5 điểm xoa bóp bấm huyệt giúp ngủ ngon Cảnh báo nguy cơ đột quỵ trong thời tiết nắng nóng cực đoan Đột quỵ ngày càng có xu hướng trẻ hóa do dâu? |
Trong đột qụy, các mạch máu cung cấp chất dinh dưỡng và oxy cho não bị tắc nghẽn do cục máu đông hoặc xuất huyết não. Kết quả là, một phần não sẽ chết khi bị thiếu máu (và oxy) mà nó cần.
Tắc nghẽn động mạch hay bệnh động mạch vành xảy ra khi các động mạch cung cấp máu cho tim bị thu hẹp. Nguyên nhân thường do tích tụ chất béo, cholesterol và các chất khác, tạo thành mảng bám trên thành động mạch. Chúng làm giảm lưu lượng máu đến tim, có thể dẫn đến đau ngực, khó thở hoặc các biến chứng nghiêm trọng như nhồi máu cơ tim, đột quỵ.
Một số yếu tố như xơ vữa động mạch, huyết áp cao, cholesterol cao, tiểu đường và lối sống không lành mạnh đều góp phần gây ra bệnh động mạch vành. Một số thói quen dưới đây hỗ trợ phòng ngừa tình trạng này.
Thói quen ăn uống
Chế độ dinh dưỡng đóng một vai trò quan trọng trong việc giúp lưu thông máu, phòng ngừa đột quỵ não. Cần tuân thủ một chế độ ăn uống lành mạnh và cung cấp đầy đủ dưỡng chất cho cơ thể để giảm nguy cơ đột quỵ.
Dưới đây là một số lưu ý về chế độ dinh dưỡng phòng ngừa đột quỵ não:
Giảm tiêu thụ chất béo bão hòa: Trong chế độ ăn uống hằng ngày, cần hạn chế tiêu thụ các loại mỡ động vật, bơ, kem và các sản phẩm chứa chất béo bão hòa. Thay vào đó, nên tăng cường tiêu thụ chất béo không bão hòa như dầu ô liu, cá hồi, hạt chia và quả óc chó,….
Tăng cường tiêu thụ chất xơ: Một cách phòng ngừa đột quỵ hiệu quả chính là tăng cường hàm lượng chất xơ trong bữa ăn. Bạn có thể lựa chọn các loại rau xanh, các loại hạt, ngũ cốc, trái cây,…
Hạn chế thức ăn mặn: Hạn chế thức ăn nhiều muối giúp kiểm soát huyết áp cao – một yếu tố làm tăng nguy cơ đột quỵ.
Tăng cường tiêu thụ các chất chống oxy hóa: Các chất chống oxy hóa như vitamin C, vitamin E và các chất chống oxy hóa khác có thể giảm nguy cơ đột quỵ. Vì vậy, cách phòng ngừa đột quỵ chính là tăng cường các thực phẩm giàu chất chống oxy hóa như dầu thực vật, hạnh nhân, hạt dẻ, cam, chanh,…
Bổ sung các dưỡng chất tốt cho não bộ: Để phòng ngừa đột quỵ, nên bổ sung thêm các dưỡng chất tốt cho sức khỏe não bộ, chẳng hạn như Blueberry và Ginkgo Biloba. Các hoạt chất này không chỉ giúp phòng ngừa, hạn chế nguy cơ đột quỵ mà còn giúp hỗ trợ cải thiện trí nhớ, giảm đau đầu cũng như nhiều bệnh lý thần kinh khác.
Giảm tiêu thụ đường: Tiêu thụ quá nhiều đường có thể gây tăng cân, béo phì và dẫn đến tiểu đường và làm tăng nguy cơ đột quỵ cao gấp 2 lần. Để phòng tránh đột quỵ, nên hạn chế tiêu thụ đường tinh khiết, nước ngọt, đồ ngọt và các sản phẩm chứa đường.
Đa dạng hóa chế độ ăn uống: Một lưu ý quan trọng khi áp dụng các cách phòng ngừa đột quỵ chính là xây dựng chế độ ăn uống với đầy đủ các nhóm thực phẩm khác nhau, giúp đảm bảo cung cấp đủ dưỡng chất và vi chất cần thiết cho cơ thể.
Tập thể dục đều đặn
Tập thể dục giúp giải tỏa stress, căng thẳng, giúp cải thiện giấc ngủ, giảm lượng cholesterol xấu, tăng tuần hoàn máu; làm giảm các yếu tố nguy cơ như béo phì, huyết áp cao, xơ vữa động mạch… Do đó, làm giảm nguy cơ đột quỵ não và khiến bạn cảm thấy khỏe và đẹp hơn.
