Ngày 30/11, clip tài xế xe buýt bị ngất khi đang chở khách được lan truyền qua mạng xã hội.
Ngay khi phát hiện tài xế buông tay khỏi vô lăng, ngã người về sau ghế rồi ngất lịm thì nữ tiếp viên (cũng là vợ của tài xế) lao đến tắt máy xe buýt rồi hỗ trợ sơ cứu. Tài xế được đưa vào bệnh viện ngay sau đó nhưng không qua khỏi.
Vụ việc xảy ra vào lúc 17h50 ngày 29/11 tại giao lộ Chu Văn An - Đinh Bộ Lĩnh, quận Bình Thạnh, TPHCM. Nguyên nhân tài xế tử vong do tai biến mạch máu não (đột quỵ).
Đột quỵ còn được gọi là tai biến mạch máu não. Đây là tình trạng não bộ bị tổn thương nghiêm trọng do quá trình cấp máu não bị gián đoạn hoặc giảm đáng kể khiến não bộ bị thiếu oxy, không đủ dinh dưỡng để nuôi các tế bào. Trong vòng vài phút nếu không được cung cấp đủ máu các tế bào não sẽ bắt đầu chết. Do đó, người bị đột quỵ cần được cấp cứu ngay lập tức.
Do diễn biến nhanh chóng nên việc chủ động phòng ngừa đột quỵ từ sớm là một việc vô cùng quan trọng vì đột quỵ có thể gây ra những hậu quả nghiêm trọng đối với sức khỏe và chất lượng cuộc sống, thậm chí có thể gây tử vong.
Dấu hiệu của đột quỵ
Đau đầu dữ dội
Đau đầu là dấu hiệu của rất nhiều vấn đề sức khỏe khác nhau. Tuy nhiên, nếu cơn đau đầu đến đột ngột, đau dữ dội mà không rõ nguyên nhân thì đây có thể là 1 trong 7 dấu hiệu cảnh báo sớm của đột quỵ. Vùng đau đầu ở bệnh nhân đột quỵ có xu hướng lan rộng và thời gian của cơn đau thường khá dài.
Biểu hiệu giảm thị lực
Thị lực giảm, nhìn mờ dần cả hai mắt hoặc một mắt, tuy nhiên biểu hiện này không rõ ràng như các dấu hiệu yếu cơ mặt, yếu tay và các vấn đề về ngôn ngữ. Chỉ có người bệnh khi nhận thấy mình có dấu hiệu này thì nên yêu cầu được cấp cứu ngay.
Khuôn mặt bất thường
Có thể là mất cân đối, yếu liệt mặt, hoặc một bên mặt bị méo, gây ra cười méo mó. Hãy yêu cầu bệnh nhân cười và quan sát biểu hiện này.
Tê hoặc yếu nửa người hay tê nửa mặt
Đột nhiên cảm thấy một nửa người của mình, một nửa bên mặt tê và có thể yếu, không thể dơ tay lên hay dơ chân lên. Thậm chí, bạn còn không thể đứng vững. Các dấu hiệu tê và yếu nửa người này có thể tăng dần hoặc xuất hiện một cách đột ngột.
Nói ngọng
Thay đổi trong giọng nói, có thể là nói ngọng hoặc dính chữ. Hãy yêu cầu người đó nói những câu đơn giản và kiểm tra xem họ có thể nhắc lại được hay không; nếu không, có thể đây là dấu hiệu bị đột quỵ.
Thị lực bị giảm sút
Người bị đột quỵ thường gặp phải vấn đề về thị lực vào khoảng thời gian trước khi cơn đột quỵ xảy ra. Vì thế, đây cũng được xem là 1 trong các dấu hiệu cảnh báo đột quỵ sắp xảy ra trước một tuần.
Vấn đề về thị lực ở bệnh nhân đột quỵ xuất phát từ tình trạng não không được cung cấp đủ máu. Điều này gây nên các bất thường như: Mắt nhìn mờ hoặc không nhìn được, tầm nhìn gần hoặc nhìn xa kém hơn bình thường, tầm nhìn có sự xuất hiện của bóng đen hoặc điểm mù.
Rối loạn nhận thức
Người bệnh có biểu hiện rối loạn nhận thức như rối loạn trí nhớ, không có khả năng nhận thức được mọi vật xung quanh...
Mệt mỏi, thiếu sức sống
Cảm giác mệt mỏi và thiếu sức sống kéo dài có thể là dấu hiệu cảnh báo của đột quỵ do não không nhận đủ oxy và dưỡng chất. Khi đó, người bệnh sẽ gặp tình trạng:
Mệt mỏi triền miên mà không thể giải thích lý do.
Da nhợt nhạt.
Thiếu năng lượng và không có động lực làm việc.
Thường xuyên buồn ngủ, khả năng tập trung kém.
Cần làm gì khi có các dấu hiệu cảnh báo đột quỵ?
Nếu bạn nghi ngờ một người bị đột quỵ, hãy ngay lập tức gọi cấp cứu 115. Thời gian là yếu tố quyết định đối với hiệu quả điều trị đột quỵ. Mỗi phút trôi qua và bỏ lỡ thời gian vàng đột quỵ là số lượng tế bào não chết đi tăng lên, tổn thương càng khó hồi phục.
Trong thời gian chờ đợi sự hỗ trợ từ nhân viên y tế, bạn có thể thực hiện các bước sau để sơ cứu cho bệnh nhân một cách an toàn và hiệu quả:
Hãy đặt người bệnh trong tư thế nằm nghiêng cao đầu 30 - 45 độ để đường thở được thông thoáng và tránh nguy cơ bị nghẹt thở.
Kiểm tra xem bệnh nhân có đang thở không. Nếu không thở, bạn nên bắt đầu thực hiện hồi sức tim phổi (CPR) ngay lập tức. Nếu người bệnh vẫn thở, hãy theo dõi hơi thở và sẵn sàng thực hiện CPR nếu họ ngừng thở.
Trò chuyện và trấn an bệnh nhân. Lời nói nhẹ nhàng và động viên có thể giúp làm dịu tâm trạng của họ.
Cho bệnh nhân mặc quần áo thoáng mát, rộng rãi hoặc nới lỏng quần áo của họ.
Không cho bệnh nhân ăn hoặc uống bất cứ thứ gì. Điều này đảm bảo rằng họ không gặp nguy cơ hít phải thức ăn.
Ghi lại thời gian bắt đầu xuất hiện các triệu chứng và bất kỳ thay đổi nào của người bệnh. Hãy cung cấp thông tin này cho nhân viên y tế thực hiện cấp cứu khi họ tới nơi.
Chuẩn bị sẵn sàng thông tin về tiền sử bệnh lý và thuốc đang sử dụng của người bệnh để cung cấp cho nhân viên y tế.
Không tùy ý áp dụng các phương pháp dân gian (như lấy kim chích vào đầu ngón tay hoặc ngón chân, bấm huyệt, châm cứu, cạo gió, cắt lễ…) vì càng gây nguy hiểm hơn.
Đột quỵ ngày càng có xu hướng trẻ hóa do dâu? |
Một nam bệnh nhân nguy kịch sau khi uống thuốc An cung ngưu để chữa đột qụy |
Các thói quen vàng giúp tăng cường tuần hoàn máu, ngăn ngừa đột quỵ |