Vì sao AstraZeneca thu hồi vaccine Covid-19 trên toàn cầu?

AstraZeneca cho biết Vaccine Vaxzevria bị thu hồi vì lý do thương mại và không còn được sản xuất hoặc cung cấp nữa, thay vào đó là các loại vaccine hữu hiệu hơn, có khả năng phòng chống nhiều biến chủng COVID-19 mới.
Chính phủ đồng ý mua 400.000 liều vaccine AstraZeneca của Hungary Tiếp nhận 1.540.000 liều vacccine AstraZeneca do Chính phủ Nhật Bản viện trợ Vì sao không nên lạm dụng xét nghiệm tìm “cục máu đông”?
Vaccine Vaxzevria của AstraZeneca
Vaccine Vaxzevria của AstraZeneca.

Bị loại bỏ khỏi thị trường vì lý do thương mại

Theo Telegraph, vaccine COVID-19 của AstraZeneca đang bị thu hồi trên toàn thế giới, vài tháng sau khi gã khổng lồ dược phẩm có trụ sở tại Anh lần đầu tiên thừa nhận vaccine này có thể gây ra tác dụng phụ hiếm gặp và nguy hiểm.

Theo AstraZeneca, vaccine bị loại bỏ khỏi thị trường vì lý do thương mại. Công ty sẽ rút giấy phép tiếp thị vaccine này ở thị trường châu Âu. "Vì có nhiều loại vaccine Covid-19 đã được phát triển, nhu cầu đối với Vaxzevria (tên gọi khác của vaccine Covid) giảm", hãng cho biết ngày 8/5.

Hiện vaccine Covid-19 của AstraZeneca (thuộc thế hệ đầu tiên) đã không còn được sản xuất, trong khi các hãng khác tung ra nhiều loại vaccine được điều chỉnh để phù hợp hơn với biến chủng mới. Tuy nhiên, tình trạng dư thừa đang diễn ra vì nhiều người không chủng ngừa.

Marco Cavaleri, người đứng đầu bộ phận vaccine tại Cơ quan Dược phẩm châu Âu, cũng cho biết sẽ thu hồi giấy cấp phép Vaxzevria. Lý do tương tự AstraZeneca đưa ra: vaccine đã không còn được sử dụng, nhu cầu sụt giảm.

Trong một tuyên bố, AstraZeneca cho biết: "Chúng tôi rất tự hào về vai trò của Vaxzevria trong việc chấm dứt đại dịch toàn cầu. Theo ước tính độc lập, hơn 6,5 triệu sinh mạng đã được cứu trong năm đầu tiên sử dụng và hơn ba tỷ liều đã được cung cấp trên toàn cầu.

Công sức của chúng tôi đã được các chính phủ trên khắp thế giới công nhận và được coi là một yếu tố quan trọng trong việc chấm dứt đại dịch toàn cầu".

AstraZeneca thừa nhận vaccine Vaxzevria gây cục máu đông

AstraZeneca thừa nhận vaccine Vaxzevria gây ra tác dụng phụ hiếm gặp là đông máu và giảm tiểu cầu (TTS). Người bệnh sẽ phát triển huyết khối trong mạch máu não hoặc những bộ phận khác trên cơ thể, đồng thời có lượng tiểu cầu thấp. Cụ thể, huyết khối là sự hình thành của cục máu đông, có thể làm giảm lưu lượng máu bình thường trong mạch máu. Còn giảm tiểu cầu là tình trạng thiếu hụt tiểu cầu trong máu. Tác dụng phụ này có thể dẫn đến đột quỵ, tuy nhiên các cơ quan chức năng cho rằng rất hiếm gặp, chỉ 1 trên 250.000 người Anh gặp biến chứng này. Ngoài ra, đông máu còn do nhiều nguyên nhân khác, không chỉ do tiêm vaccine.

Theo Telegraph, ít nhất 81 trường hợp ở Anh đã tử vong, hàng trăm trường hợp gặp vấn đề sức khỏe sau khi tiêm chủng. AstraZeneca đang bị hơn 50 nạn nhân và gia đình kiện lên Tòa án Tối cao. Tuy nhiên, hãng khẳng định việc thu hồi vaccine không liên quan đến các vụ kiện tại tòa án. Theo AstraZeneca, thời điểm đưa ra quyết định hoàn toàn là sự trùng hợp ngẫu nhiên.

"Chúng tôi vô cùng tự hào về vai trò của Vaxzevria trong việc chấm dứt đại dịch toàn cầu. Theo ước tính độc lập, vaccine đã cứu sống hơn 6,5 triệu người trong năm đầu tiên", hãng nói.

