Yên Bái: Xã Quy Mông nâng cao chất lượng sản phẩm “miến đao OCOP”

Miến đao là 1 trong 3 sản phẩm OCOP của huyện Trấn Yên đáp ứng tiêu chuẩn chất lượng để xuất khẩu sang thị trường Anh quốc thời gian qua. Đó là động lực rất lớn cho sản phẩm miến đao Quy Mông tiếp tục nâng cao chất lượng, mở rộng thị trường xuất khẩu.
Lạc vào thế giới hương sắc tại đầm sen khủng nhất tỉnh Yên Bái, đi quên lối về Mật ong trắng như sữa, ai cũng nghĩ là hàng giả, hoá ra là đặc sản mỗi năm chỉ có một mùa Trạm Tấu – Một vẻ đẹp hùng vĩ, thơ mộng nơi Tây Bắc
Lãnh đạo xã Quy Mông thăm cơ sở làm miến đao của bà Đinh Thị Thắng
Lãnh đạo xã Quy Mông thăm cơ sở làm miến đao

Nằm ven sông Hồng với chiều dài gần 10 km nên hàng chục héc – ta đất nông nghiệp ven sông của xã Quy Mông, huyện Trấn Yên có đất phù sa thích hợp cho các loại cây trồng sinh trưởng tốt, đặc biệt là rất phù hợp với cây đao riềng.

Tận dụng lợi thế này, những năm qua, chính quyền xã Quy Mông khuyến khích nhân dân ở các thôn dọc bờ sông chuyển đổi đất lúa kém hiệu quả, đất vườn hộ, soi bãi để trồng đao riềng thành vùng tập trung. Đồng thời, hỗ trợ các hộ mạnh dạn đầu tư xây dựng cơ sở chế biến miến đao nhằm tăng thêm thu nhập, tạo việc làm cho lao động nông thôn; từng bước thành lập làng nghề chế biến bột đao và miến đao.

Hiện, trung bình mỗi ngày, Hợp tác xã (HTX) Việt Hải Đăng, xã Quy Mông, huyện Trấn Yên sản xuất khoảng 120 kg miến thành phẩm. Để duy trì đơn hàng và mở rộng thị trường, HTX Việt Hải Đăng luôn cẩn thận, tỉ mỉ trong từng công đoạn từ đánh nước, lắng bột, loại bỏ tạp chất, đảm bảo sản phẩm miến chỉ phơi một nắng ở nơi có không khí trong lành; được làm hoàn toàn bằng bột đao riềng, không sử dụng hóa chất tẩy trắng, miến thành phẩm có màu trong, hơi xám; khi nấu sợi dẻo, mềm, dai, không nát, có vị thơm của dong riềng.

Minh bạch quy trình sản xuất, truy xuất nguồn gốc sản phẩm dễ dàng, do đó, sản phẩm miến của HTX không chỉ được các nhà hàng, quán ăn trong tỉnh đặt mua mà còn bán ra nhiều tỉnh, thành trong cả nước như: Hà Nội, Phú Thọ, Quảng Ninh, Hải Phòng, thậm chí là thành phố Hồ Chí Minh… Nhờ đó, vừa góp phần nâng cao thu nhập của nhiều hộ dân trong xã vừa nâng tầm sản phẩm miến đao của địa phương.

Chị Phùng Thị Tuyền - Giám đốc HTX Việt Hải Đăng cho biết: "Tất cả các khâu làm miến đều đảm bảo an toàn thực phẩm. Vì vậy, sản phẩm của chúng tôi làm ra đến đâu hết đến đó, có thời điểm không đủ sản phẩm để cung cấp cho thị trường. Trung bình 1 năm, HTX xuất bán khoảng 6 tấn miến, doanh thu 400 triệu đồng”.

