Vì sao không nên lạm dụng xét nghiệm tìm “cục máu đông”?

Sau khi AstraZeneca thừa nhận vaccine COVID-19 có thể gây cục máu đông làm nhiều người lo lắng và muốn làm xét nghiệm để biết bản thân bị tình trạng này không. Điều này có thực sự cần thiết?
Nhập khẩu vắc-xin Covid 19: Thấy gì từ những chỉ đạo, phát ngôn của lãnh đạo Bộ Y tế? Bộ Y tế phân bổ 2 triệu liều vắc-xin Covid-19 của Moderna Thử nghiệm lâm sàng giai đoạn 3 và chuyển giao công nghệ sản xuất kháng thể đa dòng XAV-19 điều trị COVID-19 của Pháp cho Việt Nam
vấn đề huyết khối nếu có thường xảy ra trong vòng 28 ngày sau khi tiêm.
Không nên làm dụng xét nghiệm D-Dimer.

Không nên làm dụng xét nghiệm D-Dimer

Theo BS Đoàn Dư Mạnh - thành viên Hội Bệnh mạch máu Việt Nam, không nên làm dụng xét nghiệm D-Dimer vì xét nghiệm này rất tốn kém, và không đúng mục đích.

AstraZeneca từng thông báo về việc vaccine của họ có thể gây một số tác dụng phụ hiếm gặp như giảm tiểu cầu, hình thành cục máu đông nhưng hiện tượng này "cực kỳ hiếm" và chỉ xuất hiện sau tiêm thời gian ngắn. Trong khi đó mũi tiêm gần nhất của chúng ta cách đây khoảng 2 năm.

"Không tác dụng phụ nào khi tiêm vaccine mà kéo dài lâu như vậy", bác sĩ Mạnh nói và cho biết việc lạm dụng những xét nghiệm không cần thiết sẽ gây hoang mang dư luận.

Xét nghiệm D-Dimer được chỉ định dùng trong trường hợp người có các triệu chứng rối loạn đông máu, chẳng hạn như huyết khối tĩnh mạch sâu hoặc thuyên tắc phổi.

Các triệu chứng của huyết khối tĩnh mạch sâu gồm đau chân hoặc chân bị sưng tấy lên, đỏ hoặc có vệt đỏ trên chân. Các triệu chứng của thuyên tắc phổi là khó thở, ho, tức ngực, tim đập loạn nhịp.

Xét nghiệm D-Dimer thường được thực hiện trong phòng cấp cứu hoặc cơ sở chăm sóc sức khỏe khác. Dù phổ biến nhưng người bệnh chỉ được thực hiện xét nghiệm này khi bác sĩ chuyên khoa tim mạch chỉ định.

"Chỉ khi người có biểu hiện lâm sàng mới nên thực hiện các xét nghiệm để chẩn đoán. Xét nghiệm này chỉ là một phần, khi phát hiện bất thường cần thực hiện các chụp chiếu khác để xác định vị trí, mức độ huyết khối mới có biện pháp điều trị phù hợp", vị chuyên gia nói.

PGS.TS Nguyễn Hoài Nam - chủ tịch Hội Tĩnh mạch học TP.HCM - cho rằng việc khuyến cáo xét nghiệm D-Dimer để tìm cục máu đông với người không thuộc nhóm nguy cơ, không có biểu hiện lâm sàng như khuyến cáo trên là chưa chính xác, dễ làm người dân hoảng sợ, đổ xô đi xét nghiệm.

PGS Nam cho biết xét nghiệm D-Dimer là một xét nghiệm phổ biến, giá thành trung bình, được thực hiện tại hầu hết các phòng xét nghiệm.

Dù phổ biến nhưng người bệnh chỉ được thực hiện xét nghiệm D-Dimer khi bác sĩ chuyên khoa tim mạch chỉ định.

Theo đó, bác sĩ sẽ đo tim mạch người bệnh. Khi có dấu hiệu thiếu máu cơ tim hoặc nhồi máu cơ tim, đặc biệt có các dấu hiệu lâm sàng (đau nặng ngực phía bên trái, đau nhói dọc theo cánh tay bên trái, mệt, khó thở, vã mồ hôi…) thì mới thực hiện thêm xét nghiệm D-Dimer và cho kết quả chính xác.

