Xoài trái vụ ở Đắk Nông mất mùa, rớt giá thê thảm

Nếu những năm trước, xoài trái vụ ở Đắk Nông bán vào dịp cuối năm có giá lên đến 50 ngàn đồng/ký thì nay chỉ còn 7 ngàn đồng. Không chỉ thế, năm nay xoài trái vụ ở Đắk Nông mất mùa khiến nông dân gặp nhiều khó khăn.

Hơn một tháng nay, ông Mai Hồng Khởi, ở thôn 5, xã Trúc Sơn, Cư Jút (Đắk Nông), hầu như không ra thăm vườn xoài của mình. Sau 2 đợt ông Khởi làm hoa cho vườn xoài đều gặp mưa. Do đó, xoài ra hoa bị thối hỏng, phân hóa mầm hoa không đều.

Xoài trái vụ ở Đắk Nông mất mùa, rớt giá thê thảm
Xoài trái vụ của nông dân Đắk Nông năm nay mất mùa do thời tiết bất lợi.

Hai tháng qua, ông Khởi phải cắt bỏ 2 đợt hoa để kích cho cây ra hoa trở lại, nhưng đều không đạt kết quả. Điều này khiến ông cảm thấy chán nản, nên không muốn ra thăm vườn xoài.

Theo ông Khởi, như mọi năm, vào thời điểm này thương lái tấp nập đến các nhà vườn để đặt hàng, chốt giá. Nhưng năm nay, tại các vườn xoài hầu như vắng bóng thương lái.

Cũng theo nông dân này, năm nay, không chỉ xoài mất mùa do thời tiết mà giá cả cũng rất thấp. Nếu như 2 năm trước, giá xoài thị trường cuối năm bình quân từ 45- 50 ngàn đồng/kg, còn năm nay, xoài đầu vụ chỉ 7 ngàn đồng/kg.

Xoài trái vụ ở Đắk Nông mất mùa, rớt giá thê thảm
Nông dân trồng xoài ở Đắk Nông cố gắng cầm cự để đợi mùa xoài tới.

Nhiều hộ trồng xoài vẫn cố gắng chăm sóc, xử lý cho xoài ra hoa trái vụ, với hy vọng lấy công làm lời. Thế nhưng, thời điểm xoài ra hoa gặp mưa nhiều, độ ẩm cao, giá thấp, khiến bà con gần như thất bại trong xoài trái vụ năm nay.

"Để vườn xoài ra hoa trái vụ đạt kết quả, các nhà vườn phải tốn khá nhiều công sức, chi phí mua vật tư, chế phẩm xử lý ra hoa, đậu quả cho vườn cây. Cụ thể, chi phí để một ha xoài năm thứ 5 ra hoa trái vụ, bà con phải đầu tư khoảng từ 30 – 40 triệu đồng tiền phân bón, chế phẩm sinh học, nhân công để chăm sóc vườn cây. Hiện giá xoài quá rẻ, nên người dân chăm sóc cầm chừng để giữ vườn cây"- ông Khởi cho biết.

Ông Đinh Văn Hạnh, tổ dân phố 1, thị trấn Ea T’ling (Cư Jút), cũng trồng hơn 1 ha xoài. Vụ này, gia đình ông Hạnh cũng cố gắng cho vườn xoài ra hoa trái mùa nhưng cũng không thành công."

Xoài trái vụ ở Đắk Nông mất mùa, rớt giá thê thảm
Năm nay, chẳng những giá xoài thấp, mùa vụ không đạt mà chi phí đầu vào cho việc trồng xoài cũng tăng cao.

"Năm nay làm xoài rất khó, nếu 10 hộ thì có đến 6- 7 hộ bị mất mùa. Nguyên nhân do lúc ra hoa gặp sương muối, sau đó mưa kéo dài, xoài bị hư hoa, cháy trái. Do đó, nhiều nhà vườn bị mất mùa hoặc trễ vụ"- ông Hạnh nói.