Sản phẩm miến đao Quy Mông đã được công nhận là sản phẩm OCOP 3 sao cấp tỉnh. Sau nhiều lần tham gia các hội chợ OCOP, các triển lãm quảng bá giới thiệu sản phẩm trong vào ngoài tỉnh, sản phẩm không chỉ được các thương lái đến tận nơi thu mua mà còn được bán qua kênh bán hàng thương mại điện tử Shopee, website của HTX. Đặc biệt, đây cũng là 1 trong 3 sản phẩm OCOP của huyện Trấn Yên đáp ứng tiêu chuẩn chất lượng để xuất khẩu sang thị trường Anh quốc thời gian qua. Đó là động lực rất lớn cho sản phẩm Miến đao Quy Mông tiếp tục nâng cao chất lượng, mở rộng thị trường xuất khẩu.

Khi sản phẩm miến đao của xã Quy Mông ngày càng được ưa chuộng, đơn hàng vì thế cũng tăng lên, đòi hỏi nguồn nguyên liệu đủ để đáp ứng nhu cầu sản xuất. Những năm qua, các hộ trồng đao, sản xuất miến ở xã Quy Mông đã đầu tư mua giống đao DR1 cho năng suất, chất lượng cao để làm nguyên liệu sản xuất miến. Giống đao DR1 có thời gian sinh trưởng ngắn, củ nạc, đồng đều, ruột trắng, năng suất củ tươi đạt 45 - 60 tấn/ha, hàm lượng tinh bột cao, cây rất hợp với vùng đất soi bãi, phù sa ven sông như xã Quy Mông. Sự phù hợp này không chỉ góp phần nâng cao chất lượng nguồn nguyên liệu cũng như chất lượng sản phẩm miến đao của địa phương mà còn góp phần xây dưng vùng nguyên liệu, tạo việc làm cho nhiều lao động địa phương.

Chị Phùng Thị Tuyền - Chủ nhiệm Hợp tác xã miến đao xã Quy Mông đang sản xuất miến
Người dân xã Quy Mông sản xuất miến đao

Ông Vũ Văn Lượng, thôn Thịnh Lợi, xã Quy Mông cho biết: "Trước đây, gia đình trồng giống đao bản địa nên hiệu quả không cao. Từ năm 2019, gia đình chuyển sang trồng giống đao DR1, năng suất củ và chất lượng bột tăng lên gấp rưỡi. Hiện gia đình có khoảng 5 sào đao riềng, ước tính vụ năm nay thu trên 20 tấn củ, tương đương thu nhập trên 20 triệu đồng”.

Hiệu quả từ cây đao riềng ở xã Quy Mông đã được khẳng định nên diện tích trồng mới tăng theo từng năm. Hiện, toàn xã có gần 300 hộ trồng đao với diện tích lên tới trên 70 ha, tập trung tại các thôn: Thịnh Bình, Thịnh An, Thịnh Hưng và Thịnh Lợi. Quy Mông cũng từng bước phối hợp với các cơ quan chuyên môn của huyện tập huấn, hướng dẫn người trồng đao ứng dụng cơ giới hóa trong sản xuất; xây dựng vùng nguyên liệu củ đao đạt tiêu chuẩn VietGAP.

Theo ông Phùng Tiến Hiển - Phó Chủ tịch UBND xã Quy Mông, khi bà con được tiếp cận giống đao mới giống DR1 đem lại hiệu quả kinh tế cao, hầu hết người dân chuyển trồng giống đao này. Hiện xã Quy Mông có gần 190 hộ trồng đao, 2 HTX sản xuất miến đao, sản lượng miến thành phẩm trung bình mỗi năm đạt 42 tấn, đem lại doanh thu cho người dân khoảng 2,7 tỷ đồng.

Để tiếp tục nâng cao hơn nữa chất lượng sản phẩm, xã khuyến khích người dân tiếp tục duy trì ổn định diện tích cây đao riềng, cùng với đó áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật canh tác, các quy định về chăm sóc, thu hoạch, bảo đảm nguồn nguyên chất lượng cao và đảm bảo an toàn thực phẩm trong khâu sản xuất thành phẩm.

Với những nỗ lực của chính quyền các cấp và người dân trong xã, sản phẩm miến đao của xã Quy Mông đang dần khẳng định thương hiệu, uy tín trên thị trường, các hộ dân tích cực tăng gia sản xuất, nâng cao thu nhập, góp phần đưa bộ mặt nông thôn của Quy Mông ngày càng khởi sắc.

