Sứa đỏ - món ăn gây thương nhớ vùng đất Cảng

Đến với Hải Phòng, du khách sẽ được thưởng thức các món ăn vô cùng đa dạng với nhiều hương vị khác nhau, là điểm thu hút biết bao người đến đây hàng năm. Một số những món đó chính là sữa đỏ Hải Phòng.
Về An Giang thưởng thức vị đắng “đầy mê hoặc” của đặc sản gỏi sầu đâu, ăn “quên sầu” Loại mầm non trắng ngần ẩn dưới bùn xưa chẳng ai để ý, nay thành đặc sản được săn lùng, đợi hè về mới có để ăn Lạ lùng đem cỏ dại về làm muối chấm cho ra đặc sản kiếm lãi tiền triệu?
Món sứa đỏ trứ danh ở Hải Phòng
Món sứa đỏ trứ danh ở Hải Phòng

Hải Phòng vốn nổi tiếng là vùng đất với nhiều món ăn được chế biến từ những nguyên liệu đến từ biển. Và trong số những món ăn độc đáo đó, không thể không nhắc đến “Nộm sứa đỏ”. Nộm sứa đỏ từ lâu đã trở thành món ăn đặc trưng và vô cùng hấp dẫn của miền biển Hải Phòng.

Khác với sứa trắng, sứa đỏ được chế biến một cách cầu kỳ hơn. Khi bắt được sứa đỏ, phải ngâm sứa vào thùng nước pha sẵn rễ hoặc vỏ cây sú vẹt. Chất từ vỏ, rễ sú vẹt khi tiết ra sẽ giúp sứa không tan mà lại giòn sần sật và đặc biệt tạo nên màu đỏ hấp dẫn của sứa. Sau đó, sứa được xếp từng lớp trong một chiếc chậu nhỏ và ngâm cùng với chanh, quất thái lát mỏng để sứa có mùi thanh nhẹ. Để có thể chế biến món sứa chuẩn vị Hải Phòng, khi ăn, người chế biến phải dùng dao tre nhỏ làm từ ống cật nứa để cắt sứa thành từng miếng khoảng 2 đốt tay. Sở dĩ phải dùng dao tre cắt sứa là để sứa không bị tanh và vẫn giữ được vị của sứa.

Sứa được ngâm trong quất cho thơm
Sứa được ngâm trong quất cho thơm

Nhắc đến nộm sứa đỏ không thể không nhắc đến những nguyên liệu phụ trợ, đó là mắm tôm nguyên chất, vắt chanh đánh sủi bọt, thêm vài miếng ớt đỏ để nước chấm có vị cay nồng; đậu phụ nướng trên than hoa cho vàng chứ không được rán để tránh dầu mỡ làm mất đi vị thanh mát tự nhiên của sứa; cùi dừa thái mỏng; rau thơm như kinh giới, tía tô. Khi thưởng thức món nộm sứa đỏ, thực khách chỉ cần gắp một miếng sứa giòn sần sật, một miếng đậu kẻ nướng vàng kèm một miếng cùi dừa ngầy ngậy cuốn vào trong lá kinh giới, tía tô rồi chấm thêm một ít mắm tôm đã pha sẵn. Chỉ cần như vậy thôi, thực khách sẽ cảm nhận được vị thanh mát đặc trưng của “Nộm sứa đỏ” Hải Phòng.

Sứa đỏ chấm mắm tôm cũng rất ngon
Sứa đỏ chấm mắm tôm cũng rất ngon

Ở Hải Phòng, mùa sứa đỏ bắt đầu vào khoảng 4 tháng đầu hè và mùa đánh bắt sẽ kết thúc vào khoảng cuối tháng 6, các gánh hàng sứa vì thế cũng chỉ có hàng bán đến hết tháng 8 trong năm. Vì vậy, chỉ có đến Hải Phòng vào những dịp hè, thực khách mới có thể thưởng thức được món ăn đặc trưng này của miền biển Hải Phòng.

