Tinh bột nghệ Hải Hoa: An toàn, chất lượng, nhiều công dụng

Tinh bột nghệ Hải Hoa là một sản phẩm OCOP của tỉnh Đắk Nông được phân hạng 3 sao. Sản phẩm được sản xuất theo quy trình sạch, giữ được tinh chất của nghệ. Sản phẩm có nhiều công dụng đặc biệt là việc sử dụng để chữa một số bệnh.

Nâng tầm giá trị cho cây nghệ

Nghệ là cây trồng quen thuộc đối với người dân Việt. Nghệ được dùng làm gia vị trong nấu ăn, dùng lá nghệ, củ nghệ tươi, nghệ khô để kho thịt, cá... Nghệ còn là những bài thuốc dân gian chữa bệnh về dạ dày, đường ruột, trị sẹo trên da...

Tinh bột nghệ Hải Hoa
Tinh bột nghệ trước khi được phơi khô. Ảnh: Hoàng Hoài.

Ngày nay, nghệ và các sản phẩm từ củ nghệ được dùng nhiều để làm thực phẩm, dược phẩm, mỹ phẩm... Khi được chế biến sâu, nghệ tạo ra giá trị cao hơn rất nhiều so với cách chế biến và dùng theo cách truyền thống.

Tây Nguyên nói chung Đắk Nông nói riêng, nghệ được trồng xen trong các vườn cà phê, vườn tiêu hoặc cây ăn quả. Chúng sinh trưởng phát triển tốt ngay cả dưới tán cây. Không chỉ trồng xen, một số hộ dân chọn nghệ làm cây trồng chính. Cây nghệ được trồng trên đất đỏ bazan cho năng suất và chất lượng tốt.

Tinh bột nghệ Hải Hoa
Nghệ tươi sau khi thu hoạch sẽ được rửa sạch trước khi chế biến thành tinh bột. Ảnh: Hoàng Hoài.

Tại Đắk Nông, nghệ được trồng khá nhiều, nhu cầu mặt hàng này cũng rất lớn. Nhận thấy điều này, năm 2018, gia đình anh Dương Đình Hải (thôn 2, xã Nam Dong, huyện Cư Jút, Đắk Nông), đã đầu tư xưởng sơ chế, xưởng chế biến; trang bị máy xay, máy sấy, máy hút bột nghệ…

Gia đình anh Hải thu mua nghệ tươi của người dân xung quanh về chế biến tạo ra sản phẩm "Tinh bột nghệ Hải Hoa". Việc này một mặt nhằm làm ra sản phẩm sạch, một mặt góp phần giải quyết một phần lao động cho bà con và tăng thu nhập cho gia đình.

Cây nghệ cho thu hoạch sau 9 tháng đến 1 năm sau khi trồng. Người dân sẽ thu hoạch nghệ khi thời tiết nắng ráo. Do đó nguồn nguyên liệu thường có quanh năm.

Tinh bột nghệ Hải Hoa
Nghệ được trồng xen trong vườn cà phê của nông dân. Ảnh: Hoàng Hoài.

Anh Hải cho biết, bột nghệ được làm từ nghệ phơi khô, sau đó xay thành bột, không qua quá trình lọc nên các thành phần, hương vị của bột nghệ tương tự như nghệ tươi. Tinh bột nghê được làm từ củ nghệ tươi. Sau thu hoạch nghệ tươi được làm sạch, xay, lọc tạp chất, phơi, sấy khô tạo ra tinh bột nghệ.

Hiện đại hoá, đưa sản phẩm chất lượng đến với khách hàng

Nhờ được trải qua giai đoạn lọc nên tinh bột nghệ Hải Hoa không có dầu và tạp chất. Sản phẩm mềm mịn, không còn hoặc còn ít mùi nghệ nên dễ uống. Tinh bột nghệ Hải Hoà có hàm lượng Curcumin cao, mang lại nhiều lợi ích như chống viêm, chống oxy hóa, giảm nguy cơ mắc bệnh tim, ngăn ngừa bệnh Alzheimer và ung thư, cải thiện các triệu chứng trầm cảm và viêm khớp...

Tinh bột nghệ Hải Hoa
Nông dân thu hoạch nghệ. Ảnh: Hoàng Hoài.

Sản phẩm tinh bột nghệ Hải Hoa được làm hoàn toàn bằng quy trình thủ công. Quy trình đảm bảo vệ sinh an toàn chất lượng được các cơ quan chuyên môn chứng nhận. Sản phẩm có thành phần 100% là tinh bột nghệ nguyên chất, không chứa bất cứ tạp chất và phụ gia nào khác. Do đó, có thể nói tinh bột nghệ Hải Hoa là sự lựa chọn lý tưởng cho xu hướng sử dụng các sản phẩm có nguồn gốc từ thiên nhiên thay thế cho các sản phẩm sản xuất đại trà công nghiệp khác.