Đơn vị này đang làm việc với các cơ quan quản lý trên thế giới và đối tác để thống nhất con đường rõ ràng để giải quyết vụ việc. Chính phủ Anh và các nước phần lớn sử dụng vaccine AstraZeneca vào mùa thu năm 2021. Sau đó, tại Anh, vaccine được thay thế bằng Pfizer và Moderna để kịp triển khai trong chương trình tiêm chủng tăng cường vào cuối năm.

AstraZeneca thừa nhận vaccine Vaxzevria gây cục máu đông.
AstraZeneca thừa nhận vaccine Vaxzevria gây cục máu đông.

Từng tiêm vắc xin AstraZeneca, có cần xét nghiệm tìm “cục máu đông”?

Ngay sau khi có thông tin AstraZeneca thừa nhận vắc xin COVID-19 của hãng có thể gây tác dụng phụ hiếm gặp là hình thành cục máu đông, rất nhiều người đã đặt câu hỏi có nên đi xét nghiệm để tìm “cục máu đông”?

Trước băn khoăn này, nhiều chuyên gia cho rằng việc thực hiện một xét nghiệm khi không có biểu hiện lâm sàng là điều không cần thiết. Thậm chí, thông tin này còn khiến người dân hoang mang, đổ xô đi xét nghiệm gây tốn kém.

PGS.TS Nguyễn Hoài Nam - chủ tịch Hội Tĩnh mạch học TP.HCM - cho rằng việc khuyến cáo xét nghiệm D-Dimer để tìm cục máu đông với người không thuộc nhóm nguy cơ, không có biểu hiện lâm sàng như khuyến cáo trên là chưa chính xác, dễ làm người dân hoảng sợ, đổ xô đi xét nghiệm.

PGS Nam cho biết xét nghiệm D-Dimer là một xét nghiệm phổ biến, giá thành trung bình, được thực hiện tại hầu hết các phòng xét nghiệm.

Dù phổ biến nhưng người bệnh chỉ được thực hiện xét nghiệm D-Dimer khi bác sĩ chuyên khoa tim mạch chỉ định.

Theo đó, bác sĩ sẽ đo tim mạch người bệnh. Khi có dấu hiệu thiếu máu cơ tim hoặc nhồi máu cơ tim, đặc biệt có các dấu hiệu lâm sàng (đau nặng ngực phía bên trái, đau nhói dọc theo cánh tay bên trái, mệt, khó thở, vã mồ hôi…) thì mới thực hiện thêm xét nghiệm D-Dimer và cho kết quả chính xác.

"Với người có sức khỏe bình thường, khi xét nghiệm D-Dimer thường cho ra kết quả sai lệch, từ đó dễ gây hoang mang, lo lắng thêm", bác sĩ Nam khuyến cáo.

BS Đoàn Dư Mạnh - thành viên Hội Bệnh mạch máu Việt Nam - cũng cho rằng không nên lạm dụng xét nghiệm gây tốn kém, hoang mang trong dư luận.

"Chỉ khi người dân có biểu hiện lâm sàng mới nên thực hiện các xét nghiệm để chẩn đoán. Bên cạnh đó, xét nghiệm chỉ là một phần, khi phát hiện bất thường cần tiến hành các chụp chiếu khác để xác định vị trí, mức độ huyết khối mới có biện pháp điều trị phù hợp. Không phải huyết khối nào cũng có thể sử dụng thuốc để điều trị.

Tốt nhất, người dân khi nhận thấy bất thường về sức khỏe nên đến cơ sở y tế uy tín để thăm khám. Đồng thời, khám sức khỏe định kỳ để theo dõi diễn biến sức khỏe, điều trị ổn định bệnh lý nền. Nên duy trì lối sống lành mạnh, khoa học để tăng cường sức khỏe", BS Mạnh khuyến cáo.

Việt Nam nhận thêm 2,6 triệu liều vắc-xin AstraZeneca do Đức hỗ trợ Việt Nam nhận thêm 2,6 triệu liều vắc-xin AstraZeneca do Đức hỗ trợ
Chính phủ đồng ý mua 400.000 liều vaccine AstraZeneca của Hungary Chính phủ đồng ý mua 400.000 liều vaccine AstraZeneca của Hungary
Tiếp nhận 1.540.000 liều vacccine AstraZeneca do Chính phủ Nhật Bản viện trợ Tiếp nhận 1.540.000 liều vacccine AstraZeneca do Chính phủ Nhật Bản viện trợ
Ngọc Anh

Có thể bạn quan tâm

Cùng chuyên mục

Tin khác

Có nên cho trẻ em uống nước dừa?

