Yêu cầu về Kiểm dịch thực vật xuất khẩu sang Nhật Bản Xuất khẩu trái cây sẽ đạt trên 5 tỷ USD vào năm 2025 Lý do khiến thanh long Việt mất vị trí dẫn đầu |
Đầu tháng 9, hàng loạt các doanh xuất khẩu chuối, mít, sầu riêng, thanh long, xoài...nhận được thông báo tạm dừng xuất khẩu trái cây vào thị trường Trung Quốc. |
Tại buổi họp báo thường kỳ tháng 9 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn diễn ra sáng 29/9, bà Nguyễn Thị Thu Hương - Phó Cục trưởng Cục Bảo vệ thực vật - khẳng định, thông tin mới đây Trung Quốc tạm dừng nhập khẩu đối với 74 mã số vùng trồng và 47 cơ sở đóng gói trái cây vi phạm kiểm dịch thực vật là không chính xác.
Việc này là do Việt Nam chủ động tạm dừng, thu hồi các mã số này để rà soát lại hệ thống, yêu cầu các biện pháp khắc phục để đáp ứng yêu cầu nước nhập khẩu.
Theo bà Hương, trên thực tế có hai cách ứng xử với mã số vi phạm. Theo đó, nước xuất khẩu chủ động tạm dừng để rà soát, tự khắc phục nhằm tăng cường tính minh bạch trong quá trình thực hiện; hoặc là nước nhập khẩu tạm dừng các mã số vi phạm.
Trong hai trường hợp này, nếu để nước nhập khẩu thu hồi thì đây là chuyện rất lớn, khi đó việc đàm phán để tháo gỡ sẽ mất nhiều thời gian, chưa kể là ảnh hưởng đến xuất khẩu ngành hàng đó. Do đó, thông thường Việt Nam và các nước sẽ chọn phương án chủ động thu hồi để khắc phục trước khi cho phép xuất khẩu trở lại.
Việc cấp, quản lý mã số vùng trồng, cơ sở đóng gói của Việt Nam hiện nay chủ yếu theo yêu cầu của nước nhập khẩu.
Và để quản lý tốt hơn mã số vùng trồng hiện Cục Bảo vệ thực vật đang phối hợp cùng Cục Trồng trọt xây dựng Nghị định quản lý mã số vùng trồng, cơ sở đóng gói và nghị định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực này.
"Thông tin về các mã số vùng trồng, cơ sở đóng gói vi phạm đều được Cục Bảo vệ thực vật gửi đến các tỉnh, đăng trên website của Cục. Việc công khai các doanh nghiệp vi phạm để răn đe cũng như bảo vệ doanh nghiệp làm tốt", bà Hương nói thêm.
Họp báo thường kỳ Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn |
Về việc công khai các doanh nghiệp vi phạm để răn đe cũng như bảo vệ doanh nghiệp làm tốt, bà Hương cho biết khi nhận được thông báo vi phạm từ nước nhập khẩu như Trung Quốc hay các nước khác, Cục Bảo vệ thực vật đều thông báo đến địa phương để truy xuất nguyên nhân và các biện pháp khắc phục, sau khi khắc phục xong, Cục Bảo vệ thực vật sẽ đàm phán để nước nhập khẩu cho phép sử dụng lại mã số.
"Thông tin về các mã số vùng trồng, cơ sở đóng gói vi phạm đều được Cục Bảo vệ thực vật gửi đến các tỉnh, đăng trên website của cục" - bà Hương nói thêm.
Theo thống kê, chỉ riêng 8 tháng đầu năm 2023, đã phát hiện 370 lô hàng chuối, xoài, thanh long, sầu riêng, mít bị cảnh báo đều liên quan đến mã số vùng trồng và cơ sở đóng gói của 13 tỉnh.
9 tháng đầu năm 2023, một số mặt hàng có tốc độ tăng trưởng xuất khẩu nông sản nổi trội. Cụ thể, xuất khẩu rau quả đạt 4,2 tỷ USD, tăng 71,8% so với cùng kỳ năm ngoái; xuất khẩu hạt điều đạt 2,61 tỷ USD, tăng 14,3% so với cùng kỳ năm ngoái; xuất khẩu cà phê đạt 3,16 tỷ USD, tăng 1,9% so với cùng kỳ năm ngoái.