Xã Quy Mông có hơn 300 hộ sinh sống ở 3 thôn (trong tổng 10 thôn với 1.440 hộ toàn xã) có nguồn thu nhập chính từ trồng đao riềng, chế biến bột đao và làm miến đao. Tính đến hết năm 2019, tỷ lệ hộ nghèo của xã giảm còn 2,26% (bình quân chung của huyện là 4,5%). Xã đạt chuẩn xây dựng nông thôn mới năm 2019; phấn đấu đạt xã nông thôn mới nâng cao vào năm 2023 và xã nông thôn mới kiểu mẫu năm 2024.

Yên Bái: Thúc đẩy phát triển kinh tế số cho các sản phẩm OCOP địa phương Yên Bái: Thúc đẩy phát triển kinh tế số cho các sản phẩm OCOP địa phương
Lễ hội Đền Đông Cuông được đưa vào danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia Lễ hội Đền Đông Cuông được đưa vào danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia
Yên Bái: Độc lạ Lễ hội Yên Bái: Độc lạ Lễ hội "Mừng cơm mới" diễn ra ngay trên mảnh ruộng canh tác của các hộ gia đình đồng bào dân tộc Thái tại xã Tú Lệ
Minh Anh

Có thể bạn quan tâm

Cùng chuyên mục

Tin khác

Hà Nội: Về làng So khám phá quy trình sản xuất miến dong truyền thống Dương Kiên

Hà Nội: Về làng So khám phá quy trình sản xuất miến dong truyền thống Dương Kiên

Là thương hiệu miến dong nổi tiếng tại Hà Nội, nhưng ít ai biết quy trình sản xuất ra sản phẩm miến dong được diễn ra như thế nào? Dưới đây là quy trình sản xuất miến dong truyền thống Dương Kiên tại làng So của CEO Dương Đình Khôi.
100 gian hàng tiêu chuẩn tham gia Hội chợ Làng nghề năm 2024

100 gian hàng tiêu chuẩn tham gia Hội chợ Làng nghề năm 2024

Từ ngày 3 - 6/10, Hội chợ Làng nghề lần thứ 20 năm 2024 sẽ được tổ chức tại Trung tâm Triển lãm Nông nghiệp, Hà Nội. Hội chợ có quy mô 100 gian hàng tiêu chuẩn và trên 1.000m2 diện tích đất trưng bày được thiết kế, trang trí đặc biệt.
Cận cảnh quy trình sản xuất thịt chua đạt chuẩn tại Trường Foods

Cận cảnh quy trình sản xuất thịt chua đạt chuẩn tại Trường Foods

Là thương hiệu thịt chua nổi tiếng của tỉnh Phú Thọ, nhưng ít ai biết quy trình sản xuất ra sản phẩm thịt chua được diễn ra như thế nào? Dưới đây là quy trình sản xuất thịt chua đạt chuẩn tại Trường Foods của nữ CEO Nguyền Thị Thu Hoa.
Nhiều chương trình khởi nghiệp mới tại Đắk Lắk

Nhiều chương trình khởi nghiệp mới tại Đắk Lắk

Sáng 23/9, UBND tỉnh Đắk Lắk tổ chức Lễ khai mạc Ngày hội khởi nghiệp đổi mới sáng tạo tỉnh năm 2024 (Techfest Đắk Lắk 2024) với chủ đề “Khát vọng xây dựng tỉnh Đắk Lắk giàu đẹp, văn minh, bản sắc”.
Sản phẩm OCOP 4 sao nâng cao giá trị nông sản Đắk Lắk

Sản phẩm OCOP 4 sao nâng cao giá trị nông sản Đắk Lắk

Ngày 19/9, Văn phòng điều phối nông thôn mới tỉnh Đắk Lắk tổ chức Hội nghị tuyên truyền Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) năm 2024 đến cấp uỷ, chính quyền, đoàn thể, đại diện doanh nghiệp, HTX, tổ hợp tác, chủ trang trại và hộ sản xuất trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk.
Ô mai Vạn Xuân - hương vị trăm năm, chuyện đời bốn thế hệ