Có nên cho trẻ em uống nước dừa?

Nước dừa từ lâu đã được biết đến như thức uống giải khát tự nhiên, tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên, nhiều bậc phụ huynh vẫn băn khoăn liệu nước dừa có thực sự phù hợp với trẻ em hay không?
Ban Chỉ đạo 389 Gia Lai xử phạt 871 vụ số tiền gần 15 tỷ đồng

Ban Chỉ đạo 389 Gia Lai xử phạt 871 vụ số tiền gần 15 tỷ đồng

Vừa qua, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Hữu Quế -Trưởng Ban Chỉ đạo chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả tỉnh Gia Lai đã chủ trì hội nghị sơ kết công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả trong 6 tháng đầu năm, triển khai nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2024.
92% dân số tỉnh Bến Tre tham gia bảo hiểm y tế

92% dân số tỉnh Bến Tre tham gia bảo hiểm y tế

Theo thống kê từ ngành y tế Bến Tre, số người tham gia bảo hiểm y tế tại tỉnh này là gần 1,2 triệu người, đạt 92,19% dân số toàn tỉnh, 100% người thuộc hộ cận nghèo đã được cấp thẻ bảo hiểm y tế từ ngày 1/1/2024.
Dưa hấu đại kỵ với thực phẩm nào?

Dưa hấu đại kỵ với thực phẩm nào?

Dưa hấu là hoa quả rất tốt cho sức khỏe của con người, tuy nhiên khi sử dụng dưa hấu cần lưu ý. Bởi khi chúng ta sử dụng những thực phẩm mà đại kỵ với dưa hấu sẽ không tốt cho sức khỏe.
Bộ Y tế yêu cầu tăng cường phòng chống bệnh sởi, ho gà

Bộ Y tế yêu cầu tăng cường phòng chống bệnh sởi, ho gà

Theo thông tin từ Bộ Y tế, tình hình bệnh sởi, ho gà tại một số tỉnh, thành phố có diễn biến phức tạp. Do đó Bộ Y tế yêu cầu các cơ sở khám chữa bệnh và các địa phương cần tăng cường phòng, kiểm soát lây nhiễm sởi, ho gà...
Cục Y tế dự phòng khuyến cáo người dân không tự ý tiêm vaccine bạch hầu

Cục Y tế dự phòng khuyến cáo người dân không tự ý tiêm vaccine bạch hầu

Theo Cục Y tế dự phòng - Bộ Y tế, người dân không nên tự ý tiêm vaccine chứa thành phần bạch hầu khi chưa có khuyến cáo.
Vụ Nha khoa Việt Pháp cấy ghép implant trái phép: Thanh tra Sở Y tế Đắk Lắk vào cuộc

Vụ Nha khoa Việt Pháp cấy ghép implant trái phép: Thanh tra Sở Y tế Đắk Lắk vào cuộc

Thanh tra Sở Y tế Đắk Lắk sẽ phối hợp cùng Công an tỉnh này để làm rõ các vi phạm và hoạt động cấy ghép implant trái phép tại Phòng khám chuyên khoa răng hàm mặt Nha khoa Quốc tế Việt Pháp Dental (Nha khoa Việt Pháp- TP Buôn Ma Thuột- Đắk Lắk).
Thủ tướng yêu cầu chủ động kiểm soát, ngăn chặn, không để lây lan, bùng phát bệnh bạch hầu

Thủ tướng yêu cầu chủ động kiểm soát, ngăn chặn, không để lây lan, bùng phát bệnh bạch hầu

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Công điện số 68/CĐ-TTg ngày 13/7/2024 chỉ đạo các bộ ngành, địa phương tăng cường công tác phòng, chống bệnh bạch hầu.
Những người tuyệt đối không nên ăn mít

Những người tuyệt đối không nên ăn mít

Mít là loại quả có lợi cho sức khỏe, được nhiều người yêu thích. Tuy nhiên không phải ai cũng ăn được loại quả này.
Rau luộc hay xào bổ dưỡng hơn?

Rau luộc hay xào bổ dưỡng hơn?

