Bệnh Glocom
Glaucomas (Glôcôm) là một nhóm các rối loạn về mắt được đặc trưng bởi tổn thương dây thần kinh thị giác tiến triển, trong đó một phần quan trọng là sự gia tăng tương đối áp lực nội nhãn (IOP) có thể dẫn đến mất thị lực không thể phục hồi.
Bệnh tăng nhãn áp là nguyên nhân gây mù phổ biến thứ 2 trên toàn thế giới và là nguyên nhân gây mù phổ biến thứ 2 ở Hoa Kỳ, nơi nó là nguyên nhân hàng đầu gây mù cho người dân tộc Phi và người gốc Tây Ban Nha. Khoảng 3 triệu người Mỹ và 64 triệu người trên toàn thế giới bị glôcôm, nhưng chỉ có một nửa được phát hiện. Glôcôm có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi nhưng phổ biến hơn 6 lần trong số những người > 60 tuổi.
Theo thống kê của Tổ chức y tế Thế giới (WHO), Glocom là nguyên nhân gây mù loà phổ biến thứ hai thế giới, chỉ sau đục thuỷ tinh thể. Căn bệnh này đã ảnh hưởng tới gần 80 triệu người trong độ tuổi từ 40 đến 80 (tính đến 2020), và dự báo số lượng bệnh nhân có thể tăng tới hơn 100 triệu người vào năm 2040.
Đáng nói, trong tổng số bệnh nhân mắc Glocom trên toàn thế giới thì châu Á chiếm tới 47%, trong đó gần 50% bệnh nhân không biết mình có bệnh.
Phân loại theo diễn biến bệnh Glocom gồm thể mạn tính và cấp tính. Ở thể mãn tính, bệnh gần như không có triệu chứng rõ ràng. Glocom diễn biến rất nhanh, đa số bệnh nhân tới thăm khám tại các cơ sở y tế ở tình trạng đã xuất hiện những cơn đau nhức hoặc khi thị lực đã suy giảm trầm trọng.
Ở giai đoạn muộn, việc điều trị bệnh chỉ còn mang tính kiểm soát đau, ít khả năng có thể phục hồi thị lực cho bệnh nhân. Do đó, trong điều trị Glocom, không có biện pháp nào tốt hơn là tầm soát và phát hiện bệnh sớm.
Các đối tượng có nguy cơ mắc Glocom cao bao gồm: Bệnh nhân cao huyết áp, đái tháo đường, bệnh hệ thống, cơ xương khớp điều trị steroid kéo dài; Người trên 40 tuổi; Tiền sử quan hệ huyết thống có người mắc Glocom; Người bị tổn thương, chấn thương mắt, có bệnh mạn tính ở mắt. Ngoài ra, bệnh lý này còn có thể là hệ quả của việc tự ý sử dụng thuốc nhỏ mắt chứa corticoid kéo dài trong điều trị khô mắt, ngứa mắt, viêm kết mạc - một thực trạng rất phổ biến tại Việt Nam. Điều này dẫn tới số lượng bệnh nhân trẻ (dưới 40 tuổi) mắc Glocom góc mở đang có xu hướng tăng nhanh.
Tổn thương do Glocom tiến triển suốt đời và không thể được chữa khỏi hoàn toàn. Điều trị bệnh tập trung chủ yếu vào việc quản lý bệnh, ngăn bệnh tiến triển nặng và bảo tồn thị lực cho người bệnh. Chính yếu tố kéo dài trong điều trị này khiến nhiều người bệnh cảm thấy chán nản, mệt mỏi, không tới thăm khám đúng hẹn. Do đó, bên cạnh nâng cao nhận thức của người bệnh về việc phát hiện sớm, tạo niềm tin và hỗ trợ bệnh nhân để họ thăm khám định kỳ, sử dụng đúng thuốc, đúng liều là một thách thức lớn.
Tầm soát và quản lý Glocom miễn phí
Hưởng ứng Tuần lễ Glocom Thế giới 2023 diễn ra từ 12-18/3, Bệnh viện Mắt Hà Nội 2 triển khai khám tầm soát và quản lý Glocom miễn phí chiều thứ 4 hàng tuần từ 1/2 đến hết 30/4 với mục tiêu nâng cao nhận thức của người bệnh, gia đình và cộng đồng về căn bệnh nhãn khoa nguy hiểm này.
Theo ThS. BS Mai Thị Anh Thư - Trưởng khoa Khám bệnh Bệnh viện Mắt Hà Nội 2, mỗi buổi thăm khám, bên cạnh việc đánh giá tiến triển bệnh, điều chỉnh thuốc và phác đồ điều trị, các bác sĩ còn giải thích, động viên bệnh nhân kiên trì điều trị, cố gắng thăm khám đúng hẹn để sao cho kiểm soát bệnh tốt nhất. Cái đích cuối cùng vẫn là hạn chế tổn thương đáy mắt và giữ được thị lực lâu nhất.
Những đối tượng có thể đăng ký khám Glocom miễn phí bao gồm: Bệnh nhân đã được chẩn đoán mắc Glocom trước đó (không bắt buộc là được chẩn đoán tại Mắt Hà Nội 2); Người có người thân mắc Glocom; Người trên 40 tuổi có các dấu hiệu nghi ngờ Glocom.