Tinh bột nghệ Hải Hoa
Tinh bột nghệ Hải Hoa được công nhận là sản phẩm OCOP hạng 3 sao. Ảnh: Hoàng Hoài.

Năm 2022, sản phẩm tinh bột nghệ Hải Hoa được đánh giá sản phẩm OCOP hạng 3 sao cấp tỉnh. Sau khi được công nhận sản phẩm OCOP, tinh bột nghệ Hải Hoa đã nâng tầm lên vị thế mới, tiếp cận được nhiều khách hàng, đơn hàng ngày một tăng lên.

Ngoài tinh bột nghệ đỏ, gia đình anh Hải đã sản xuất thêm các sản phẩm từ nghệ như: bột nghệ, tinh bột nghệ đen, tinh bột gừng, viên tinh nghệ mật ong… Sản lượng hàng năm khoảng 7000-8000 sản phẩm. Sau 5 sản xuất, sản lượng của cơ sở gia đình anh Hải không ngừng tăng lên. Sản phẩm lúc đầu phục vụ bà con địa phương, hiện nay cơ sở đã phát triển thị trường tại các tỉnh miền Nam, miền Trung…

Kế hoạch của cơ sở trong thời gian tới sẽ mở rộng quy mô, tăng liên kết với bà con nông dân tại các địa phương khác của tỉnh Đắk Nông và các tỉnh khác để tăng nguồn nguyên liệu, đầu tư thêm các trang thiết bị, máy móc hiện đại hơn để sản xuất, chế biến nghệ đạt chất lượng tốt hơn phục vụ người tiêu dùng.

Hoàng Hoài

Có thể bạn quan tâm

Cùng chuyên mục

Tin khác

Hà Nội vượt "rào cản" phát triển sản phẩm OCOP 5 sao

Hà Nội vượt "rào cản" phát triển sản phẩm OCOP 5 sao

Để tháo gỡ khó khăn, tạo bứt phá phát triển sản phẩm OCOP 5 sao, Văn phòng Điều phối Chương trình xây dựng nông thôn mới thành phố Hà Nội đã tổ chức Hội nghị tư vấn, hỗ trợ, hướng dẫn các chủ thể OCOP xây dựng hồ sơ sản phẩm 5 sao để đáp ứng các tiêu chí đề ra.
Gắn phát triển sản phẩm OCOP với xây dựng nông thôn mới

Gắn phát triển sản phẩm OCOP với xây dựng nông thôn mới

Trong thời gian tới, ngành Nông nghiệp tỉnh Tiền Giang sẽ tiếp tục phối hợp với Liên minh hợp tác xã tỉnh, Hội Nông dân tỉnh triển khai một số nhiệm vụ, giải pháp để phát triển hợp tác xã nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới và sản phẩm OCOP.
Đà Nẵng trao chứng nhận cho 11 sản phẩm OCOP 4 sao

Đà Nẵng trao chứng nhận cho 11 sản phẩm OCOP 4 sao

Hội đồng đánh giá, xếp hạng sản phẩm OCOP thành phố Đà Nẵng đã tổ chức công bố, trao chứng nhận 11 sản phẩm của 7 chủ thể đạt sản phẩm OCOP 4 sao.
Nam Định đặt mục tiêu đột phá tăng trưởng sản phẩm OCOP

Nam Định đặt mục tiêu đột phá tăng trưởng sản phẩm OCOP

Với phương châm “chất lượng, hiệu quả, bền vững và hội nhập”, kế hoạch năm 2025 của tỉnh Nam Định đặt ra nhiều mục tiêu đột phá, từ ứng dụng chuyển đổi số đến gắn kết OCOP với du lịch nông thôn và xây dựng thương hiệu sản phẩm chủ lực.
Chợ Đồn phát triển sản phẩm OCOP gắn với du lịch nông thôn

Chợ Đồn phát triển sản phẩm OCOP gắn với du lịch nông thôn

Chương trình OCOP được triển khai đồng bộ góp phần khơi dậy tiềm năng đất đai, sản vật, lợi thế so sánh, đặc biệt là các giá trị văn hóa của huyện Chợ Đồn (Bắc Kạn). Tuy nhiên việc phát triển sản phẩm OCOP gắn với du lịch nông thôn trên địa bàn huyện Chợ Đồn còn gặp một số khó khăn.
Hà Nội phấn đấu công nhận thêm ít nhất 30 sản phẩm OCOP 5 sao

