7 người ở Thanh Hoá nhập viện cấp cứu sau khi uống rượu ngâm nấm 14 người ở Lai Châu nhập viện sau khi ăn nấm mọc hoang Chuyên gia khuyến cáo các triệu chứng và cách xử lý khi ngộ độc nấm |
![]() |
Mẫu bọ xít được bệnh nhân gửi đến Trung tâm Chống độc Bệnh viện Bạch Mai. |
Trong 5 bệnh nhân, 2 người là bệnh nhân 38 và 39 tuổi ngộ độc rất nặng, bị liệt cơ liên sườn và liệt cơ hô hấp, khó thở, được các bác sĩ của Bệnh viện đa khoa tỉnh Ninh Bình chuyển lên điều trị tại Trung tâm Chống độc Bệnh viện Bạch Mai (Hà Nội). Trong đó, bệnh nhân 38 tuổi phải thở máy.
Một bệnh nhân cho biết, trưa 29/6, cả 5 người bắt được 0,7 kg bọ xít ở ruộng, sau đó đem rang lên và ăn trong bữa trưa (khoảng 12 giờ).
Đến khoảng 15 giờ cùng ngày, tất cả đều có biểu hiện đau bụng, đi ngoài, cảm giác đau mỏi khắp người, được người nhà đưa đến Bệnh viện đa khoa tỉnh Ninh Bình.
Theo TS - BS Nguyễn Trung Nguyên, Giám đốc Trung tâm Chống độc, 2 bệnh nhân này vào điều trị tại Trung tâm Chống độc trong trạng thái tỉnh nhưng đều có liệt cơ liên sườn, cơ tổn thương rất nặng, tiêu cơ vân (tiêu cơ do chất độc gây tổn thương cơ), liệt cơ hô hấp.
Hai bệnh nhân được điều trị tích cực, truyền thuốc thải độc để tránh bị suy thận. Sau điều trị, 2 bệnh nhân bình phục. Bệnh nhân nặng nhất được ra viện ngày 7/7. Bệnh nhân cùng điều trị đã được ra viện trước đó, ngày 5/7.
"Chắc chúng tôi ăn nhiều, không đếm được, vì bọ xít này nhỏ mà rang tận 7 lạng, chỉ 5 người ăn", một bệnh nhân thuật lại sau khi bình phục.
![]() |
Loại bọ xít khiến 5 bệnh nhân ngộ độc sau khi rang ăn |
Bọ xít còn dư sau khi ăn được đưa đến bệnh viện cùng với người ngộ độc để các bác sĩ nhận diện loại độc tố và có hướng điều trị phù hợp. Hiện, mẫu bọ xít này đã được gửi đến Viện Sinh thái thuộc Viện Hàn lâm khoa học và công nghệ Việt Nam, xác định tên khoa học của loại côn trùng gây độc.
Theo bác sĩ Nguyên, trung tâm từng cấp cứu các trường hợp ngộ độc do ăn loại bọ xít này. Năm 2021, 6 người trong gia đình ở Hòa Bình bị ngộ độc sau khi ăn khoảng 0,5 kg bọ xít rang. Trong đó một người hôn mê, kích thích, toan chuyển hóa (axit máu cao), suy đa tạng.
Trong tự nhiên có nhiều loại bọ xít có nhiều loại, độc hoặc không độc. Loài không độc nhưng có nguy cơ rất cao mang các mầm bệnh và lây bệnh cho người như ký sinh trùng, vi khuẩn, virus.