Đột quỵ ngày càng có xu hướng trẻ hóa do dâu? Các thói quen vàng giúp tăng cường tuần hoàn máu, ngăn ngừa đột quỵ Những biện pháp phòng tránh đột quỵ vào mùa lạnh |
Theo Thứ trưởng Bộ Y tế Trần Văn Thuấn, mỗi năm, trên thế giới có hơn 12,2 triệu ca đột quỵ mới, tức là trung bình cứ mỗi 3 giây lại có một ca đột quỵ xảy ra. Điều này dẫn đến 6,5 triệu ca tử vong hàng năm, trong đó hơn 6% xảy ra ở những người trẻ tuổi. Tại Việt Nam, mỗi năm ghi nhận hơn 200.000 ca đột quỵ, một con số đang gia tăng nhanh chóng và báo động.
Đột quỵ không chỉ là một căn bệnh cần điều trị mà còn là gánh nặng đè lên các gia đình và toàn xã hội. Trước tình hình này, Bộ Y tế đã đặc biệt coi trọng việc nghiên cứu, cập nhật và triển khai các chiến lược toàn diện về phòng ngừa, cấp cứu, và điều trị đột quỵ.
Thứ trưởng Bộ Y tế Trần Văn Thuấn |
Thứ trưởng Bộ Y tế Trần Văn Thuấn cũng cho biết, với tốc độ gia tăng của số lượng ca bệnh và mức độ phức tạp của đột quỵ, hệ thống y tế cần có những bước tiến vượt bậc về công nghệ cũng như mô hình tổ chức. Đột quỵ là một bệnh lý phức tạp, đòi hỏi sự hợp tác từ nhiều chuyên ngành khác nhau, từ y học thần kinh, cấp cứu, phục hồi chức năng đến tâm lý học. Việc tiếp cận đa chuyên khoa không chỉ đơn thuần là sự hợp tác giữa các ngành mà còn là sự phối hợp toàn diện giúp tăng cường hiệu quả điều trị cho người bệnh, mang lại sự hỗ trợ tốt nhất.
Trí tuệ nhân tạo (AI) đã và đang mở ra nhiều cơ hội mới trong y học hiện đại. Trong lĩnh vực đột quỵ, AI giúp phân tích nhanh chóng và chính xác dữ liệu hình ảnh, dự đoán diễn biến bệnh, tối ưu hóa kế hoạch điều trị và cá nhân hóa phương pháp phục hồi chức năng cho từng bệnh nhân. Đối với các quốc gia đang phát triển, AI cũng giúp rút ngắn khoảng cách về chẩn đoán và điều trị so với các nước tiên tiến, mang đến cơ hội tiếp cận y tế tiên tiến hơn cho nhiều bệnh nhân.
Triển khai các chiến lược phòng ngừa, cấp cứu và điều trị đột quỵ một cách toàn diện |
Bộ Y tế đã đề nghị các đơn vị trực thuộc, bao gồm các Vụ, Cục, Bệnh viện... cùng hợp tác, nghiên cứu những chiến lược mới nhằm giảm thiểu gánh nặng của đột quỵ tại Việt Nam. Ba chiến lược quan trọng được Thứ trưởng Bộ Y tế nhấn mạnh gồm:
Một là, Phát triển hệ thống cấp cứu ngoại viện hiện đại và hiệu quả:
Cấp cứu ngoại viện đóng vai trò then chốt trong điều trị đột quỵ. Đây là bước đầu tiên và được coi là quan trọng nhất trong quá trình xử trí bệnh nhân đột quỵ, bởi can thiệp kịp thời trong khoảng “thời gian vàng” có thể quyết định khả năng phục hồi của người bệnh. Luật Khám bệnh, chữa bệnh năm 2023 của Việt Nam đã ưu tiên phát triển hệ thống cấp cứu ngoại viện với nguồn kinh phí để đầu tư vào cơ sở cấp cứu ngoại viện, hệ thống tiếp nhận thông tin và điều phối cấp cứu. Tuy nhiên, hệ thống này hiện vẫn chưa đủ để đáp ứng nhu cầu, đặc biệt tại các vùng sâu, vùng xa, hải đảo khó khăn về giao thông. Bộ Y tế xác định cần tăng cường cơ sở vật chất, trang thiết bị hiện đại và xây dựng các đội cấp cứu lưu động tại các khu vực đông dân cư, đặc biệt đào tạo chuyên sâu cho nhân viên y tế ngoại viện về kỹ năng xử trí đột quỵ, nhằm đảm bảo họ có thể phản ứng nhanh trong mọi tình huống khẩn cấp.
Hai là, Đào tạo và phát triển đội ngũ chuyên gia đột quỵ:
Nâng cao năng lực đào tạo đội ngũ bác sĩ và nhân viên y tế chuyên về đột quỵ là yêu cầu cấp thiết. Bộ Y tế khuyến khích tổ chức các chương trình đào tạo chuyên sâu trong và ngoài nước, phối hợp với các tổ chức quốc tế và bệnh viện đầu ngành để cung cấp kiến thức, kỹ năng tiên tiến cho đội ngũ y tế. Các hội thảo, khóa đào tạo là cơ hội để học hỏi từ những kinh nghiệm và kỹ thuật tiên tiến của các chuyên gia trên thế giới, từ đó áp dụng mô hình và phương pháp phù hợp vào thực tế điều trị tại Việt Nam.
Ngày 5/11/2024 vừa qua, Bộ Y tế đã ban hành tài liệu chuyên môn “Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị đột quỵ não” do các chuyên gia đầu ngành biên tập. Tài liệu này là công cụ quan trọng giúp các cơ sở y tế từ trung ương đến địa phương nâng cao hiệu quả chẩn đoán và điều trị đột quỵ.
Nâng cao nhận thức cộng đồng về đột quỵ |
Ba là, Nâng cao nhận thức cộng đồng về đột quỵ:
Việc nâng cao nhận thức của cộng đồng về phòng ngừa và nhận biết đột quỵ đóng vai trò quan trọng trong phòng ngừa bệnh. Bộ Y tế cho rằng cần triển khai các chiến dịch truyền thông từ quy mô nhỏ đến lớn, từ các hoạt động tại cộng đồng địa phương đến các chương trình truyền thông quốc gia, sử dụng đa dạng các kênh từ báo chí truyền thống đến mạng xã hội, nhằm truyền tải kiến thức cơ bản về phòng ngừa và nhận biết sớm các dấu hiệu đột quỵ. Nhận diện nhanh chóng các triệu chứng như méo miệng, yếu tay chân, nói khó hoặc mất ngôn ngữ có thể giúp tăng đáng kể khả năng cứu sống bệnh nhân và giảm thiểu các biến chứng nghiêm trọng.
Những chiến lược này phản ánh cam kết của Bộ Y tế trong việc đẩy mạnh phòng ngừa, cấp cứu và điều trị đột quỵ. Thứ trưởng Bộ Y tế Trần Văn Thuấn hy vọng rằng với sự phối hợp của nhiều bên, cùng với tài liệu hướng dẫn và sự hỗ trợ của công nghệ hiện đại, hệ thống y tế Việt Nam sẽ cải thiện hiệu quả điều trị, giảm gánh nặng bệnh tật, và nâng cao chất lượng cuộc sống cho người dân.
Nên tắm nước nóng hay lạnh sau khi chơi thể thao |
Một tuần gội đầu bao nhiêu lần là đủ? |
Những dấu hiệu cảnh báo cơ thể đang thiếu Omega-3 |
Những cách bảo vệ làn da trong mùa hanh khô |