Đồng Tháp sắp tổ chức Ngày hội Cá tra năm 2024 Xuất khẩu thủy sản của Việt Nam trở lại mốc 1 tỷ USD Hà Lan nhập khẩu cá tra Việt Nam nhiều nhất trong khối EU |
Cá tra Việt Nam không còn “một mình một chợ”. |
Cá tra Việt Nam không còn “một mình một chợ”
Tại hội nghị tổng kết cá tra năm 2024, tổ chức tại Đồng Tháp, ngày 17/11. Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn thông tin, sản lượng cá tra năm 2024 ước đạt 1,6 triệu tấn, tương đương năm trước. Tính đến ngày 15/10, kim ngạch xuất khẩu cá tra đạt 1,56 tỷ USD, tăng 8,9% so với cùng kỳ 2023, song mức tăng trưởng không đều do bị sự cạnh tranh gay gắt từ các quốc gia và dòng sản phẩm cá thịt trắng khác.
Theo Cục Thủy sản, cá tra Việt Nam chiếm 42% sản lượng cá tra toàn cầu, còn các nước Ấn Độ, Trung Quốc, Bangladesh chiếm từ 15-21 %. Cục phân tích sản lượng cá tra Ấn Độ ngày càng tăng song kích cỡ cá rất nhỏ, chủ yếu cung cấp trong nước. Tương tự, Trung Quốc đã nuôi cá tra hơn 7 năm qua, duy trì sản lượng mỗi năm khoảng 1,4 triệu tấn, chủ yếu phục vụ trong nước. Tuy nhiên điều này cũng có nghĩa là họ sẽ giảm nhập khẩu.
Riêng Indonesia, sản lượng không cao nhưng đã xuất khẩu sang thị trường Trung Đông với nhãn hàng riêng và đang tạo uy tín. Ngoài ra, cá tra cũng bị cạnh tranh bởi những loại cá thịt trắng khác như cá rô phi - chiếm 20% thị phần cá thịt trắng toàn cầu và cá tuyết.
Cục Thủy sản khuyến cáo các doanh nghiệp cá tra nên nâng cao về chất lượng, tỷ lệ mạ băng (lớp nước đóng băng trên bề mặt sản phẩm), xây dựng thương hiệu để có giá bán phù hợp. Cục cho biết Thái Lan không ghi nhận trên bản đồ nuôi cá tra nhưng họ xuất khẩu sang Mỹ. Năm 2022, giá của Thái Lan chỉ bằng một nửa cá tra Việt Nam và hai năm sau lại ghi nhận giá cao gấp đôi.
Ngoài việc thị trường bị cạnh tranh, cá tra còn gặp nhiều khó khăn như 70% cá giống bố mẹ không qua chọn lựa, cơ sở sản xuất ương dưỡng cá giống được cấp giấy chứng nhận chiếm tỷ lệ nhỏ, tỷ lệ sống của cá giống thấp, giá vật tư đầu vào tăng khiến giá thành sản xuất cao.
Theo Hiệp hội chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VSEP), thị phần xuất khẩu cá tra năm nay đang có sự thay đổi so với năm 2023. Cụ thể, Trung Quốc chiếm 29%, giảm 2%, trong khi thị trường Mỹ từ 15% tăng lên 18%. Ngoài hai thị trường chính, nhóm thị trường nhỏ như Brazil, Nhật Bản, Colombia, Nga có tăng trưởng xuất khẩu khá ấn tượng.
Chuyển đổi sản xuất, hướng đến phát triển bền vững
Nhiều giải pháp phát triển ngành hàng cá tra được đưa ra tại Hội nghị Tổng kết ngành hàng cá tra năm 2024 và bàn giải pháp triển khai nhiệm vụ năm 2025 diễn ra tại Đồng Tháp ngày 17/11. |
Tại hội nghị, các đơn vị quản lý nghành hàng, chuyên gia, doanh nghiệp chế biến và người nuôi cá tra đều quan tâm đến việc sản xuất bền vững, xanh hóa giá trị sản phẩm để nâng cao thương hiệu, giúp cá tra Việt Nam tiến vào những thị trường khắt khe bậc nhất như cộng đồng các quốc gia Hồi giáo với hơn 2 tỷ dân.
Các chuyên gia cho rằng khi áp dụng đồng bộ công nghệ mới trong quá trình nuôi, mỗi ha ao nuôi cá tra mỗi năm có thể giảm phát thải đến hơn 800 tấn CO2. Hơn nữa, với công nghệ nuôi hiện đại, tỷ lệ cá sống sẽ được nâng cao, tăng hiệu quả sản xuất.
Ông Trần Văn Hùng (Đồng Tháp), đại diện một trong những doanh nghiệp nuôi, chế biến cá tra lớn bậc nhất Việt Nam kiến nghị Nhà nước cần hỗ trợ cho doanh nghiệp về việc xây dựng vùng nuôi đạt chứng nhận giảm phát thải để xuất khẩu đa dạng hơn với các thị trường.
Ông Hùng cho rằng các doanh nghiệp sẵn sàng cung cấp ao nuôi để cơ quan chức năng thí điểm áp dụng công nghệ sản xuất mới. Ông cũng đề nghị Nhà nước hỗ trợ khâu sản xuất cá giống và chuẩn hóa việc sản xuất cá tra giống để đảm bảo chất lượng hàng hóa.
Ngoài ra, ông Hùng cho biết thêm, phế phẩm chế biến chiếm đến hơn 60% khối lượng con cá tra. Tận dụng được lượng phế phẩm này sẽ góp phần giúp tăng giá trị ngành hàng.
Chủ trì hội nghị, Thứ trưởng NN&PTNT Phùng Đức Tiến đề nghị, các Bộ, ngành, địa phương cần phát triển giống cá tra theo hướng công nghiệp, với quy mô sản xuất lớn, đảm bảo an toàn sinh học.
Đồng thời, kiểm soát chặt chẽ trong quản lý, sử dụng kháng sinh trong nuôi trồng; quản lý chặt chẽ các cơ sở sản xuất giống cá tra, đảm bảo chất lượng nguồn giống; sản xuất, chế biến cá tra phải hướng đến sản xuất xanh, giảm phát thải; nâng cao hiệu quả công tác nghiên cứu khoa học trong nuôi trồng, sản xuất cá tra.
"Đặc biệt, hình thành chuối khép kín trong sản xuất – chế biến – tiêu thụ; tăng cường ứng dụng khoa học công nghệ, tận dụng các phụ phẩm nhằm gia tăng giá trị sản phẩm; bên cạnh các thị trường truyền thống cần tìm kiếm và phát triển các thị trường mới tiềm năng, trong đó có thị trường Hồi giáo đáp ứng được yêu cầu chứng nhận Halal – Thứ trưởng nhấn mạnh.
Việt Nam đứng thứ 3 thế giới về xuất khẩu thủy sản |
Kỳ vọng xuất khẩu cá tra giữ được “phong độ” những tháng cuối năm |
Việt Nam chiếm 90% thương mại cá tra thế giới |