Bà Nguyễn Thị Thảo- một nông dân nhiều năm gắn bó với cây xoài ở xã Đắk Gằn (huyện Đắk Mil, Đắk Nông)- năm nay, để vườn xoài ra hoa, đậu quả đạt năng suất, mức đầu tư phải cao hơn gấp nhiều lần so với mọi năm.

Tuy nhiên, do chi phí đầu vào tăng cao, nhưng giá bán thấp, nên người trồng xoài cố gắng cầm cự, hạch toán để có thu nhập bằng ngày công lao động phổ thông.

Đắk Nông hiện có trên 1.700 ha xoài, tập trung chủ yếu tại huyện Đắk Mil, Cư Jút… Thời gian qua, khi giá xoài tăng cao, người dân ở một số địa phương mở rộng diện tích.

Ngành Nông nghiệp tỉnh khuyến cáo người dân không nên sản xuất xoài theo phong trào, phá vỡ cơ cấu cây trồng của địa phương. Việc đầu tư phát triển sản xuất xoài phải cân đối giữa cây trồng mới và cây trồng truyền thống như cà phê, tiêu, cây ngắn ngày để bảo đảm nguồn thu.

Trái cây là sản phẩm có thời gian bảo quản ngắn, thường thu hoạch tập trung theo mùa vụ. Do đó, khi đầu tư sản xuất, bà con cần cân nhắc, lựa chọn loại cây trồng để tham gia các chuỗi liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ sản phẩm nhằm tránh các rủi ro.

Duy Hậu

Có thể bạn quan tâm

Cùng chuyên mục

Tin khác

Phụ nữ Cẩm Xuyên hào hứng tham gia Ngày hội khởi nghiệp năm 2023

Phụ nữ Cẩm Xuyên hào hứng tham gia Ngày hội khởi nghiệp năm 2023

Ngày 25/2, Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) Cẩm Xuyên (huyện Cẩm Xuyên, tỉnh Hà Tĩnh) tổ chức Ngày hội “Phụ nữ khởi nghiệp” năm 2023 và chương trình ký kết quảng bá, thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp tiêu biểu.
Đắk Lắk: Nông dân "chết đứng" vì hàng trăm gốc chanh dây bị kẻ gian cắt gốc

Đắk Lắk: Nông dân "chết đứng" vì hàng trăm gốc chanh dây bị kẻ gian cắt gốc

Trong lúc ra thăm vườn, anh Tiền (thôn Bình Minh, xã Chư Kbô, huyện Krông Búk, Đắk Lắk) phát hiện hơn 230 gốc chanh dây đang chuẩn bị cho thu hoạch bị kẻ gian cắt.
Hưng Yên thực hiện hiệu quả từ chương trình OCOP năm 2022

Hưng Yên thực hiện hiệu quả từ chương trình OCOP năm 2022

Trong năm 2022, Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) trên địa bàn tỉnh Hưng Yên đã nhận được sự quan tâm hưởng ứng của các cấp, ngành và các chủ thể, tạo ra những sản phẩm OCOP chất lượng tốt, được thị trường đón nhận, góp phần quan trọng thúc đẩy phát triển kinh tế khu vực nông thôn.
Hà Nội sẽ phát triển mô hình Trung tâm thiết kế sáng tạo, quảng bá sản phẩm OCOP gắn với du lịch

Hà Nội sẽ phát triển mô hình Trung tâm thiết kế sáng tạo, quảng bá sản phẩm OCOP gắn với du lịch

Dự kiến đến cuối năm 2023, Hà Nội sẽ phát triển từ 5 - 9 mô hình Trung tâm Thiết kế sáng tạo, giới thiệu, quảng bá và bán sản phẩm OCOP, làng nghề gắn với du lịch.
Thương hiệu Trà Ô Long - Tạo dựng uy tín với người tiêu dùng trong và ngoài nước

Thương hiệu Trà Ô Long - Tạo dựng uy tín với người tiêu dùng trong và ngoài nước

Không chỉ là sản phẩm trà Ô Long đạt OCOP 4 sao, Công ty Cổ phần chè Thái Bình Lạng Sơn còn là đơn vị đầu tiên chế biến thành công trà Ô Long trên thị trường trà Việt Nam và xuất khẩu vào các thị trường “khó tính” như Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan.
“Măng khô rừng Cà Roòng”, sản phẩm OCOP 3 sao của người Vân Kiều

