Cách làm gỏi gà măng cụt chuẩn vị Lái Thiêu “Độc lạ Bình Dương” - Gỏi măng cụt gây sốt cộng đồng mạng Bắt "trend" mạng xã hội, gọt măng cụt xanh trở thành nghề "hot", thu nhập tiền triệu mỗi ngày |
Những ngày qua, trào lưu chế biến các loại quả thành món ăn đang gây bão, trong đó nhiều nhất phải kể đến gỏi gà măng cụt sống. Tuy nhiên, nhiều người tỏ ra lo ngại trước việc ăn măng cụt sống có thêm đường sẽ hình thành độc tố.
Cụ thể, trên trang cá nhân của mình NS Thành Lộc có chia sẻ: “Hồi những năm 70-80 còn nhớ có rộ lên kiểu nhậu ăn măng cụt sống chấm đường uống bia hoặc rượu đế ở SG và các tỉnh miền tây do thời đó dân nghèo quá nên bạ cái gì bắt mồi được là ăn là nhậu bừa bất chấp, kết quả là dân nhậu cấp cứu quá trời vì ngộ độc (mủ của măng cụt gặp đường mía sẽ phản ứng thành độc) và tử vong cũng không ít!
Vụ này những ai vào độ tuổi của tôi chắc có còn nhớ vì báo chí lúc đó đăng tin nhiều lắm. Giờ người ta lấy măng cụt sống trộn gỏi dễ gì không nêm đường? Tới giờ chưa nghe tin gì những cũng thấy lo lo vì cái tin măng cụt sống chấm đường ăn vô là chết nó khắc vào đầu tôi từ đó đến tận bây giờ. Tôi mê ăn măng cụt chín lắm còn trái sống thì không dám, hoàn toàn không dám. Thiệt!” Nghệ sĩ chia sẻ trên trang cá nhân.
![]() |
Nghệ sĩ Thành Lộc chia sẻ trên trang facebook cá nhân. Ảnh: Chụp màn hình |
BS.CKII Đỗ Thị Ngọc Diệp, Phó chủ tịch Hội dinh dưỡng Việt Nam cho rằng việc ăn măng cụt sống với đường hoặc chế biến món ăn từ măng cụt sống có thêm đường chưa có nghiên cứu nào chứng minh rằng sẽ gây hại sức khỏe.
“Hiện chưa có tài liệu nghiên cứu nào cho thấy loại quả này gây hại cho sức khỏe. Nếu xét về dinh dưỡng, thì măng cụt xanh có ít dinh dưỡng hơn măng cụt chín. Do đó người tiêu dùng có thể sử dụng loại quả này vào món ăn hoặc ép nước, ăn nguyên trái, làm salad... tùy ý.” - BS Diệp thông tin.
![]() |
Gỏi gà măng cụt, món ăn gây "bão" thời gian qua |
Theo lương y đa khoa Bùi Đắc Sáng thuộc Viện Hàn Lâm KH&CN Việt Nam, Hội Đông y Hà Nội cho biết, quả măng cụt có tên khoa học là Garcinia mangostana, có vị chát nhẹ, khi chín có vị ngọt và có thể dùng vỏ để làm thuốc trị tiêu chảy, kiết lỵ, rối loạn kinh nguyệt,...
Phần mủ hay nhựa của măng cụt cũng như những trái cây khác đều không tốt cho sức khỏe nếu tiêu thụ nhiều và có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của chúng ta như gây táo bón, đau bao tử, buồn nôn,... Đối với việc mủ măng cụt kỵ với đường mía thì trong y học cổ truyền cũng như y học hiện đại vẫn chưa có ghi nhận về việc này.
Những thông tin về việc mủ măng cụt kết hợp với đường mía có thể gây ngộ độc hoặc tử vong là không chính xác. Chỉ khi ăn phần vỏ của măng cụt nơi chứa nhiều mủ thì mới có những triệu chứng không có lợi cho sức khỏe.
Do đó, khi ăn măng cụt xanh chúng ta nên gọt vỏ sạch sẽ và sử dụng phần thịt của măng cụt để chế biến món ăn.