Hạt thủ ô có tên khoa học là Polygonum multiflorum Thunb, là một cây thuộc họ rau răm Polygonaceae. Ngoài tên hạt thủ ô thì người ta còn gọi bằng nhiều cái tên khác như: Dạ giao đằng, khua lình (Thái), mần đăng tua lình (Lào-Sầm Nưa), mằn năng ón (Tày), má ỏn, xạ ú sí (Dao)…
Đặc điểm của cây hà thủ ô
Thực tế, nhiều người dễ bị nhầm giữa hà thủ ô đỏ với cây hà thủ ô trắng. Tuy nhiên, loài thủ ô đỏ mới mang lại nhiều tác dụng tốt cho sức khỏe. Thủ ô đỏ là loại cây dây leo sống lâu năm và thân quấn, mọc xoắn vào nhau. Đồng thời, mặt thân ngoài có màu xanh tía, nhẵn, có vân và có rễ phình thành củ.
Trong Đông y, Hà thủ ô là một thảo dược quý với nhiều công hiệu rất hiệu quả khi sử dụng
Bên cạnh đó, đặc điểm cây hà thủ ô đỏ đó là lá mọc so le nhau và có cuống dài. Thông thường, phiến lá hình tim với độ dài khoảng 4 - 8cm và rộng từ 2.5 - 5cm. Lá hà thủ ô có đầu nhọn, mép hơi lượn sóng và mặt nhẵn. Hoa có kích thước nhỏ với đường kính 2mm và mọc xen kẽ vào lá. Trong đó, hoa có 8 nhụy với đầu nhụy hình mào gà. Ngoài ra, quả có quả hình 3 cạnh, nhẵn bóng và nằm trong bao hoa.
Hà thủ ô thường mọc hoang ở các tỉnh miền núi từ Nghệ An trở ra. Trong đó, tập trung chủ yếu là Lai Châu, Sơn La, Lào Cai, Hà Giang. Nhưng hiện nay loài cây này đã được trồng nhiều ở vùng núi phía Bắc và phía Nam.
Thành phần của hà thủ ô
Theo nghiên cứu, cây hà thủ ô đỏ chứa rất nhiều thành phần tốt cho sức khỏe con người. Trong đó, thành phần cụ thể của loài cây này có thể kể đến như: 1.7% Anthraglycosid, 1.1% Protid, 45.2% Tinh Bột, 3.1% Lipid, 4.5% Chất Vô Cơ, 26.45g các chất tan trong nước, Lecithin, Rhaponticin. Ngoài ra, còn rất nhiều thành phần khác.
Như vậy có thể thấy, thủ ô đỏ chứa nhiều thành phần tốt cho sức khỏe. Nếu biết sử dụng hà thủ ô một cách hợp lý sẽ mang lại nhiều công dụng mà bạn không ngờ tới.
Cách phân biệt cây hà thủ ô
Thủ ô có 2 loại là Hà thủ ô đỏ và Hà thủ ô trắng. Thông thường, Thủ ô đỏ được sử dụng làm thuốc nhiều hơn là Thủ ô trắng. Vậy làm sao để phân biệt 2 loại này. Hãy cùng tìm hiểu chi tiết dưới đây:
Cây hà thủ ô đỏ
Thủ ô đỏ dễ dàng nhận biết qua rễ củ của nó. Củ của cây có hình dạng khá giống khoai lang. Trên bề mặt củ có nhiều chỗ lồi và lõm, củ của cây có màu nâu đỏ. Củ rất cứng nên không thể dễ dàng bẻ bằng tay được. Khi cắt lát ngang thì sẽ thấy: ngoài cùng là lớp vỏ màu nâu đỏ, tiếp theo là lớp bột có màu hồng có vị đắng chát và chính giữa là lõi gỗ rất cứng.
Hà thủ ô đỏ được sử dụng làm thuốc nhiều hơn hà thủ ô trắng
Cây hà thủ ô trắng
Củ của cây Hà thủ ô cũng có hình dáng gần giống với khoai lang, củ cũng có màu nâu đỏ sậm. Khi cắt lát ngang thì củ có màu trắng và chứa nhiều nhựa màu trắng. Thủ ô trắng có vị đắng và rất chát, có mùi thơm rất dễ chịu.
Công dụng của hà thủ ô đối với sức khỏe ít người biết
Theo nghiên cứu của Đông y và Tây y thì Thủ ô có rất nhiều tác dụng điều trị nhiều bệnh và khắc phục nhiều tình trạng.
Theo Đông y
Theo y học cổ truyền, ngoài tác dụng làm đen tóc hiệu quả, hà thủ ô còn được nghiên cứu và chứng minh đem lại nhiều hiệu quả khác như:
Nhuận tràng: Với thành phần Anthranoid, loài cây này còn giúp làm xúc tiến khả năng tiêu hóa của dạ dày và ruột. Đồng thời, trong một số trường hợp bị đại tiện táo kết, tiêu hóa kém sử dụng cũng giúp hệ tiêu hóa hoạt động hiệu quả.