“Măng khô rừng Cà Roòng”, sản phẩm OCOP 3 sao của người Vân Kiều

Măng rừng Cà Roòng là sản vật gắn liền với đời sống bao đời của đồng bào Vân Kiều ở xã miền núi Thượng Trạch (huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình). Sản phẩm măng rừng Cà Roòng nay dần trở thành một thương hiệu được thị trường đón nhận, đang tỏa đi muôn nơi. Đời sống người Vân Kiều cũng theo đó được nâng lên. Câu chuyện Măng khô rừng Cà Ròong trở thành sản phẩm OCOP 3 sao cũng bắt đầu từ đó…
Hưng Yên rót trên 7 tỷ đồng cho mục tiêu phát triển OCOP

Hưng Yên rót trên 7 tỷ đồng cho mục tiêu phát triển OCOP

Đến năm 2025, tỉnh Hưng Yên phấn đấu có thêm 70-100 sản phẩm OCOP được công nhận, nâng tổng số sản phẩm OCOP được công nhận lên 265-280 sản phẩm đạt từ 3 sao trở lên.
Quảng Trị: Sản phẩm OCOP đem lại cơ hội làm giàu cho nhiều nông dân

Quảng Trị: Sản phẩm OCOP đem lại cơ hội làm giàu cho nhiều nông dân

Ở huyện miền núi Cam Lộ tỉnh Quảng Trị, sản phẩm OCOP 4 sao Cao Chè Vằng trong chương trình mỗi xã một sản phẩm OCOP đang mang lại thu nhập cao, bền vững cho nhiều hộ dân.
Nước mắm chắt Phu Hiền: Tạo dựng niềm tin với khách hàng

Nước mắm chắt Phu Hiền: Tạo dựng niềm tin với khách hàng

Không chỉ là sản phẩm đạt OCOP 3 sao, mỗi giọt nước mắm chắt Phu Hiền truyền thống như chắt lọc từ tinh hoa của biển cả vào từng mâm cơm Việt.
Kon Tum: Xuất hiện củ sâm Ngọc Linh hơn 200 triệu đồng

Kon Tum: Xuất hiện củ sâm Ngọc Linh hơn 200 triệu đồng

Trong Hội thi sâm Ngọc Linh lần thứ nhất năm 2023 được tổ chức tại huyện Tu Mơ Rông, Kon Tum đã xuất hiện củ sâm Ngọc Linh hơn 20 năm tuổi với giá 250 triệu đồng.
Đắk Lắk: Làng nghề bánh tráng, bún.. đang "chạy đua" dịp Tết Nguyên đán

Đắk Lắk: Làng nghề bánh tráng, bún.. đang "chạy đua" dịp Tết Nguyên đán

Nhiều làng nghề bánh tráng, bún, phở khô...tại Đắk Lắk những ngày qua máy móc hoạt động rầm rầm để "chạy đua" cho kịp khối lượng hàng trong dịp Tết Nguyên đán năm 2023.
Quảng Nam hỗ trợ sản xuất nông nghiệp và tăng cường tiêu thụ sản phẩm OCOP

Quảng Nam hỗ trợ sản xuất nông nghiệp và tăng cường tiêu thụ sản phẩm OCOP

Thời gian vừa qua, các ban ngành liên quan và chính quyền các địa phương trên địa bàn tỉnh Quảng Nam đã tích cực hỗ trợ chủ thể OCOP đẩy mạnh quảng bá, kết nối đối tác nhằm mở rộng thị trường.
Sắp diễn ra hội chợ OCOP Quảng Ninh – Xuân 2023

Sắp diễn ra hội chợ OCOP Quảng Ninh – Xuân 2023

Hội chợ OCOP Quảng Ninh - Xuân 2023, có quy mô trên 200 gian hàng quảng bá và giới thiệu các sản phẩm OCOP Quảng Ninh và các sản phẩm nông sản các tỉnh, thành phố trên cả nước.
Huyện Phú Xuyên tổ chức hội nghị đánh giá, phân hạng các sản phẩm OCOP năm 2022