Hà Nội phấn đấu công nhận thêm ít nhất 30 sản phẩm OCOP 5 sao

Mặc dù đã đạt được số lượng OCOP lớn với hơn 3.300 sản phẩm nhưng Hà Nội mới có 6 sản phẩm được chứng nhận đạt 5 sao. Vì vậy, trong năm 2025 TP. Hà Nội đặt mục tiêu phấn đấu trình Trung ương đánh giá, công nhận thêm ít nhất 30 sản phẩm OCOP 5 sao.
Kết nối tiêu thụ sản phẩm OCOP qua sàn thương mại điện tử

Kết nối tiêu thụ sản phẩm OCOP qua sàn thương mại điện tử

Để đưa các sản phẩm OCOP đến với nhiều đối tượng khách hàng hơn, không chỉ phạm vi địa phương mà trên cả nước và xuất khẩu thì giải pháp tối ưu nhất vẫn là đưa các sản phẩm OCOP lên sàn thương mại điện tử, bên cạnh các kênh phân phối truyền thống.
Đồng Tháp phấn đấu có thêm 60 sản phẩm OCOP năm 2025

Đồng Tháp phấn đấu có thêm 60 sản phẩm OCOP năm 2025

Tính đến thời điểm hiện nay, trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp có 581 sản phẩm (464 sản phẩm 3 sao; 116 sản phẩm 4 sao và 1 sản phẩm 5 sao) của 246 chủ thể. Đáng phấn khởi là các ngành hàng chủ lực của tỉnh Đồng Tháp có nhiều sản phẩm OCOP đạt từ 3 - 4 sao.
Đưa OCOP trở thành thương hiệu mạnh của Hà Nội

Đưa OCOP trở thành thương hiệu mạnh của Hà Nội

Để phát triển bền vững cũng như xây dựng thương hiệu cho sản phẩm OCOP, thời gian tới Hà Nội sẽ tập trung vào phát triển các sản phẩm chế biến sâu, đặc sản bản địa nâng tầm sản phẩm OCOP.
Vĩnh Phúc phát triển sản phẩm OCOP gắn với du lịch địa phương

Vĩnh Phúc phát triển sản phẩm OCOP gắn với du lịch địa phương

Để hoạt động phát triển sản phẩm OCOP gắn với du lịch, dịch vụ phát huy được hiệu quả, tỉnh Vĩnh Phúc sẽ tập trung đẩy mạnh công tác tuyên truyền để mọi người dân, tổ chức kinh tế - xã hội thấy được giá trị kinh tế và nhiệt tình tham gia.
Gỡ vướng cho sản phẩm OCOP để phát triển đặc sản bản địa

Gỡ vướng cho sản phẩm OCOP để phát triển đặc sản bản địa

Thời gian tới, Bộ Nông nghiệp và Môi trường sẽ tăng cường kiểm tra, giám sát chất lượng sản phẩm OCOP. Những sản phẩm không bảo đảm yêu cầu chất lượng, an toàn thực phẩm hoặc không sản xuất đúng như đăng ký sẽ bị thu hồi nhằm bảo vệ uy tín chung của chương trình.
Bắc Kạn mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm OCOP địa phương

Bắc Kạn mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm OCOP địa phương

Thời gian qua, tỉnh Bắc Kạn nỗ lực đẩy mạnh công tác xúc tiến thương mại cho các sản phẩm nông sản, OCOP của địa phương, nhằm hỗ trợ các chủ thể sản xuất kinh doanh giới thiệu, quảng bá, mở rộng thị trường tiêu thụ.
Đồng Nai: Phát triển các sản phẩm thế mạnh gắn với vùng trồng

Đồng Nai: Phát triển các sản phẩm thế mạnh gắn với vùng trồng

Thời gian qua, các địa phương trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp đã tập trung phát triển các sản phẩm thế mạnh gắn với vùng trồng. Qua đó, nhiều sản phẩm OCOP không chỉ đáp ứng tốt thị trường nội địa mà còn đạt chuẩn xuất khẩu vào những thị trường khó tính.
Bạch Thông chú trọng phát triển sản phẩm OCOP

Bạch Thông chú trọng phát triển sản phẩm OCOP

Huyện Bạch Thông (tỉnh Bắc Kạn) đã chú trọng triển khai nhiều giải pháp hỗ trợ Chương trình OCOP như cấp vốn vay ưu đãi, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp, hợp tác xã, cơ sở sản xuất... tiếp cận nguồn nguyên liệu chất lượng cao, tăng cường công tác tuyên truyền, quảng bá, xúc tiến tiêu thụ sản phẩm.
Hà Nội: Huyện Thường Tín đẩy mạnh phát triển, quảng bá sản phẩm OCOP đặc trưng

Hà Nội: Huyện Thường Tín đẩy mạnh phát triển, quảng bá sản phẩm OCOP đặc trưng

Chương trình “Mỗi xã một sản phẩm” (OCOP) tại huyện Thường Tín đã và đang tạo sức bật mạnh mẽ cho kinh tế nông thôn địa phương, khơi dậy tiềm năng, lợi thế của các làng nghề truyền thống, đồng thời mở rộng cơ hội phát triển cho các sản phẩm nông nghiệp, thủ công mỹ nghệ đặc trưng.
Hà Nam nỗ lực gỡ khó cho sản phẩm OCOP