Bổ can thận: Nước thủ ô khi uống đúng cách sẽ giúp can thận, âm hư và chữa trị tình trạng đau lưng, mỏi gối, yếu gân cốt…
Tác dụng bổ thần kinh: Trong thủ ô có chứa chất Lexitin, chất này có tác dụng tạo hồng cầu tốt hơn. Với phụ nữ khí hư bạch đới, kinh nguyệt không đều, thiếu máu… sử dụng sẽ rất tốt.
Ức chế trực khuẩn lao: Nếu nhiều người phân vân uống hà thủ ô có tác dụng gì thì đây chính là câu trả lời. Dùng nước sắc thủ ô sẽ ức chế trực khuẩn lao hiệu quả.
Chống oxy hóa: Thủ ô đỏ có tác dụng chống oxy hóa rất tốt, giúp da dẻ hồng hào và săn chắc.
Chữa tóc bạc sớm: Thủ ô là một vị thuốc bổ huyết nên rất tốt cho những người bị tóc bạc sớm Đây là bài thuốc từ lâu đã được dân gian áp dụng và cho hiệu quả cao.
Tăng cường, bồi bổ sức khỏe: Bổ gan, thận, ích tinh huyết… là những tác dụng không thể không kể đến của hà thủ ô chế. Không chỉ có vậy, sử dụng đúng còn giúp tăng lực đối với tình trạng cơ thể suy yếu, hoa mắt, chóng mặt, tim hồi hộp, mất ngủ, suy nhược thần kinh…
Giải nhiệt, lợi tiểu: Nhiều bài thuốc từ thủ ô giúp chữa đau mỏi chân tay, di tinh, sốt rét lâu ngày, giải nhiệt và lợi tiểu… rất hiệu quả.
Hà thủ ô là một loại thảo dược có tác dụng trong việc bồi bổ sức khỏe và điều trị một số bệnh
Trị bệnh ngoài da: Theo nghiên cứu, dùng hà thủ ô sẽ giúp điều trị viêm da mủ, bệnh lậu, bệnh nấm gavut ở chân, bệnh viêm và tăng lipid máu.
Tốt cho tim mạch và tăng khả năng miễn dịch: Dùng thủ ô sẽ giúp ngăn ngừa tình trạng xơ vữa động mạch, thúc đẩy quá trình sản sinh hồng cầu, tăng khả năng miễn dịch cho cơ thể… Không những thế, dược liệu này còn cải thiện hệ thống các tuyến nội tiết.
Bổ máu, chữa các bệnh xương khớp: Thông thường, người ta sẽ dùng trà rễ hà thủ ô đỏ để làm tăng đường máu. Bởi trong rễ dược liệu này có tác dụng bổ máu, chữa thận suy, gan yếu, suy nhược thần kinh, ngủ kém, đau lưng mỏi gối… rất hiệu quả.
Theo y học hiện đại
Theo nghiên cứu hiện đại, hà thủ ô được nghiên cứu và đưa ra nhiều công dụng cụ thể như:
Đối với hệ tiêu hóa: Thủ ô chứa thành phần anthranoid nên có tác dụng kích thích nhu động ruột co bóp. Nhờ đó, thúc đẩy tiêu hóa và ngăn ngừa táo bón hiệu quả.
Đối với can, thận: Thủ ô có khả năng làm tăng hàm lượng đường glycogen tích lũy ở gan. Nên rất tốt cho người mắc bệnh tiểu đường, tăng mỡ và cholesterol trong máu.
Đối với hệ thần kinh: Hà thủ ô đỏ được dùng làm thuốc chữa thiếu máu, rối loạn kinh nguyệt và khí hư bạch đới ở phụ nữ.
Kháng khuẩn: Nước thủ ô giúp ức chế đối với hoạt động của trực khuẩn lao.
Giảm cholesterol trong máu: Người bị cholesterol trong máu cao khi sử dụng nước sắc hà thủ ô sẽ giảm xuống hiệu quả.
Chống oxy hóa: Trong thủ ô có chứa các chất với tác dụng chống oxy hóa và ngăn ngừa sự phát triển của các gốc tự do trong cơ thể.
Qua đó có thể thấy, công dụng của hà thủ ô đối với sức khỏe là vô cùng nhiều. Không chỉ là những tác dụng được kể như trên, ngoài ra dược liệu này còn sở hữu nhiều tác dụng khác. Tuy nhiên, để đạt hiệu quả tốt nhất thì mọi người nên tham khảo ý kiến của các thầy thuốc Đông y trước khi sử dụng.
Yên Thư