Thực phẩm thiên nhiên tốt cho sức khỏe: Công dụng tuyệt với từ quả hồng Sống khỏe: Những công dụng tuyệt vời từ củ nghệ Công dụng làm đẹp từ quả na |
Mô tả dược liệu hoa hòe
Đặc điểm thực vật
Cây hòe hay còn gọi là hòe mễ, hòe hoa, hòe,... có tên khoa học là Styphnolobium japonicum, là một loại cây họ Đậu. Cây hòe trưởng thành cao đến 15m, thân thẳng có chỏm lá tròn, cành hình trụ, nhẵn.
Lá kép lông chim lẻ, có 9 - 13 lá chét hình trứng, đỉnh nhọn, nguyên dài 3cm rộng 1,5 - 2,5cm.
Cụm hoa mọc thành chùm ở đầu cành, màu trắng hoặc vàng nhạt; tràng hoa hình bướm màu trắng ngà. Quả loại đậu không mở, dày và thắt nhỏ lại ở giữa các hạt.
Hoa hòe có nhiều tác dụng trong y học |
Phân bố
Hòe được trồng nhiều tại các tỉnh như Thái Bình, Hưng Yên, Nam Định,… và các tỉnh miền Trung, Tây nguyên,... để lấy nguyên liệu xuất khẩu, chiết xuất rutin và làm thuốc trong y học cổ truyền.
Thu hái, sơ chế
Thu hái: thu hoạch hoa hòe trong khoảng từ tháng 7 đến tháng 9 dương lịch hằng năm. Nên thu hái hoa vào buổi sáng và trời khô ráo, thời điểm hoa hòe chứa nhiều hoạt chất nhất.
Sơ chế: thu hái hoa khi các chùm bắt đầu có hoa mới nở, tuốt lấy hoa rồi phơi nắng hoặc sấy ngay.
Thành phần hóa học
Theo nghiên cứu, trong hoa hòe có chứa thành phần rutin chiếm từ 20% trở lên. Đây là một loại vitamin P có tác dụng tăng cường sức chịu đựng của mạch máu. Ngoài ra còn chứa quercetin, betulin, sophoradiol, sophorin A, B, C và sophorose,...
Công dụng của hoa hòe trong điều trị bệnh
Theo Đông y, hoa hòe có vị đắng, tính bình, quả có vị đắng tính hàn,... dùng hoa hòe phơi khô làm vị thuốc để pha uống như uống chè hàng ngày có tác dụng hỗ trợ điều trị các bệnh như:
Chữa tăng huyết áp: hoa hòe, tang ký sinh mỗi loại 25g; hạ khô thảo, xuyên khung mỗi loại 20g, 15g địa long, tất cả đem sắc nước uống.
Hỗ trợ trị chứng mất ngủ: trộn hoa hòe chung với 40g hạt muỗng, tán bột và uống mỗi lần 5g, uống 2 lần/ngày.
Hoa hòe giúp cải thiện chứng mất ngủ |
Đại, tiểu tiện ra máu: chuẩn bị hoa hòe, trắc bách diệp, mỗi loại 20g; hoàng liên, kinh giới, mỗi loại 8g. Đem tất cả sắc nước uống, ngày một thang chia hai lần.
Đau đầu, choáng váng: nụ hoa hòe (sao vàng), hạt muồng (sao), tâm sen, 3 vị lượng bằng nhau. Sau khi sao khô đem tán bột, mỗi lần uống 5g, dùng từ 10 - 20g/ngày.
Chữa bệnh chảy máu mũi: kết hợp hoa hòe và ô tặc cốt với một lượng bằng nhau, nửa sống nửa sao. Đem tán bột, mỗi lần lấy 1 ít thổi vào lỗ mũi.
chữa băng huyết, khí hư: dùng 30g hoa hòe, 15g bách thảo sương, tất cả đem tán bột, uống mỗi lần 9 - 12g với rượu ấm để chữa băng huyết.
Dùng hoa hòe (sao), mẫu lệ nung, cả 2 lượng bằng nhau rồi đem tán bột, uống mỗi lần 9g với rượu ấm để chữa bạch đới (khí hư máu trắng).
Chữa viêm loét: hoa hòe, hoa kim ngân mỗi loại 15g, sắc với 2 bát rượu uống cho ra mồ hôi.
Lỵ: hoa hòe, bạch thược mỗi loại 9g, đem sao vàng; 3g chỉ xác, 1,5g cam thảo, tất cả đem sắc nước uống.
Lưu ý khi sử dụng các bài thuốc từ hoa hòe:
Không dùng hoa hòe cho phụ nữ có thai.
Hoa hòe có tính hơi lạnh nên những người tì vị hư hàn (hay đau bụng do lạnh, chậm tiêu, ăn kém, đại tiện phân lỏng,...) không được dùng vị thuốc này. Nếu cần dùng thì phải phối hợp với các dược liệu khác có tính ấm nóng.
Vì hoa hòe có tác dụng rất tốt trong điều trị cao huyết áp và giúp hạ áp nhanh chóng nên rất có hại cho những người cơ địa huyết áp thấp vì dễ gây choáng và chóng mặt...
Những thông tin trên chỉ mang tính chất tham khảo. Để an toàn người dùng nên tham vấn ý kiến bác sĩ chuyên khoa trước khi sử dụng.