Hà Nam nỗ lực gỡ khó cho sản phẩm OCOP

Sau thời gian dài triển khai, Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) tại tỉnh Hà Nam đã đạt được những kết quả tích cực. Tuy nhiên, việc thực hiện Chương trình OCOP trên địa tỉnh Hà Nam đang gặp một số khó khăn do ứng dụng khoa học công nghệ còn hạn chế.
Thừa Thiên Huế: Khai thác tiềm năng, thế mạnh sản phẩm địa phương

Thừa Thiên Huế: Khai thác tiềm năng, thế mạnh sản phẩm địa phương

Thời gian qua, sự kết nối chặt chẽ giữa Chương trình Phát triển tài sản trí tuệ của thành phố Thừa Thiên Huế và Chương trình OCOP đã thúc đẩy việc khai thác tiềm năng, thế mạnh của địa phương về sản phẩm đặc sản, ngành nghề nông thôn.
Phú Thọ phát triển sản phẩm địa phương từ thế mạnh chủ lực

Phú Thọ phát triển sản phẩm địa phương từ thế mạnh chủ lực

Huyện Tân Sơn (tỉnh Phú Thọ) đang tập trung tuyên truyền về phát triển các sản phẩm chủ lực, đặc thù theo chuỗi liên kết. Đồng thời, từng bước mở rộng quy mô sản xuất, nâng cao chất lượng gắn với phát triển thị trường tiêu thụ; tiếp tục hỗ trợ hoàn thiện mẫu mã, bao bì, đa dạng hóa các dòng sản phẩm theo chương trình OCOP.
Ninh Bình phát triển sản phẩm OCOP thành thế mạnh xuất khẩu

Ninh Bình phát triển sản phẩm OCOP thành thế mạnh xuất khẩu

Để chuẩn bị hành trang vững chắc cho sản phẩm OCOP xuất ngoại, thời gian tới, tỉnh Ninh Bình cần cập nhật kịp thời thông tin từ thị trường xuất khẩu như chính sách thay đổi, thị hiếu để doanh nghiệp chủ động chuyển hướng sản xuất theo nhu cầu thị trường.
Chương trình OCOP góp phần nâng cao giá trị hạt muối

Chương trình OCOP góp phần nâng cao giá trị hạt muối

Để nâng cao giá trị hạt muối thông qua phát triển sản phẩm OCOP, tỉnh Bạc Liêu đang nổ lực cải thiện chất lượng, đa dạng hóa các sản phẩm muối và chế biến từ muối... nhằm khẳng định được thương hiệu muối Bạc Liêu trên thị trường trong nước và quốc tế.
Đồng Nai: Phát triển du lịch gắn với quảng bá, tiêu thụ sản phẩm OCOP

Đồng Nai: Phát triển du lịch gắn với quảng bá, tiêu thụ sản phẩm OCOP

Song song với hoạt động quảng bá du lịch, huyện Tân Phú (tỉnh Đồng Nai) cần đẩy mạnh các hoạt động quảng bá, tìm kiếm, phát triển thị trường cho các sản phẩm OCOP gắn với tiến trình xây dựng nông thôn mới nâng cao, phát triển du lịch trên địa bàn.
Ninh Hòa không ngừng trau dồi, nâng cấp sản phẩm OCOP

Ninh Hòa không ngừng trau dồi, nâng cấp sản phẩm OCOP

Tham gia Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP), các chủ thể của thị xã Ninh Hòa (tỉnh Khánh Hòa) đã trình làng nhiều sản phẩm chất lượng, đa dạng và không ngừng được trau dồi, nâng cấp.
Hà Nội tìm hướng đi phát triển sản phẩm OCOP

Hà Nội tìm hướng đi phát triển sản phẩm OCOP

Hà Nội là vùng đất trăm nghề cùng với nhiều nông sản đặc sản, một tiềm năng, lợi thế để phát triển thêm sản phẩm thuộc Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP). Tính đến nay, TP. Hà Nội đang dẫn đầu cả nước về sản phẩm OCOP với xấp xỉ gần 3.000 sản phẩm.
Xem thêm

Thương hiệu nổi bật

eco-parl
cai-lan
vinamil
richy-nho
sun-group
logo-erowindow
partner-bivaco
partner-shb
partner-tan-hoang-minh-group
partner-hdbank
partner-vinacomin
partner-viglacera
partner-th
partner-bacabank
partner-danko-group
ttp
doji
nam-cuong
partner-vingroup
gleximco
Phiên bản di động