Nghệ An thả hơn 2 tấn cá giống tái tạo và phát triển nguồn lợi thủy sản Thị trường hàng hóa phục vụ ngành thủy sản khan hiếm người mua Tiêu thụ thủy sản vẫn gặp nhiều khó khăn |
Thị trường tiêu thụ cá tra tại ĐBSCL gặp khó khăn |
Trên địa bản tỉnh An Giang hiện cá tra giống đang phải giảm giá sâu, nhưng việc tiêu thụ vẫn còn gặp nhiều khó khăn. Lý do chính là vì các hộ nuôi cá không thuê được ghe, thuyền và người lái ghe, thuyền không đủ điều kiện di chuyển liên vùng lân cận như An Giang, Đồng Tháp và Cần Thơ.
Hiện nay, mức cá giống giao động từ 19.000 – 20.000 đồng/kg (30-35 con), thấp hơn 10.000 – 15.000 đồng/kg so với trước khi dịch Covid-19 bùng phát. Bên cạnh đó, cá tra giống còn thiệt hại nhiều do vận chuyển lâu nên sau 2 tuần thả nuôi, lượng cá hao hụt tới 40 – 50%. Đối với cá tra thương phẩm, do nhiều nhà máy đóng cửa hoặc giảm công nhân còn 30% nên các doanh nghiệp tập trung thu hoạch cá tại vùng nuôi, hạn chế mua của nông dân bên ngoài. Vì vậy, giá cá tra thương phẩm hiện dao động chỉ 21.000 – 22.000 đồng/kg.
Trên địa bản tỉnh Cần Thơ, đang còn tồn hơn 38.000 tấn cá tra quá lứa, trong đó khoảng 90% nhà máy chế biến của Cần Thơ phải tạm ngừng hoạt động do không đảm bảo điều kiện “3 tại chỗ”. Nhiều địa phương đang thực hiện giãn cách xã hội, chỉ thực hiện cấp giấy đi đường cho người dân làm dịch vụ, giao hàng mà không ưu tiên người sản xuất nên việc di chuyển gặp nhiều khó khăn.
Một số doanh nghiệp chế biến thủy sản đã hoạt động trở lại, nhưng việc thu hoạch cá tra vẫn gặp nhiều khó khăn dó thiếu nhân lực. Trong khi đó, đội ngũ thu mua cá muốn di chuyển giữa các cùng phải thực hiện cách ly 14 ngày, gây chậm trễ trong việc thu hoạch.
Lượng cá tra quá lứa tồn trong ao nuôi quá lớn (ảnh minh họa) |
Tỉnh Đồng Tháp có hơn 1.600 ha diện tích nuôi cá tra, trong đó có 567 ha đến kỳ thu hoạch, sản lượng ước gần 231.000 tấn. Được biết giá cá tra nguyên liệu trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp chỉ giao động từ 20.500 – 22.000 đồng/kg đã tăng lượng nhỏ so với tuần trước, nhưng người nuôi vẫn chịu lỗ khoảng 2.000 đồng/kg. Hiện lượng cá tra còn tồn tại ao của tỉnh tương đối nhiều do tình trạng thu hoạch khó khăn. Một số doanh nghiệp chế biến cá tra xuất khẩu đã cắt giảm sản lượng khi phải thực hiện sản xuất “3 tại chỗ” chưa kể đa số doanh nghiệp đã tạm dừng hoạt động.
Ước tính, công suất hoạt động của ngành cá tra chỉ đạt khoảng 10 – 20%. Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP) cho biết, có tới 50% công ty nuôi cá, chế biến tại ĐBSCL phải đóng cửa khiến cho lượng cá tra quá lứa tồn trong ao lớn. Thời gian nuôi cá tại một số doanh nghiệp bị kéo dài, mật độ lớn khiến cá chết hàng chục tấn mỗi ngày.
Thời gian qua, nhiều doanh nghiệp đã phải ngừng chế biến từ đầu tháng 8/2021 do việc đi lại, vận chuyển, nuôi thả cá gặp khó khăn. Một số doanh nghiệp thực hiện “3 tại chỗ” nhưng công nhân hoang mang và xin nghỉ nhiều khi dịch Covid-19 diễn biến phức tạp khiến cho nguồn nhân lực sản xuất ít đi. Bên cạnh đó, việc tiêm vaccine tại các doanh nghiệp chế viến thủy sản là rất thấp. Nhiều nhà máy cố gắng thực hiện “3 tại chỗ” cuối cùng buộc phải ngưng hoạt động do phát sinh chi phí quá lớn.