Huyện Phú Xuyên tổ chức hội nghị đánh giá, phân hạng các sản phẩm OCOP năm 2022

Vừa qua, UBND huyện Phú Xuyên tổ chức hội nghị đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP cấp huyện năm 2022.
Bắc Ninh đẩy mạnh thực hiện Chương trình OCOP trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2022-2025

Bắc Ninh đẩy mạnh thực hiện Chương trình OCOP trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2022-2025

Thời gian qua, tỉnh Bắc Ninh đã tích cực đẩy mạnh triển khai thực hiện Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP). Qua đó góp phần nâng cao thu nhập của người dân, thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn, thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu lao động nông thôn hợp lý, bảo vệ môi trường, phát triển kinh tế xã hội nông thôn bền vững.
Đắk Lắk: Nhiều sản phẩm OCOP đạt 3-4 sao

Đắk Lắk: Nhiều sản phẩm OCOP đạt 3-4 sao

Tỉnh Đắk Lắk vừa công bố 13/21 sản phẩm OCOP đạt từ 3 - 4 sao cấp tỉnh; trong đó, có 1 sản phẩm đạt 4 sao là Macca Ea H'leo của Hợp tác xã (HTX) Sản xuất, Thương mại, Dịch vụ nông nghiệp Macca Ea H'leo.
Ruốc tép Nguyên Nhàn - Tạo dựng niềm tin với người tiêu dùng

Ruốc tép Nguyên Nhàn - Tạo dựng niềm tin với người tiêu dùng

Sản phẩm Mắm tép và Ruốc tép chưng thịt, Nguyên Nhàn đang dần khẳng định thương hiệu và chiếm lĩnh thị trường. Đây cũng là 2 sản phẩm đạt tiêu chuẩn 3 sao tại cuộc thi đánh giá và phân hạng sản phẩm OCOP Thị xã Quảng Yên (Quảng Ninh) năm 2020.
Đắk Lắk: Nông dân làm nóng hội trường vì "lùm xùm" mã vùng trồng

Đắk Lắk: Nông dân làm nóng hội trường vì "lùm xùm" mã vùng trồng

Sáng 21/12, UBND tỉnh Đắk Lắk và Hội Nông dân tỉnh tổ chức Hội nghị Đối thoại giữa lãnh đạo UBND tỉnh và nông dân sản xuất kinh doanh giỏi, chủ thể sản phẩm OCOP năm 2022 với Chủ đề “Hỗ trợ nông dân chuyển từ sản xuất nông nghiệp sang kinh tế nông nghiệp, phát triển nông nghiệp bền vững”.
Hưng Yên phấn đấu đến năm 2030 100% sản phẩm OCOP có dữ liệu truy xuất nguồn gốc

Hưng Yên phấn đấu đến năm 2030 100% sản phẩm OCOP có dữ liệu truy xuất nguồn gốc

Từ nay đến năm 2025, Hưng Yên phấn đấu đạt 50% các tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân trên địa bàn tỉnh đang hoạt động sản xuất, kinh doanh thuộc các lĩnh vực nông lâm thủy sản, giống cây trồng, vật nuôi, thực phẩm và dược phẩm được đào tạo, tập huấn, hướng dẫn kiến thức về hệ thống truy xuất nguồn gốc áp dụng các tiêu chuẩn quốc gia, quốc tế và quy chuẩn kỹ thuật quốc gia.
Lễ khai mạc ấn tượng của Festival sản phẩm nông nghiệp và làng nghề Hà Nội 2022

Lễ khai mạc ấn tượng của Festival sản phẩm nông nghiệp và làng nghề Hà Nội 2022

Khai mạc lần này cho thấy, Festival không chỉ góp phần kích cầu nội địa, tăng tổng mức bán lẻ hàng hóa, đẩy mạnh lượng tiêu thụ, mà còn là dịp để quảng bá những thành tựu quan trọng trong phát triển kinh tế nông nghiệp.
Hưng Yên thúc đẩy xây dựng thương hiệu sản phẩm OCOP

