận là di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.
Đặc sắc Ngày hội văn hóa, ẩm thực dân tộc Mường

Đặc sắc Ngày hội văn hóa, ẩm thực dân tộc Mường

Trong 2 ngày 15 và 16/2, xã Tiến Xuân (huyện Thạch Thất, Hà Nội) đã tổ chức Ngày hội Văn hóa, ẩm thực dân tộc Mường, xã Tiến Xuân năm 2025, chào mừng Đại hội Đảng bộ các cấp nhiệm kỳ 2025 - 2030, tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIV của Đảng.
Vì sao hàng vạn người chen nhau mong giành được ấn ở đền Trần?

Vì sao hàng vạn người chen nhau mong giành được ấn ở đền Trần?

Không chỉ riêng năm nay mà năm nào cũng xuất hiện tình trạng người dân người dân xếp hàng dài, chen lấn nhau trước giờ diễn ra lễ khai ấn đền Trần. Vậy lý do nào đã khiến cho đền Trần những ngày đầu năm luôn "chật cứng” bởi hàng vạn người từ tứ xứ đổ về?
Mâm cúng Rằm tháng Giêng gồm những gì để "kích hoạt" tài lộc?

Mâm cúng Rằm tháng Giêng gồm những gì để "kích hoạt" tài lộc?

Trong văn hóa Việt Nam, lễ cúng Rằm tháng Giêng vô cùng quan trọng bởi đây là ngày rằm đầu tiên trong năm. Vậy mâm cỗ cúng trong ngày này, phải chuẩn bị những gì để "kích hoạt" tài lộc, mang lại may mắn cho gia chủ?
Đi chùa Rằm tháng Giêng: 7 điều chớ cầu, 3 điều không nguyện

Đi chùa Rằm tháng Giêng: 7 điều chớ cầu, 3 điều không nguyện

Từ rất xa xưa người Việt thường có phong tục đi chùa lễ Phật với mục đích lễ chùa cầu an cho bản thân gia đình. Khi đi lễ chùa ngày Rằm tháng Giêng thì nên nhớ kỹ những điều tuyệt đối không được cầu khi đi lễ chùa kẻo phạm phải cấm kỵ.
Những việc nên làm trong Rằm tháng Giêng để phúc lộc ngập nhà

Những việc nên làm trong Rằm tháng Giêng để phúc lộc ngập nhà

Theo các chuyên gia phong thủy, có 4 việc cần làm trong ngày Rằm tháng Giêng năm 2025 mà gia chủ nên lưu ý để cầu nguyện sức khỏe, bình an, hạnh phúc, sung túc, kinh doanh buôn bán nhiều may mắn…
Quốc gia nào “tẩy chay” Valentine, thậm chí bị bắt giữ nếu tổ chức?

Quốc gia nào “tẩy chay” Valentine, thậm chí bị bắt giữ nếu tổ chức?

Lễ tình nhân 14/2 ngày càng được chào đón ở nhiều nơi trên thế giới, nhưng ở một số quốc gia, các cặp tình nhân có thể bị bắt giữ, bị cắt tóc hoặc bôi đen nếu như bị phát hiện đang kỷ niệm Valentine, chuyện tưởng như đùa này nhưng lại hoàn toàn có thật.
Du khách thập phương nô nức trẩy hội Lim xuân Ất Tỵ

Du khách thập phương nô nức trẩy hội Lim xuân Ất Tỵ

Ngày 9/2 ( tức 12 tháng Giêng năm Ất Tỵ) đã diễn ra Lễ hội Lim xuân Ất Tỵ tại núi Hồng Vân, thị trấn Lim, huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh. Mặc dù thời tiết giá rét nhưng đông đảo du khách thập phương đến tham dự.
Chuyên gia phong thủy khuyên cúng Rằm tháng Giêng trong nhà hay ngoài trời?

Chuyên gia phong thủy khuyên cúng Rằm tháng Giêng trong nhà hay ngoài trời?

Có câu “Cúng quanh năm không bằng Rằm tháng Giêng", cho thấy ngày lễ này có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với người Việt. Theo chuyên gia phong thủy, việc cúng Rằm tháng Giêng trong nhà hay ngoài trời đều cần phải chú ý đúng cách.
Hiểu thế nào cho đúng về dâng sao giải hạn?

Hiểu thế nào cho đúng về dâng sao giải hạn?

Những ngày đầu năm mới, nhiều gia đình người Việt tham gia lễ dâng sao giải hạn thể hiện ước vọng, mong muốn giải hạn ách từ những ngôi sao xấu chiếu mệnh.
Cần lưu ý gì khi tham gia hội Lim?

Cần lưu ý gì khi tham gia hội Lim?

