Ngày vía Thần Tài mùng 10 tháng Giêng hàng năm, người Việt Nam, đặc biệt là những gia đình kinh doanh, buôn bán sửa soạn cỗ cúng Thần Tài, cùng với đó là đi mua vàng đầu năm để “xin vía”, lấy lộc, cầu cho một năm mới suôn sẻ, tài lộc. Bên cạnh đó cũng có một số điều kiêng kỵ, tránh thực hiện trong ngày vía Thần Tài nên lưu ý để tài lộc không tiêu tán.
Cúng vía Thần Tài rất quan trọng đối với người làm kinh doanh |
Đem lộc cúng vía Thần Tài cho người ngoài
Sau khi cúng xong, đem hoa quả, xôi thịt đi “tán lộc” cho người ngoài là thói quen của nhiều gia đình. Theo quan niệm, việc “tán lộc” là sự sẻ chia, đem đồ ăn đi chia cho mọi người vừa bày tỏ sự quý mến, trân trọng đối với người nhận lại tích phúc cho gia chủ.
Tuy nhiên, điều này là tuyệt đối kiêng kỵ vào ngày vía Thần Tài. Bởi nếu cho lộc người không cùng huyết thống trong ngày này đồng nghĩa với việc tặng sự may mắn cho họ và gia chủ sẽ không còn lộc. Muối gạo sau khi cúng lễ cũng nên cất đi, còn nước thì đứng hắt từ ngoài vào trong nhà mình, ngụ ý lộc tài chỉ đi vào nhà chứ không đi ra, giữ nguyên tài lộc cho gia đình.
Đặt mâm cỗ cúng Thần cũng nên đặt trong nhà hoặc sân, không nên mang đặt ngoài ngõ. Bởi theo dân gian, đặt lễ ở nơi không phải đất của mình dễ có những cô hồn, chúng sinh lang thang vào thụ lễ. Đối với những người buôn bán, hãy cúng ngay tại địa điểm, mặt bằng kinh doanh.
Cúng Thần Tài xong không nên chia lộc cho người lạ |
Dùng hoa và quả giả để cúng Thần Tài
Sử dụng hoa và quả giả bày trên bàn thờ rồi cúng Thần Tài được cho là hành động thiếu thành tâm, không có sự cung kính. Vì việc đó mà Thần Tài cũng sẽ không phù hộ cho công việc kinh doanh, dẫn đến mất lộc, làm ăn thua lỗ.
Thần Tài là vị thần vương giả nên mâm cúng Thần cũng không được phép quá đơn điệu. Nên lựa chọn loại hoa sặc sỡ, có hương thơm như hoa ly, hoa hồng, hoa đồng tiền,… để bày lên bàn thờ Thần Tài. Còn quả thì nên chọn táo, lê, chuối, cam,…
Dùng đèn nháy hay bóng đèn điện thay cho đèn dầu, nến
Nếu dùng bóng đèn điện thì phải để 2 cây đèn 2 bên và đẩy xa ra ngoài mặt tiền bàn thờ tuân theo nguyên tắc ngoại dương, nội âm vì bóng đèn điện hay đèn nháy quá gần tượng thờ và bát hương có thể sinh ra những trường khí không tốt, ảnh hưởng đến việc thờ cúng và sự linh thiêng của bề trên nên cần phải lưu ý.
Phải thực hiện làm nghi lễ tiếp nhận Thần Tài
Sau khi cúng Thần Tài, cần phải làm nghi lễ tiếp nhận Thần Tài thì mới đủ lệ bộ, đủ điều kiện để đón tài lộc trong năm mới. Theo quan niệm dân gian, sau khi tiếp nhận Thần Tài, gia chủ thường sẽ đi bộ về phía sau nhà khoảng 3, 8, 13, 18, 23, 28, 33 hoặc 38 bước chân. Điều này tùy thuộc vào điều kiện của từng gia đình. Không hiểu rõ về nghi lễ cúng Thần Tài mà bỏ qua nghi lễ này là Thần Tài trong năm mới vẫn chưa được đón về nhà, may mắn tài lộc cũng không được suôn sẻ.
Nói tục chửi bậy, đánh cãi nhau trong ngày cúng vía Thần Tài
Không chỉ trong việc cúng Thần Tài, dù thực hiện bất kì nghi lễ thần linh nào cũng không được nói bậy, cãi vã |
Thờ cúng tốt ở lòng thành kính, nếu tâm không thành thì có cúng cầu thế nào cũng chẳng linh nghiệm, không được thần Phật chứng giám. Trong ngày làm lễ cúng vía Thần Tài, gia chủ nên lưu ý chớ nên sinh sự, gây chuyện cãi vã, đánh chửi, mắng mỏ nhau, gia đạo bất an thì thần linh quở phạt. Trong khi làm lễ, trước và sau khi cúng lễ không được nói lời thô tục, chửi mắng người khác.
Trang phục khi làm lễ
Trong bất cứ lễ thờ cúng nào, người làm lễ cũng đều phải giữ tâm thành kính và sửa soạn trang phục nghiêm chỉnh, sạch sẽ, gọn gàng. Điều này thể hiện sự tôn trọng đối với thánh thần. Nếu không làm được thì chính là phạm đại kỵ.
Gia chủ tuyệt đối không mặc đồ rách rưới khi cúng lễ, trang phục xuề xòa, luộm thuộm. Quần áo đẹp hay không còn tùy thuộc vào điều kiện kinh tế của gia đình, nhưng nên chọn trang phục tươm tất nhất khi làm lễ. Những trang phục hở hang, thiếu vải tuyệt đối không được xuất hiện trước mặt các vị Thần khi cúng lễ.