Hưng Yên thúc đẩy xây dựng thương hiệu sản phẩm OCOP

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) tỉnh Hưng Yên đã triển khai thực hiện các chính sách khuyến khích phát triển nông nghiệp trên địa bàn tỉnh. Trong đó, hỗ trợ thúc đẩy hình thành và phát triển các vùng sản xuất hàng hóa tập trung, quy mô lớn gắn với bảo quản, chế biến và tiêu thụ sản phẩm, xây dựng thương hiệu cho sản phẩm OCOP.
Dấu ấn tại lễ khai mạc Festival sản phẩm nông nghiệp và làng nghề Hà Nội 2022

Dấu ấn tại lễ khai mạc Festival sản phẩm nông nghiệp và làng nghề Hà Nội 2022

Lễ khai mạc Festival sản phẩm nông nghiệp và làng nghề Hà Nội 2022 được tổ chức tại Khu Liên hợp thể thao quốc gia Mỹ Đình, UBND thành phố Hà Nội, Sở NN&PTNT vào tối ngày 14/12.
Xưa là “rau cứu đói” nhà nghèo, nay đem muối chua là sản phẩm OCOP 3 sao, nấu canh cá tép ăn một lần mê cả đời

Xưa là “rau cứu đói” nhà nghèo, nay đem muối chua là sản phẩm OCOP 3 sao, nấu canh cá tép ăn một lần mê cả đời

Nguyên liệu để làm rau sắn muối gồm có: ngọn rau sắn nếp tươi, măng tre, ớt quả chín, muối tinh, nước sạch… Sau khi chế biến, rau sắn thành phẩm đạt độ chua phù hợp, đóng gói thành từng túi có trọng lượng từ 600g-1kg.
Trong năm 2023, Hà Nội phấn đấu có thêm 20 - 30 điểm giới thiệu và bán sản phẩm OCOP

Trong năm 2023, Hà Nội phấn đấu có thêm 20 - 30 điểm giới thiệu và bán sản phẩm OCOP

Nhằm phát triển các điểm giới thiệu và bán sản phẩm OCOP gắn với các địa điểm kinh doanh, du lịch làng nghề, du lịch nông thôn trên địa bàn, trong năm 2023, TP. Hà Nội sẽ phát triển thêm 20 – 30 điểm giới thiệu sản phẩm OCOP.
Hà Nội: Đánh giá phân hạng, đánh giá 45 sản phẩm OCOP thuộc 04 quận, huyện

Hà Nội: Đánh giá phân hạng, đánh giá 45 sản phẩm OCOP thuộc 04 quận, huyện

Ngày 12/12, Hội đồng đánh giá, phân hạng sản phẩm Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) thành phố Hà Nội (Hội đồng OCOP thành phố Hà Nội) đã tổ chức hội nghị đánh giá lần 1 đối với 45 sản phẩm dự thi của 4 quận, huyện là: Bắc Từ Liêm, Đan Phượng, Hoài Đức, Ứng Hòa.
Đắk Lắk: Khuyến cáo ngươi dân không mở rộng diện tích trồng sầu riêng

Đắk Lắk: Khuyến cáo ngươi dân không mở rộng diện tích trồng sầu riêng

Thời gian gần đây, diện tích sầu riêng tại tỉnh Đắk Lắk đang tăng lên rất nhanh. Ngành nông nghiệp tỉnh Đắk Lắk khuyến cáo người dân không chặt bỏ cây cà phê, cây tiêu để trồng sầu riêng.
OCOP khởi nghiệp có mặt tại Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2022

OCOP khởi nghiệp có mặt tại Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2022

Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2022 diễn ra đến ngày 10/12, thu hút 174 đơn vị, tập đoàn, doanh nghiệp đến từ 30 quốc gia trên thế giới trong khu vực ASEAN, châu Á, châu Âu, châu Mỹ. Tại sự kiện, các sản phẩm tiêu biểu của Việt Nam tại khu trưng bày và giới thiệu sản phẩm của Bộ Nông nghiệp & Phát triển nông thôn nhận được sự quan tâm đông đảo của các khách hàng trong và ngoài nước.
40 sản phẩm OCOP của huyện Đông Anh được đánh giá và phân hạng