Cách tạo ra món sứa đỏ Hải Phòng ngon “đúng điệu”

Sứa đỏ - món ăn gây thương nhớ vùng đất Cảng
Sứa đỏ Hải Phòng ngon nhất phải là những con tươi sống

Món sứa đỏ Hải Phòng ngon nhất phải là những con tươi sống ở vùng Thủy Nguyên. Sau khi bắt lên từ biển phải ngâm ngay vào thùng nước có rễ, vỏ cây sú vẹt và lá thơm đun sôi để nguội để khử mùi tanh, mùi khai, cũng như giữ được nước cho sứa. Công đoạn này đòi hỏi người làm phải có kinh nghiệm lâu năm để căn chỉnh nguyên liệu và thời gian hợp lý, nếu không sứa đỏ sẽ có mùi nồng rất khó ăn.

Khi sứa chuyển sang màu hồng gụ như bã trầu, trong veo như thạch, căng mọng và thịt mềm thì tức là đã có thể ăn được. Lúc này những người bán sứa đỏ sẽ xếp chúng thành từng lớp trong một chậu nhỏ có vắt thêm chanh và quất thái lát mỏng để sứa dậy mùi thơm nhẹ.

Hơn nữa, để món nộm sứa đỏ chuẩn vị Hải Phòng thì khi ăn người bán sẽ phải dùng con dao tre nhỏ làm từ ống cật nứa, cắt ra thành từng miếng nhỏ tần 2 đốt ngón tay để không làm mất đi hương vị đặc trưng riêng của sứa.

Mặc dù không được trộn cùng các nguyên liệu khác như nộm sứa trắng, nhưng khi thưởng thức sứa đỏ chúng ta cũng không thể bỏ qua các món ăn kèm khác như: đậu phụ nướng trên than hoa đến vàng ươm chứ không rán để dầu không làm mất đi vẻ thanh mát của sứa, cùi dừa tươi thái mỏng và rau kinh giới, tía tô, bạc hà cùng một số loại rau thơm khác.

Song, nguyên liệu quan trọng nhất tạo nên nét độc đáo cho món sứa đỏ Hải Phòng chính là nước chấm. Trong khi người Hải Phòng đa phần lựa chọn bỗng có các vị chua, cay, mặn, ngọt hài hòa, thêm chút lạc rang bùi béo tăng hương vị, thì người Hà Nội lại thích chấm với mắm tôm đậm đà, nồng nàn, thêm chút chanh, ớt, đường rồi đánh bông lên, ôi chao, chỉ nghĩ đến thôi mà đã phải nuốt nước miếng “ừng ừng” luôn rồi.

Bật mí, mỗi một loại nước chấm đều có một nét đặc sắc riêng và mỗi một phần của sứa lại có một hương vị khác nhau: phần thân sứa thì mềm và mọng nước, còn phần chân thì lai dai giòn sần sật, nên bạn có thể tùy chọn theo sở thích của bản thân.

Sứa ăn kèm đậu phụ nướng vàng, dừa tươi và rau thơm
Sứa ăn kèm đậu phụ nướng vàng, dừa tươi và rau thơm

Là một món ăn đường phố nên khi bước vào một cửa hàng bán sứa đỏ Hải Phòng, bạn sẽ thấy các cô thường bày tất cả các nguyên liệu xung quanh mình để soạn cho khách thật nhanh. Và vì tất cả các suất ăn đều giống nhau nên các đôi tay lúc nào cũng thoăn thoắt cắt sứa, thái đậu, thái dừa, pha mắm tôm, bởi vậy chỉ cần ngồi xuống là chẳng mất quá lâu bạn đã có ngay một phần đầy màu sắc ở trước mặt.

Không chỉ cuốn hút về mặt hình thức với đủ các màu sắc đỏ, vàng, trắng, xanh, mà món ăn này còn gây kích thích cực mạnh về mặt vị giác. Mỗi một miếng nộm sứa đỏ có đầy đủ sứa, đậu, cùi dừa, rau thơm chấm nhẹ vào nước chấm là tất cả cái vị sần sật thanh mát, ngọt béo, bùi, mềm, cay cay và mặn nồng sẽ như nhảy múa trong miệng, khiến bạn chỉ cần ăn một lần là muốn ăn nữa, sau đó "nghiện" lúc nào chẳng hay.