"Với người có sức khỏe bình thường, khi xét nghiệm D-Dimer thường cho ra kết quả sai lệch, từ đó dễ gây hoang mang, lo lắng thêm", bác sĩ Nam khuyến cáo.

Không cần lo ngại bị tác dụng phụ dẫn đến hình thành cục máu đông

vấn đề huyết khối nếu có thường xảy ra trong vòng 28 ngày sau khi tiêm.
Vấn đề huyết khối nếu có thường xảy ra trong vòng 28 ngày sau khi tiêm.

Trước đó, từ tháng 4-2021, Bộ Y tế cũng đã ban hành Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị hội chứng giảm tiểu cầu, huyết khối sau tiêm vắc xin COVID-19. Theo Bộ Y tế, biểu hiện lâm sàng của hội chứng giảm tiểu cầu, huyết khối thường xuất hiện trong vòng 4 - 28 ngày sau tiêm vắc xin COVID-19.

Các triệu chứng giảm tiểu cầu, huyết khối thường gặp sau tiêm như đau đầu dai dẳng; đau bụng; đau, phù chi dưới; chảy máu, xuất huyết dưới da; đau đầu dữ dội; khó thở, co giật; đau bụng dữ dội, dấu hiệu thần kinh khu trú, nhìn mờ, nhìn đôi; xuất huyết tạng…

Theo hướng dẫn của Bộ Y tế, khi có những triệu chứng này cần thực hiện các xét nghiệm xác định số lượng tiểu cầu, đông máu cơ bản; D-Dimer (nếu có); siêu âm/Doppler mạch, X-quang, CT (nếu có); thăm dò khác tìm nguyên nhân và được sự tham vấn của chuyên gia.

Xung quanh những lo ngại về cục máu đông sau tiêm vaccine COVID-19 Astrazeneca. PGS. TS. Phạm Quang Thái, Phó trưởng Khoa Kiểm soát Bệnh truyền nhiễm, Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương cho biết, vấn đề huyết khối ghi nhận cơ bản chỉ xảy ra trong vòng 28 ngày sau khi tiêm và hầu hết sau mũi vaccine đầu tiên. Do đó, cũng không cần lo ngại bị tác dụng phụ dẫn đến hình thành cục máu đông. Hiện nay, có nhiều người tự đến các cơ sở y tế để thực hiện các xét nghiệm đông máu một cách không cần thiết, nếu chỉ do lo lắng về tác dụng phụ của vaccine COVID-19.

Người dân cần tìm hiểu các thông tin chính thống, tránh lo lắng, hoang mang... Thông tin vaccine COVID-19 có thể gây cục máu đông không phải vấn đề mới, lạ. Tuy nhiên, lợi dụng cơ hội này, nhiều hội nhóm "anti-vaccine" đã đưa những thông tin sai lệch trên nhiều kênh mạng xã hội, nên người dân cần tỉnh táo, tránh những hiểu nhầm không đáng có.

Tiêm thử nghiệm vắc-xin Covid-19 Tiêm thử nghiệm vắc-xin Covid-19 'made in Việt Nam' trên người trong tháng 11/2020
Tập đoàn Đất Xanh tài trợ tiêm vắc-xin Covid-19 cho nhân viên và khách hàng Tập đoàn Đất Xanh tài trợ tiêm vắc-xin Covid-19 cho nhân viên và khách hàng
Dự án S-Generation dành tặng 20 tỷ đồng cho Quỹ vắc-xin Covid-19 Dự án S-Generation dành tặng 20 tỷ đồng cho Quỹ vắc-xin Covid-19
Phạm Giang

Có thể bạn quan tâm

Cùng chuyên mục

Tin khác

Ăn nhiều hạt nêm có tốt không?

Ăn nhiều hạt nêm có tốt không?