Hội Lim là một trong những lễ hội lớn và đặc sắc nhất của vùng Kinh Bắc, mang đậm nét văn hóa truyền thống của người Việt Nam.
Em và Tôi - Trang sức cho ngày Valentine yêu thương

Em và Tôi - Trang sức cho ngày Valentine yêu thương

Valentine không chỉ là ngày lễ tình nhân, mà còn là dịp để mỗi người chúng ta trao gửi yêu thương, có thể hiện sự quan tâm chân thành đến người đặc biệt của cuộc đời mình. Và trong vô số những món quà được lựa chọn, trang sức luôn là một món quà mang giá trị tinh thần lớn, là biểu tượng của tình yêu vĩnh cửu và sự gắn kết bền bỉ.
Cúng Rằm tháng Giêng sớm từ ngày 14 âm lịch được không?

Cúng Rằm tháng Giêng sớm từ ngày 14 âm lịch được không?

Theo quan niệm dân gian, Rằm tháng Giêng là lúc trời đất giao hòa, con người bày tỏ lòng thành kính với tổ tiên và chư Phật. Đối với người Việt, Rằm tháng Giêng được coi là dịp linh thiêng mở đầu cho một năm tràn đầy kỳ vọng và may mắn.
Năm 2025 là năm thứ 2 của vận 9, chuyên gia chỉ cách để nạp tài khai vận

Năm 2025 là năm thứ 2 của vận 9, chuyên gia chỉ cách để nạp tài khai vận

Giai đoạn 3 năm đầu tiên của vận 9 được coi là 3 năm khai vận mới cụ thể với vận 9 là 2024, 2025, 2026. Theo chuyên gia từ nay đến rằmtháng Giêng còn một ngày để Nạp Tài Khai vận, mọi người nên làm để đem may mắn cả năm.
Khai mạc giải bóng đá lần thứ 2 lễ hội truyền thống đình Yên Lộ, Yên Nghĩa xuân Ất tỵ năm 2025

Khai mạc giải bóng đá lần thứ 2 lễ hội truyền thống đình Yên Lộ, Yên Nghĩa xuân Ất tỵ năm 2025

Ngày 2/2 (tức ngày mùng 5 Tết Nguyên đán) , đã diễn ra Lễ khai mạc giải bóng đá lần thứ 2 trong sự kiện Lễ hội truyền thống Đình Làng Yên Lộ phường Yên Nghĩa, quận Hà Đông, thành phố Hà Nội.
Mâm cúng ngày vía Thần Tài 2025 gồm những gì để tài lộc gõ cửa?

Mâm cúng ngày vía Thần Tài 2025 gồm những gì để tài lộc gõ cửa?

Ngày vía Thần Tài mùng 10 tháng Giêng là dịp quan trọng với người kinh doanh, họ dâng lễ cầu tài lộc và buôn bán thuận lợi. Vậy mâm cúng Thần Tài gồm những gì và bày biện như thế nào mới thể hiện được sự chu đáo và mang đến may mắn, tài lộc?
Lễ hội Khai ấn đền Trần - nét đẹp văn hóa truyền thống của người Việt

Lễ hội Khai ấn đền Trần - nét đẹp văn hóa truyền thống của người Việt

Lễ hội Khai ấn đền Trần mang ý nghĩa nhân văn to lớn là cầu cho quốc thái dân an, thiên hạ thái bình, thịnh trị, mọi nhà chung hưởng lộc ấn Đền Trần
Cúng Rằm tháng Giêng vào ngày nào để mang lại phúc thọ và may mắn?

Cúng Rằm tháng Giêng vào ngày nào để mang lại phúc thọ và may mắn?

Dân gian có câu “Cúng lễ quanh năm không bằng Rằm tháng Giêng”. Theo đó, việc lựa chọn ngày đẹp, giờ thiêng, lễ vật đầy đủ, bài văn khấn chuẩn chỉnh… là điều các gia đình chú trọng để gửi gắm ước nguyện về một năm mới nhiều phước lành.
Ngày vía Thần Tài đặt thứ gì lên bàn thờ để cả năm no đủ, giàu sang?

Ngày vía Thần Tài đặt thứ gì lên bàn thờ để cả năm no đủ, giàu sang?

Theo quan niệm dân gian, ngày mùng 10 tháng Giêng (là ngày Thần Tài bay về trời) được chọn là ngày vía Thần Tài. Để nhận được vía Thần Tài, gia chủ hãy đặt ngay thứ này lên bàn thờ để cả năm no đủ, hạnh phúc.
Xem thêm

Thương hiệu nổi bật

eco-parl
cai-lan
vinamil
richy-nho
sun-group
logo-erowindow
partner-bivaco
partner-shb
partner-tan-hoang-minh-group
partner-hdbank
partner-vinacomin
partner-viglacera
partner-th
partner-bacabank
partner-danko-group
ttp
doji
nam-cuong
partner-vingroup
bidv3
gleximco
Phiên bản di động