Các chuyên gia dinh dưỡng luôn đưa ra lời khuyên chúng ta nên bổ sung nhiều rau hơn trong chế độ ăn uống hàng ngày. Trong đó, cách chế biến rau cũng rất quan trọng để bảo toàn được các chất có trong rau.
Cách lựa chọn kem đánh răng phù hợp

Cách lựa chọn kem đánh răng phù hợp

Kem đánh răng là sản phẩm giúp vệ sinh răng hàng ngày cho con người, tuy nhiên lựa chọn kem đánh răng sao cho phù hợp không phải ai cũng biết ?
Nha khoa Quốc tế Việt Pháp Dental cấy ghép implant trái phép

Nha khoa Quốc tế Việt Pháp Dental cấy ghép implant trái phép

Phòng khám chuyên khoa răng hàm mặt Nha khoa Quốc tế Việt Pháp Dental (thuộc Công Ty TNHH Bệnh viện Việt Pháp Dental- địa chỉ tại 278 Ngô Quyền, phường Tân An, TP Buôn Ma Thuột, Đắk Lắk) chưa được cấp phép cấy ghép implant nha khoa nhưng đơn vị này vẫn quảng cáo rầm rộ trên mạng xã hội và tổ chức cấy ghép implant nha khoa cho khách hàng.
Tác dụng không ngờ của hồng trà đến sức khỏe con người

Tác dụng không ngờ của hồng trà đến sức khỏe con người

Hồng trà một loại nước uống đang được rất nhiều người ưu chuộng, giàu chất chống oxy hóa và có thể mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe, bao gồm cải thiện sức khỏe tim mạch, đường ruột cũng như giảm nguy cơ mắc một số bệnh.
Có nên dùng nước tía tô thay nước lọc?

Có nên dùng nước tía tô thay nước lọc?

Lá tía tô là loại rau thơm phổ biến với nhiều lợi ích cho sức khỏe. Việc uống nước lá tía tô thay nước lọc có được không, tác dụng của nước lá tía tô là gì và ai không nên sử dụng được nhiều người quan tâm.
Những lưu ý khi chế biến món ăn cho gia đình

Những lưu ý khi chế biến món ăn cho gia đình

Việc chế biến các món ăn cho bản thân và gia đình là rất quan trọng, bởi nếu không cẩn thận trong việc nấu nướng bạn có thể sẽ vô tình biến căn bếp thành nơi tiềm ẩn nguy cơ gây bệnh cho cả nhà.
Nguyên nhân gây rụng tóc khi gội đầu?

Nguyên nhân gây rụng tóc khi gội đầu?

Khi gội đầu bạn thấy vô cùng lo lắng vì tóc bỗng nhiên rụng quá nhiều. Tuy nhiên, đây là tình trạng có thể khắc phục được nếu bạn tìm ra nguyên nhân chính xác.
Tăng cường công tác phòng, chống sốt xuất huyết trên địa bàn Hà Nội

Tăng cường công tác phòng, chống sốt xuất huyết trên địa bàn Hà Nội

Theo thông tin từ Sở Y tế Hà Nội, trong tuần qua Hà Nội ghi nhận 118 ca mắc sốt xuất huyết, tăng 34 ca so với tuần trước. Các địa phương đã tăng cường thực hiện các chiến dịch vệ sinh môi trường để phòng chống dịch bệnh.
Khuyến cáo phòng chống bệnh bạch hầu từ Bộ Y tế

Khuyến cáo phòng chống bệnh bạch hầu từ Bộ Y tế

Bệnh bạch hầu là bệnh truyền nhiễm cấp tính nhóm B, thường gặp ở trẻ nhỏ và người lớn chưa có miễn dịch. Đây là một bệnh vừa nhiễm trùng vừa nhiễm độc và có thể gây ra các tổn thương nghiêm trọng cho người mắc. Người dân cần chủ động tìm hiểu về bệnh để có thể phòng chống bệnh hạch hầu hiệu quả.
Bệnh bạch hầu lây truyền thế nào?

Bệnh bạch hầu lây truyền thế nào?

Bệnh bạch hầu là một bệnh truyền nhiễm cấp tính, do vi khuẩn gây ra. Bệnh dễ lây lan và thành dịch nếu không được tiêm chủng và tiêm mũi nhắc lại. Vậy bệnh bạch hầu lây truyền thế nào và làm thế nào để phòng tránh lây truyền bạch hầu?
Gợi ý thực đơn trái cây hàng tuần cho cơ thể khỏe mạnh

Gợi ý thực đơn trái cây hàng tuần cho cơ thể khỏe mạnh

Nâng cao sức đề kháng, phòng ngừa bệnh tật và tăng cường hệ miễn dịch với thực đơn trái cây bổ dưỡng cho 7 ngày trong tuần.
Bệnh bạch hầu nguy hiểm như thế nào?