Hạt nêm rất tiện dụng nên được nhiều bà nội trợ sử dụng ngày càng nhiều trong nêm nếm món ăn hằng ngày trong gia đình, nhưng ít ai biết được về thành phần của hạt nêm và ăn nhiều có tốt không?
Những dấu hiệu cảnh báo gan nhiễm mỡ bạn không nên bỏ qua

Những dấu hiệu cảnh báo gan nhiễm mỡ bạn không nên bỏ qua

Gan nhiễm mỡ là tình trạng quá nhiều mỡ tích tụ trong gan. Nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, bệnh có thể dẫn đến những biến chứng nguy hiểm.
Chủ động phòng ngừa ung thư nhờ những thói quen đơn giản

Chủ động phòng ngừa ung thư nhờ những thói quen đơn giản

Ung thư là một căn bệnh nguy hiểm, nhưng chúng ta hoàn toàn có thể chủ động phòng ngừa bằng những thay đổi nhỏ trong lối sống hàng ngày.
Chuyên gia chỉ nguyên nhân ăn kiêng nhưng vẫn tăng cân ngày Tết

Chuyên gia chỉ nguyên nhân ăn kiêng nhưng vẫn tăng cân ngày Tết

Mỗi dịp Tết đến, nhiều chị em phụ nữ lo ngại về vấn đề tăng cân. Có không ít người chia sẻ rằng, cả dịp Tết “bóp mồm, bóp miệng”, bánh chưng, nem rán, giò, thịt… chẳng dám ăn, nhưng sau kỳ nghỉ vẫn bị tăng cân. Vậy nguyên nhân là do đâu?
Những sai lầm làm giảm đi lợi ích của sữa

Những sai lầm làm giảm đi lợi ích của sữa

Sữa là nguồn dinh dưỡng phong phú, cung cấp canxi, protein và các vitamin thiết yếu. Tuy nhiên, nếu sử dụng không đúng cách, sữa có thể gây tác dụng phụ và giảm hiệu quả dinh dưỡng.
Bị xử phạt vì tư vấn lựa chọn giới tính thai nhi

Bị xử phạt vì tư vấn lựa chọn giới tính thai nhi

Theo thông tin từ Sở Y tế Hà Nội, trong năm 2024, Chi cục Dân số Hà Nội đã phối hợp với Thanh tra Sở Y tế kiểm tra và xử phạt hành chính 7 cơ sở có hành vi tư vấn lựa chọn giới tính thai nhi…
Chủ động phòng sởi để “ăn Tết” cho ngon

Chủ động phòng sởi để “ăn Tết” cho ngon

Số lượng các ca mắc sởi đang tăng lên theo tuần trên khắp cả nước. CDC Hà Nội dự báo trong 3 tháng đầu năm 2025, dịch sởi còn tiếp tục gia tăng. Người dân cần chủ động phòng bệnh và bảo vệ sức khỏe để có cái Tết khỏe mạnh, yên vui.
Dưa chuột - Thực phẩm lành mạnh nhưng không phải ai cũng nên ăn

Dưa chuột - Thực phẩm lành mạnh nhưng không phải ai cũng nên ăn

Dưa chuột là một loại quả phổ biến trong bữa ăn hàng ngày, mang lại vị thanh mát và giải nhiệt. Tuy nhiên, không phải ai cũng phù hợp để tiêu thụ loại quả này.
Hà Nội tăng cường quản lý đảm bảo an toàn thực phẩm dịp Tết Nguyên đán

Hà Nội tăng cường quản lý đảm bảo an toàn thực phẩm dịp Tết Nguyên đán

UBND TP Hà Nội đã ban hành Công văn về việc tăng cường công tác chỉ đạo, triển khai các hoạt động đảm bảo an toàn thực phẩm trước, trong và sau Tết Nguyên đán Ất Tỵ, Lễ hội Xuân năm 2025.
Bộ Y tế yêu cầu giám sát chặt các bệnh truyền nhiễm dịp Tết Nguyên đán và mùa lễ hội 2025

Bộ Y tế yêu cầu giám sát chặt các bệnh truyền nhiễm dịp Tết Nguyên đán và mùa lễ hội 2025

Theo Bộ Y tế, Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 và mùa lễ hội đầu năm, nhu cầu giao thương, du lịch và sử dụng thực phẩm từ gia súc, gia cầm tăng cao... là điều kiện thuận lợi cho các tác nhân gây bệnh dẫn đến nguy cơ gia tăng ca mắc bệnh truyền nhiễm.
Lợi ích sức khỏe tuyệt vời từ cải thìa

Lợi ích sức khỏe tuyệt vời từ cải thìa

Cải thìa, một loại rau xanh quen thuộc trong bữa ăn hàng ngày, không chỉ mang đến hương vị thơm ngon mà còn chứa đựng vô vàn lợi ích sức khỏe.
Cẩn thận “tiền mất, tật mang” với các dịch vụ làm đẹp cận Tết