Ô mai Vạn Xuân - hương vị trăm năm, chuyện đời bốn thế hệ

Hà Nội, mảnh đất kinh kỳ ngàn năm văn hiến, không chỉ nổi tiếng với những danh lam thắng cảnh mà còn được biết đến với những món ăn đặc sản làm say lòng du khách. Trong số đó, không thể không nhắc đến ô mai Vạn Xuân, một thức quà đã trở thành biểu tượng ẩm thực của Hà thành, gắn liền với tuổi thơ của biết bao thế hệ.
Cao Bằng nỗ lực hỗ trợ và đẩy mạnh phát triển các sản phẩm OCOP địa phương

Cao Bằng nỗ lực hỗ trợ và đẩy mạnh phát triển các sản phẩm OCOP địa phương

Để phát triển sản phẩm OCOP, những năm qua, tỉnh Cao Bằng dành nhiều nguồn lực hỗ trợ. Riêng năm 2024, tỉnh huy động 5.400 triệu đồng, trong đó ngân sách Trung ương hỗ trợ trực tiếp từ Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới 4.700 triệu đồng, ngân sách tỉnh 700 triệu đồng.
Bánh nướng thập cẩm Gia Trịnh Bakery

Bánh nướng thập cẩm Gia Trịnh Bakery

Bánh nướng thập cẩm là một trong các sản phẩm của Công ty Cổ phần Gia Trịnh Bakery đã được cấp chứng nhận OCOP 4 sao của TP Hà Nội.
Dứa đóng hộp Trường Tùng

Dứa đóng hộp Trường Tùng

Dứa đóng hộp Trường Tùng của Công ty Cổ phần chế biến nông sản Trung Thành đã được cấp giấy chứng nhận OCOP 4 sao của UBND tỉnh Thanh Hóa.
Thanh Hóa đẩy mạnh quảng bá, phát triển các sản phẩm OCOP

Thanh Hóa đẩy mạnh quảng bá, phát triển các sản phẩm OCOP

Nhằm mục tiêu quảng bá, đưa các sản phẩm OCOP đến gần hơn với người tiêu dùng, những năm qua, Thanh Hóa chú trọng công tác tuyên truyền, tổ chức các hội chợ, chương trình xúc tiến thương mại, xây dựng điểm trưng bày, giới thiệu sản phẩm OCOP tại các huyện, thị xã, thành phố trong tỉnh.
Áo choàng tắm cotton BOHA

Áo choàng tắm cotton BOHA

Sản phẩm áo choàng tắm cotton mang thương hiệu BOHA được cấp giấy chứng nhận OCOP 4 sao của thành phố Hà Nội.
Hơn 220 gian hàng tham gia Hội chợ triển lãm “Tôn vinh hàng Việt Nam 2024”

Hơn 220 gian hàng tham gia Hội chợ triển lãm “Tôn vinh hàng Việt Nam 2024”

Hội chợ triển lãm “Tôn vinh hàng Việt 2024’’ lần thứ 16 thu hút 150 doanh nghiệp tham gia diễn ra từ ngày 27 – 30/8/2024 tại Trung tâm hội chợ và triển lãm Sài Gòn (quận 7, TP.HCM).
Bún khô Lợi Hải

Bún khô Lợi Hải

Bún khô Lợi Hải là sản phẩm được nhiều người dân Hà Nội yêu thích bởi hương vị đặc trưng cũng như tính tiện lợi, sản phẩm đã được cấp chứng nhận OCOP 4 sao của TP Hà Nội.
Dầu hào Hùng Thắng

Dầu hào Hùng Thắng

Dầu hào do Công ty TNHH Xuất nhập khẩu và Sản xuất Thương mại Hùng Thắng sản xuất đã được cấp giấy chứng nhận OCOP 4 sao của UBND thành phố Hà Nội.
Miến dong Long Vũ

Miến dong Long Vũ

Miến dong Long Vũ là đặc sản của người làng So xưa kia, sản phẩm đã được cấp chứng nhận OCOP 4 sao của TP Hà Nội.
Hành trình OCOP – đưa sản phẩm nông sản ra khỏi phạm vi làng xã