Bệnh bạch hầu nguy hiểm như thế nào?

Bệnh bạch hầu là một loại bệnh vừa mang tính chất cấp tính vừa mang tính chất cấp cứu vì ngoại độc tố của vi khuẩn bạch hầu cực kỳ mạnh.
Tạo điều kiện cho bệnh viện tư khám, chữa bệnh bằng bảo hiểm y tế

Tạo điều kiện cho bệnh viện tư khám, chữa bệnh bằng bảo hiểm y tế

Bộ Y tế cho biết sẽ tạo điều kiện cho các bệnh viện tư nhân tham gia khám, chữa bệnh bằng bảo hiểm y tế (BHYT) nhằm giảm tải cho các bệnh viện tuyến trên và giảm thiểu tình trạng lãng phí.
Sở Y tế TPHCM tuyên dương bác sĩ đã cấp cứu thành công một phụ nữ sốc phản vệ tại nhà thuốc trên đường 3 tháng 2

Sở Y tế TPHCM tuyên dương bác sĩ đã cấp cứu thành công một phụ nữ sốc phản vệ tại nhà thuốc trên đường 3 tháng 2

Sở Y tế trân trọng ghi nhận và giới thiệu rộng rãi đến đội ngũ các thầy thuốc một hình ảnh đẹp của “blouse trắng”, đó là BS Trần Thị Như Quỳnh, Điều dưỡng Nguyễn Thị Ngân Chi cùng các nhân viên của Nhà thuốc và cơ sở Tiêm chủng FPT Long Châu đã kịp thời cấp cứu và cứu sống một phụ nữ bị sốc phản vệ tại hiện trường.
Long Châu ghi dấu ấn với dự án “Đồng hành cùng chiến binh nhí”

Long Châu ghi dấu ấn với dự án “Đồng hành cùng chiến binh nhí”

Huy động được hơn 1 tỷ đồng chỉ sau một tháng triển khai, dự án “Long Châu sẻ chia - Đồng hành cùng chiến binh nhí” đã cho thấy sự lan tỏa mạnh mẽ ý nghĩa của tình yêu thương từ cộng đồng đến các bệnh nhi.
Tác dụng bất ngờ từ việc ăn chuối xanh

Tác dụng bất ngờ từ việc ăn chuối xanh

Chuối xanh chứa một nguồn dinh dưỡng dồi dào, tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên nếu sử dụng thường xuyên sẽ không tốt cho sức khỏe.
Ăn ngon, sống khỏe với thực phẩm lên men

Ăn ngon, sống khỏe với thực phẩm lên men

Thực phẩm lên men là "người bạn đồng hành" cho cuộc sống khỏe mạnh. Thực phẩm lên men giúp cải thiện hệ tiêu hóa, tăng cường miễn dịch và nâng cao chất lượng cuộc sống!
Đột quỵ ngày càng có xu hướng trẻ hóa do dâu?

Đột quỵ ngày càng có xu hướng trẻ hóa do dâu?

Theo thống kê trước đây, đột quỵ não gia tăng theo lứa tuổi, thường xảy ra ở những người cao tuổi (trên 65 tuổi) thì hiện nay đột quỵ đang ngày càng trẻ hóa ở nhóm người dưới 50 tuổi. Nhiều ca bệnh, bệnh nhân mới 18-20 tuổi.
Bữa sáng được chứng minh giúp kéo dài tuổi thọ

Bữa sáng được chứng minh giúp kéo dài tuổi thọ

Bữa sáng có vai trò quan trọng đối với sức khỏe nhưng ăn như thế nào để có thể kéo dài tuổi thọ là điều không phải ai cũng biết.
Tác hại từ việc ăn đồ hộp thường xuyên

Tác hại từ việc ăn đồ hộp thường xuyên

Với tính tiện lợi, đồ hộp được sử dụng nhiều trong cuộc sống, nhưng khi ăn thường xuyên sẽ tiềm ẩn nhiều nguy cơ đối với sức khỏe.
Xem thêm

Thương hiệu nổi bật

eco-parl
cai-lan
vinamil
richy-nho
sun-group
logo-erowindow
partner-bivaco
partner-shb
partner-tan-hoang-minh-group
partner-hdbank
sunshine
partner-vinacomin
partner-viglacera
partner-th
partner-bacabank
partner-danko-group
ttp
doji
nam-cuong
partner-vingroup
bidv3
phu-dien-2
Phiên bản di động