40 sản phẩm OCOP của huyện Đông Anh được đánh giá và phân hạng

Ngày 9/12, Hội đồng đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP thành phố Hà Nội đã tiến hành tổ chức Hội nghị đánh giá và phân hạng sản phẩm OCOP cấp thành phố năm 2022 cho 40 sản phẩm của huyện Đông Anh.
Mắc ca – Thúc đẩy phát triển xanh, nhanh, bền vững cho vùng cao: Kỳ II: Chủ trương đúng, trúng và bài bản, có lộ trình

Mắc ca – Thúc đẩy phát triển xanh, nhanh, bền vững cho vùng cao: Kỳ II: Chủ trương đúng, trúng và bài bản, có lộ trình

Mắc ca - cây trồng “đi sau, về trước” và tạo sinh kế bền vững cho người dân vùng cao, biên giới. Hiện, cây trồng này đang thu hút các doanh nghiệp có tiềm lực, kinh nghiệm đầu tư trồng theo chuỗi liên kết sản xuất, bao tiêu sản phẩm. Đây là cơ sở quan trọng, đưa mắc ca trở thành một trong những sản phẩm nông sản chủ lực xuất khẩu của tỉnh.
Xem thêm

Tin đọc nhiều

Loại "cỏ dại" người Việt dùng cho gia súc ăn, nhưng sang Trung Quốc được coi là "rau trường thọ"

Sự thật đằng sau loại rau khô như rơm, đắt hơn thịt vẫn được săn lùng

Ồ ạt trồng sầu riêng cả trên đất phèn, vì sao chuyên gia cảnh báo 'chỉ đi đến con đường phá sản'?

Thứ cỏ dại xưa ít người ăn nay vừa làm rau ngon vừa làm thuốc quý

Những thực phẩm là “vua bổ xương”, giá rẻ bèo nhưng công dụng vô biên

Thứ rau mọc dại mềm oặt, yếu ớt tưởng “vô dụng”, hoá ra vừa là thực phẩm hay vừa là thuốc tốt

Giá heo hơi hôm nay (20/3) kịch trần 51.000 đồng/kg, giảm thuế có cứu được người chăn nuôi?

Giá nông sản hôm nay (20/3), sắc đỏ bao trùm sàn kỳ hạn khi cà phê lao dốc, giá tiêu đứng vững mốc 66.500 đồng/kg

Bỏ chút tiền mua trúm, nông dân ở Quảng Bình thu tiền triệu mỗi đêm đi bẫy con đặc sản

Siêu phẩm duối bonsai Đất Võ đạt cảnh giới thượng thừa, dậy sóng với giá 3,5 tỷ đồng

Trồng nấm kim châm từ rễ bỏ đi, sau 2 tuần, cả nhà ăn “đã đời” không hết

Giá nông sản hôm nay (21/3) cà phê bật tăng 400 đồng/kg, hồ tiêu bất động quanh đáy cũ

Khẩn cấp bảo vệ đàn voọc chà vá chân xám quý hiếm trước nạn săn bắn tràn lan trong rừng phòng hộ

Trồng giống cỏ nghe tên đã thấy ngọt, không mất công chăm, nhà nông cầm chắc 300 triệu đồng/ha

Về quê chở hàng tấn đất lên phố làm vườn sân thượng, cô giáo nhận thành quả bất ngờ

Thương hiệu nổi bật

eco-parl
cai-lan
vinamil
richy-nho
sun-group
logo-erowindow
partner-bivaco
partner-shb
partner-tan-hoang-minh-group
partner-hdbank
partner-sunshine-group
partner-vinacomin
partner-viglacera
partner-th
partner-bacabank
partner-danko-group
ttp
doji
nam-cuong
bidv-1
partner-vingroup
bimland
novaland
hung-thinh
intracom-2
Phiên bản di động