Cẩn thận “tiền mất, tật mang” với các dịch vụ làm đẹp cận Tết

Cận Tết, nhu cầu làm đẹp của người dân lại tăng cao. Nắm bắt tâm lí này, nhiều cơ sở thẩm mỹ "chui" liên tục quảng cáo các phương pháp làm đẹp "cấp tốc" với mức giá rẻ bèo. Hậu quả là nhiều trường hợp gặp biến chứng thẩm mỹ nghiêm trọng.
Tất tật những điều cần biết về virus HMPV đang lan rộng ở Trung Quốc

Tất tật những điều cần biết về virus HMPV đang lan rộng ở Trung Quốc

Các ca bệnh hô hấp liên quan đến HMPV (virus metapneumovirus ở người) đang gia tăng tại Trung Quốc, khiến nhiều người lo ngại về nguy cơ trở thành dịch mới. Việc nhận biết đặc điểm và phương thức lây truyền của bệnh, cũng như các cách phòng bệnh là hết sức cần thiết để bảo vệ sức khỏe bản thân và gia đình.
Đến Tết lại lo… ngộ độc rượu

Đến Tết lại lo… ngộ độc rượu

Thời điểm cận kề Tết Nguyên đán cũng là dịp các buổi liên hoan, tiệc tùng, tụ tập bạn bè, anh em, đồng nghiệp diễn ra kéo theo đó là nhu cầu tiêu thụ rượu, bia tăng mạnh. Hệ lụy là số người nhập viện vì ngộ độc rượu, bia, rối loạn tâm thần tăng cao.
Vì sao trẻ nhỏ dễ mắc bệnh dịp gần Tết

Vì sao trẻ nhỏ dễ mắc bệnh dịp gần Tết

Thời tiết lạnh và ẩm ướt vào dịp Tết tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn và virus phát triển, khiến trẻ nhỏ dễ mắc bệnh do hệ miễn dịch còn yếu.
Cần dạy trẻ kỹ năng sống không đi theo người lạ?

Cần dạy trẻ kỹ năng sống không đi theo người lạ?

Sự việc bé gái nghi bị bắt cóc ở Hải Phòng đã gióng lên hồi chuông báo động, đòi hỏi chúng ta phải trang bị ngay cho trẻ những kỹ năng sống cần thiết.
Từ vụ đột quỵ khi đi massage, bác sĩ đưa lời khuyên khi xoa bóp, bấm huyệt

Từ vụ đột quỵ khi đi massage, bác sĩ đưa lời khuyên khi xoa bóp, bấm huyệt

Theo các chuyên gia, xoa bóp và ấn huyệt có thể được sử dụng để giảm nhẹ các triệu chứng khó chịu sau khi uống rượu, đặc biệt là đau đầu và đau mỏi cơ, chứ không phải là phương pháp giải rượu chính. Việc xoa bóp không giúp gan lọc rượu nhanh hơn.
Không khí lạnh tăng cường tại miền Bắc, cần làm gì để bảo vệ sức khoẻ?

Không khí lạnh tăng cường tại miền Bắc, cần làm gì để bảo vệ sức khoẻ?

Khoảng đêm 14/1, một đợt mới tăng cường sẽ tràn đến Đông Bắc Bộ, sau đó mở rộng ra đồng bằng và Tây Bắc Bộ. Dự báo, nền nhiệt miền Bắc lại quay đầu giảm thấp nhất dưới 5 độ, khả năng có băng giá.
Những bài tập đốt cháy calo hiệu quả nhất

Những bài tập đốt cháy calo hiệu quả nhất

Bạn muốn giảm cân, tăng cường sức khỏe và có một vóc dáng săn chắc? Hãy cùng khám phá những bài tập đốt cháy calo hiệu quả nhất để đạt được mục tiêu của mình.
Hà Nội dự kiến kiểm nghiệm 2400 mẫu thuốc, mỹ phẩm, thực phẩm