Hành trình OCOP – đưa sản phẩm nông sản ra khỏi phạm vi làng xã

Vừa qua tại Hà Nội, Hội nghị Xúc tiến Thương mại Đưa Sản phẩm OCOP vào các chuỗi siêu thị đã diễn ra trong khuôn khổ chương trình Hành Trình OCOP. Đây là sự kiện quan trọng, đánh dấu nỗ lực của Ban Tổ chức trong việc hỗ trợ các doanh nghiệp, hợp tác xã và nhà sản xuất nông sản địa phương đưa sản phẩm OCOP tiếp cận thị trường tiêu dùng rộng lớn, đặc biệt thông qua các hệ thống siêu thị lớn trong nước.
Đa dạng các sản phẩm vùng miền tại phiên chợ nông sản, tuần hàng OCOP Thủ đô

Đa dạng các sản phẩm vùng miền tại phiên chợ nông sản, tuần hàng OCOP Thủ đô

Phiên chợ nông sản, đặc sản vùng miền - Na Lạng Sơn và tuần hàng tư vấn, giới thiệu và xúc tiến tiêu thụ sản phẩm: OCOP, làng nghề, nông sản thực phẩm an toàn năm 2024 diễn ra từ ngày từ ngày 15 - 18/8 tại Khu hội chợ Triển lãm giao dịch Kinh tế và thương mại (số 489, đường Hoàng Quốc Việt, Hà Nội).
Khai trương khu trưng bày giới thiệu sản phẩm cùng các tỉnh, thành phía Bắc

Khai trương khu trưng bày giới thiệu sản phẩm cùng các tỉnh, thành phía Bắc

Sáng 16/8, tại Trung tâm hội nghị 25B (TP Thanh Hoá), UBND tỉnh Thanh Hoá tổ chức Khai trương không gian trưng bày, giới thiệu sản phẩm công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, nông nghiệp tỉnh Thanh Hóa và các tỉnh, thành phố khu vực phía Bắc năm 2024.
Chăn bông tằm tự dệt Mỹ Đức

Chăn bông tằm tự dệt Mỹ Đức

Chăn bông tằm tự dệt là một trong các sản phẩm của công ty trách nhiệm hữu hạn dâu tằm tơ Mỹ Đức, sản phẩm đã được cấp chứng nhận OCOP 5 sao.
Quảng Ninh tích cực thực hiện chuyển đổi số chương trình OCOP

Quảng Ninh tích cực thực hiện chuyển đổi số chương trình OCOP

Nhằm hướng tới phát triển bền vững các sản phẩm OCOP, đặc biệt trong quảng bá và tiêu thụ sản phẩm. Thời gian qua, tỉnh Quảng Ninh đã nỗ lực thực hiện chuyển đổi số chương trình OCOP.
Đắk Lắk có thêm 14 sản phẩm OCOP 4 sao

Đắk Lắk có thêm 14 sản phẩm OCOP 4 sao

Đắk Lắk vừa tổ chức hội nghị xem xét, đánh giá, chấm điểm phân hạng đợt 2 cho 25 bộ hồ sơ sản phẩm tiềm năng 4 sao của 4 địa phương gồm: TP Buôn Ma Thuột, Thị xã Buôn Hồ, huyện Krông Pắc và huyện Krông Ana.
Thêm 12 sản phẩm của Yên Bái được công nhận OCOP 3 sao

Thêm 12 sản phẩm của Yên Bái được công nhận OCOP 3 sao

Từ đầu năm 2024 đến nay, tỉnh Yên Bái đã công nhận thêm 12 sản phẩm OCOP 3 sao, đạt 40% kế hoạch đề ra.
Xem thêm

Thương hiệu nổi bật

eco-parl
cai-lan
vinamil
richy-nho
sun-group
logo-erowindow
partner-bivaco
partner-shb
partner-tan-hoang-minh-group
partner-hdbank
partner-vinacomin
partner-viglacera
partner-th
partner-bacabank
partner-danko-group
ttp
doji
nam-cuong
partner-vingroup
bidv3
phu-dien-2
Phiên bản di động