Sức khỏe: Những công dụng tuyệt vời của nước mía Thức uống mùa hè được gọi là "thang thuốc phục mạch", uống vào tốt cho thận lại đẹp cho da 6 món ngon từ sầu riêng giải nhiệt mùa hè |
![]() |
Trời nắng như rang, giải cơn khát bằng một ly nước mía mát lạnh thì còn gì bằng! Thức uống thơm ngon này không chỉ kích thích vị giác mà còn bồi bổ cơ thể, theo tờ Times Now News (Ấn Độ).
Chứa đầy chất xơ, protein, vitamin A, B, C và chất chống oxy hóa, nước mía là nguồn năng lượng dồi dào. Nó hỗ trợ giải phóng glucose để cơ thể lấy lại lượng đường đã mất.
Nước mía cũng cung cấp nước cho cơ thể vào mùa hè, khi bạn đổ mồ hôi nhiều và dễ mệt mỏi.
Lợi ích của nước mía đối với sức khỏe
![]() |
Theo Đông y, mía có vị ngọt, tính lạnh, lợi vào kinh phế và vị; tác dụng thanh nhiệt lợi thấp, sinh tân nhuận táo, lợi niệu, tiêu trừ mệt mỏi, cải thiện tiêu hóa.
Người ta còn dùng mía trong các trường hợp mắc bệnh hô hấp, sốt cao, giải độc, tiểu tiện bất lợi, đại tiện táo kết, đầy bụng...
Ngoài ra, nước mía còn mang đến nhiều công dụng khác cho sức khỏe.
Bổ sung năng lượng
Nước mía giàu carbohydrate, protein, sắt, kali và các dưỡng chất thiết yếu khác giúp bổ sung năng lượng cho cơ thể.
Giải nhiệt
Nước mía bổ sung nước và dinh dưỡng cho cơ thể, chống khô kiệt, mệt mỏi, đặc biệt là có tác dụng giải nhiệt trong những ngày nắng nóng.
Hỗ trợ tiêu hóa
Nước mía chứa kali giúp cân bằng độ pH trong dạ dày. Nó còn giúp hỗ trợ việc tiết dịch vị tiêu hóa và giúp hệ tiêu hóa hoạt động trơn tru.
Lợi tiểu
Nước mía có một công dụng quan trọng đối với cơ thể đó chính là lợi tiểu, giúp điều trị nhiễm trùng đường tiết niệu, sỏi thận...
Chống viêm
Nước mía có hàm lượng chất chống oxy hóa cao giúp chống lại tình trạng viêm nhiễm, tăng cường hoạt động của hệ miễn dịch.
Hỗ trợ xương và răng phát triển
Mía chứa một hàm lượng canxi nhất định giúp răng và xương phát triển.
Những người không nên uống nước mía
![]() |
Người béo phì không nên uống nước mía |
Người đang uống thuốc
Chất policosanol có trong nước mía giúp làm giảm cholesterol xấu của cơ thể, ngăn ngừa các bệnh về tim mạch. Tuy nhiên, nếu bạn đang sử dụng các loại thuốc như thuốc bổ sung, chống đông máu thì không nên uống nước mía. Bởi các loại thuốc này sẽ cản trở tác dụng của policosanol, khiến công dụng của nó trở nên vô nghĩa.
Người hay đầy bụng, đường ruột yếu
Nước mía có tính lạnh và hàm lượng đường rất cao nên đối với người có đường ruột yếu, hay đầy bụng và đi phân lỏng thì không nên sử dụng nước mía thường xuyên.
Chính vì vậy, các chuyên gia cảnh báo, những người có tiền sử “bụng dạ yếu” thì tốt nhất không nên uống hoặc nếu uống thì chỉ nên sử dụng một lượng vừa phải, tránh dùng quá nhiều, ảnh hưởng tới sức khỏe.
Các chuyên gia dinh dưỡng cho rằng, phụ nữ mang thai cần bổ sung thêm rất nhiều chất từ các nguồn thực phẩm khác nhau, trong khi thành phần cơ bản của nước mía là đường. Do vậy, nạp quá nhiều đường trong thai kỳ sẽ làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường thai kỳ, gây ảnh hưởng cho sức khỏe của mẹ và bé.
Người béo phì
Theo nghiên cứu của các nhà khoa học, đường chiếm 70% lượng dinh dưỡng trong nước mía, còn lại là chất béo, đạm và bột. Vì vậy, nước mía cung cấp rất nhiều năng lượng và chất dinh dưỡng, dễ gây tăng cân, béo phì. Do đó, những người đang muốn giảm cân nên hạn chế loại thức uống này để tránh “phản tác dụng”.
Phụ nữ mang thai
Nước mía có tác dụng làm giảm bớt chứng nghén của phụ nữ mang thai. Tuy nhiên không nên xem nước mía như một thực phẩm chủ đạo hàng ngày.
Các chuyên gia dinh dưỡng cho rằng, phụ nữ mang thai cần bổ sung thêm rất nhiều chất từ các nguồn thực phẩm khác nhau, trong khi thành phần cơ bản của nước mía là đường. Do vậy, nạp quá nhiều đường trong thai kỳ sẽ làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường thai kỳ, gây ảnh hưởng cho sức khỏe của mẹ và bé.
Người bị tiểu đường
Như đã nói ở trên, trong nước mía có khoảng 70% là đường. Đường lại thuộc top thực phẩm “cần hạn chế” của những người mắc bệnh tiểu đường.
Chính vì vậy, những bệnh nhân có tiền sử mắc căn bệnh này tốt nhất không nên uống nước mía để duy trì lượng đường huyết trong cơ thể luôn ở mức ổn định, tránh để bệnh càng thêm trầm trọng.
![]() |
![]() |
![]() |