Hà Nội dự kiến kiểm nghiệm 2400 mẫu thuốc, mỹ phẩm, thực phẩm

Theo thông tin từ Sở Y tế Hà Nội, Sở đã chỉ đạo Trung tâm kiểm nghiệm thuốc, mỹ phẩm, thực phẩm Hà Nội triển khai các hoạt động kiểm nghiệm thuốc, mỹ phẩm trên địa bàn theo kế hoạch của UBND thành phố giao. Năm 2025, dự kiến sẽ thực hiện lấy 2400 mẫu để kiểm nghiệm.
Chế độ dinh dưỡng giúp giảm nguy cơ tóc bạc sớm

Chế độ dinh dưỡng giúp giảm nguy cơ tóc bạc sớm

Tóc bạc sớm có thể do nhiều nguyên nhân. Một chế độ dinh dưỡng hợp lý có thể giúp hỗ trợ sức khỏe tóc và giảm nguy cơ tóc bạc sớm.
Dấu hiệu cảnh báo lưu thông máu kém

Dấu hiệu cảnh báo lưu thông máu kém

Lưu thông máu kém không chỉ gây ra những triệu chứng khó chịu mà còn có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe. Dưới đây là một số dấu hiệu cảnh báo lưu thông máu kém mà có thể bạn đã bỏ qua.
Làm gì để bảo vệ sức khỏe khi ô nhiễm không khí ở mức “rất không tốt”?

Làm gì để bảo vệ sức khỏe khi ô nhiễm không khí ở mức “rất không tốt”?

Thời gian qua, tình trạng ô nhiễm không khí tại Hà Nội có chiều hướng gia tăng, có những thời điểm, chỉ số chất lượng môi trường không khí (giá trị AQI) lên đến mức xấu. Điều này làm tăng nguy cơ mắc các bệnh như viêm phổi tắc nghẽn mãn tính, hen suyễn, các bệnh tim mạch và đột quỵ.
Người dân cần cảnh giác với thực phẩm không rõ nguồn gốc dịp cận Tết

Người dân cần cảnh giác với thực phẩm không rõ nguồn gốc dịp cận Tết

Cận Tết Nguyên đán cũng là lúc nhu cầu tiêu thụ hàng hóa của người dân tăng cao. Lợi dụng thời điểm này, các đối tượng thường sản xuất, tuồn ra thị trường với số lượng lớn các loại hàng giả, hàng nhái, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ.
Lý do nên uống nước dừa khi tập luyện

Lý do nên uống nước dừa khi tập luyện

Nước dừa không chỉ là một thức uống giải khát thơm ngon mà còn là một "người bạn đồng hành" tuyệt vời cho những buổi tập luyện của bạn.
Thời tiết Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025: Liệu có rét đậm, rét hại?

Thời tiết Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025: Liệu có rét đậm, rét hại?

Chuyên gia cho biết, Tết Nguyên đán năm nay có thể sẽ không lạnh như dự báo trước đó. Giai đoạn trước Tết từ 20-28/1 có nắng ấm ở hầu khắp các vùng, trừ vùng núi phía Bắc vẫn duy trì rét đậm.
Những vấn đề sức khỏe thường gặp khi trời rét

Những vấn đề sức khỏe thường gặp khi trời rét

Thời tiết lạnh giá có thể làm gia tăng nhiều vấn đề sức khỏe, từ các bệnh về đường hô hấp cho đến các vấn đề tim mạch. Hãy bảo vệ sức khỏe trong những ngày nhiệt độ thấp.
5 loại trái cây giàu canxi

5 loại trái cây giàu canxi

Bạn có biết rằng ngoài sữa, còn có nhiều loại trái cây khác cung cấp một lượng canxi đáng kể cho cơ thể? Hãy cùng khám phá 5 loại trái cây giàu canxi.
Những thực phẩm không nên sử dụng cùng với bưởi

Những thực phẩm không nên sử dụng cùng với bưởi

Bưởi là một loại trái cây giàu vitamin và khoáng chất, mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Tuy nhiên, không phải thực phẩm nào cũng "hợp" với bưởi.
Xem thêm

Thương hiệu nổi bật

eco-parl
cai-lan
vinamil
richy-nho
sun-group
logo-erowindow
partner-bivaco
partner-shb
partner-tan-hoang-minh-group
partner-hdbank
partner-vinacomin
partner-viglacera
partner-th
partner-bacabank
partner-danko-group
ttp
doji
nam-cuong
partner-vingroup
bidv3
phu-dien-2
gleximco
Phiên bản di động