Hãy chọn bất kỳ hoạt động thể chất nào, nhưng nhớ tập phải đều đặn hằng ngày.
Bỏ thuốc lá
Hút thuốc làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim, làm tổn thương niêm mạc động mạch và khuyến khích tích tụ mảng bám. Bỏ hút thuốc góp phần tăng lưu lượng máu đến tim, phòng các nguy cơ tim mạch.
Duy trì kiểm soát huyết áp
Huyết áp cao có thể làm hỏng động mạch. Điều này do áp lực dòng chảy của máu lên thành động mạch tăng cao trong thời gian dài có thể gây tổn thương tim, làm hỏng thành mạch máu, gây nhiều biến chứng nguy hiểm và tạo điều kiện hình thành cục máu đông trong mạch máu não. Đây là nguyên nhân dẫn đến đột quỵ.
Do đó, cần kiểm soát huyết áp như: Kiểm tra chỉ số huyết áp thường xuyên; duy trì cân nặng hợp lý; thể dục thường xuyên; có chế độ ăn ít chất béo, nhiều chất xơ, giảm muối, hạn chế uống rượu và dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ…
Sống lạc quan
Vì sao cần sống lạc quan để phòng tránh đột quỵ? Sống lạc quan không chỉ có tác dụng tích cực đến tâm trạng mà còn đóng vai trò quan trọng trong việc phòng ngừa đột quỵ.
Giữ tư duy lạc quan sẽ góp phần giảm căng thẳng và stress, yếu tố làm tăng nguy cơ đột quỵ. Bên cạnh đó, tư duy tích cực và lạc quan cũng góp phần giúp tăng cường hệ miễn dịch, chống lại các bệnh lý làm tăng nguy cơ đột quỵ.
Hạn chế uống rượu
Uống quá nhiều rượu có thể làm tăng cholesterol và huyết áp, làm hỏng động mạch. Giảm tiêu thụ ở mức vừa phải. Nữ giới không nên uống quá một ly, còn nam giới nên ít hơn hai ly mỗi ngày góp phần giảm nguy cơ đột quỵ và các vấn đề tim mạch khác.
Tránh thừa cân, béo phì
Tránh thừa cân và béo phì là một trong những cách phòng ngừa đột quỵ quan trọng mà bạn cần lưu ý. Nên chủ động theo dõi cân nặng thường xuyên để hạn chế cân nặng vượt quá mức. Khi bạn thừa cân, béo phì, lượng cholesterol xấu (LDL) thường cao và có thể gây tắc nghẽn động mạch, tăng nguy cơ bị đột quỵ.
Để tránh thừa cân và béo phì, hãy duy trì một chế độ ăn uống lành mạnh, ăn nhiều rau xanh và hạn chế chất béo, thực phẩm nhiều dầu mỡ, đồ ngọt,… Ngoài ra, nên tập thể dục đều đặn và duy trì vận động thường xuyên để đốt cháy calo dư thừa và duy trì cân nặng lý tưởng.
Điều trị các bệnh liên quan
Cao huyết áp, béo phì, tiểu đường, bệnh tim mạch… là những bệnh lý góp phần làm tăng nguy cơ đột quỵ. Do đó, cách phòng ngừa đột quỵ chính là nên điều trị các bệnh lý liên quan.
Hãy luôn tuân thủ chỉ định và hướng dẫn điều trị của bác sĩ để đảm bảo hiệu quả tối ưu nhất, duy trì sức khỏe.
Kiểm tra sức khỏe định kỳ và tầm soát đột quỵ
Kiểm tra sức khỏe định kỳ là và tầm soát đột quỵ giúp phát hiện sớm các yếu tố nguy cơ cũng như bệnh lý liên quan đến đột quỵ. Từ đó có thể đưa ra các biện pháp phòng ngừa và điều trị kịp thời. Khi kiểm tra sức khỏe và tầm soát đột quỵ, bạn có thể được đánh giá về huyết áp, xét nghiệm lipid máu, kiểm tra đường huyết,…
Đột quỵ và nhồi máu cơ tim là hai biến chứng nổi bật của tăng huyết áp |
Chuối - "Vũ khí" phòng chống đột quỵ hiệu quả nhờ hàm lượng kali dồi dào |
Nguyên nhân gây đột quỵ khi ngủ và cách phòng tránh |