Tuy nhiên cần lưu ý, thân sứa đỏ chiếm khoảng 97% là nước nên nếu không được chế biến đúng cách thì chỉ sau vài giờ bắt lên sẽ bị hỏng, vì vậy hãy chọn những hàng quán uy tín, sạch sẽ. Đồng thời, các nguyên liệu ăn cùng món ăn này đa phần đều là tươi sống, nên với những ai “yếu bụng” thì tốt nhất cũng nên cân nhắc thật kỹ trước khi thử đấy nhé.

Địa chỉ ăn món sứa đỏ Hải Phòng ở Hà Nội cực ngon

Ở Hải Phòng bạn có thể bắt gặp rất nhiều các cửa hàng bán sứa đỏ trong mùa hè, nhưng Hà Nội thì không phải nơi nào cũng có, dưới đây là một số cửa hàng được dân sành ăn recommend nhiều nhất:

Số 16B Đường Thành, quận Hoàn Kiếm – mở cửa từ 14 giờ đến 17 giờ.

Số 70 Hàng Chiếu, quận Hoàn Kiếm - mở cửa từ 9 giờ 30 phút đến 18 giờ.

Ngõ Thanh Hà hay ngõ chợ Đồng Xuân, quận Hoàn Kiếm - mở cửa từ 12 giờ đến 18 giờ.

Số 46, ngõ 105 phố Bạch Mai, quận Hai Bà Trưng - mở cửa từ 7 giờ đến 13 giờ.

Số 20 ngõ Gốc Đề, quận Hoàng Mai - mở cửa từ 7 giờ đến 12 giờ và từ 14 giờ 30 phút đến 18 giờ.

Số 1 Lê Văn Hưu, quận Hai Bà Trưng - mở cửa từ 16 giờ đến khi hết.

Ngoài ra, ở khu vực Ô Quan Chưởng hay chợ Hàng Bè cũng có một số quán bán món ăn này.

Lưu ý: Những quán bán sứa đỏ Hải Phòng ở Hà Nội chủ yếu là các hàng rong nhỏ bên vỉa hè hay ven chợ, không có chỗ gửi xe, bãi gửi xe nhỏ hoặc phải gửi xe rất xa, nên bạn cũng có thể gói mua mang về.

Giá cả: Dao động từ 20.000 đồng đến 50.000 đồng/suất.

Khoảng 150.000 đồng/kg.

Về An Giang thưởng thức vị đắng “đầy mê hoặc” của đặc sản gỏi sầu đâu, ăn “quên sầu” Về An Giang thưởng thức vị đắng “đầy mê hoặc” của đặc sản gỏi sầu đâu, ăn “quên sầu”
Loại mầm non trắng ngần ẩn dưới bùn xưa chẳng ai để ý, nay thành đặc sản được săn lùng, đợi hè về mới có để ăn Loại mầm non trắng ngần ẩn dưới bùn xưa chẳng ai để ý, nay thành đặc sản được săn lùng, đợi hè về mới có để ăn
Lạ lùng đem cỏ dại về làm muối chấm cho ra đặc sản kiếm lãi tiền triệu? Lạ lùng đem cỏ dại về làm muối chấm cho ra đặc sản kiếm lãi tiền triệu?
Ngọc Anh

Có thể bạn quan tâm

Cùng chuyên mục

Tin khác

Thêm 26 di sản được đưa vào Danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

Thêm 26 di sản được đưa vào Danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VHTT&DL) vừa ban hành quyết định ghi danh thêm 26 di sản vào danh mục Di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia đợt này. Trong đó, Hà Nội có số lượng nhiều nhất với 5 di sản.
“Nổi lửa gói bánh, Tết đậm yêu thương”: Chương trình thiện nguyện do Liên minh OKVIP tổ chức

“Nổi lửa gói bánh, Tết đậm yêu thương”: Chương trình thiện nguyện do Liên minh OKVIP tổ chức

Trong không khí se lạnh của những ngày cuối năm, tại xã Ea H’leo, huyện Ea H’leo, tỉnh Đắk Lắk, một chương trình đặc biệt và ý nghĩa đã diễn ra. Đó chính là sự kiện "Nổi lửa gói bánh, Tết đậm yêu thương" do Liên minh OKVIP tổ chức, sự kiện đã thu hút sự chú ý của cộng đồng xã hội và tạo nên một ngày hội đáng nhớ.
Hải Dương tổ chức khai hội mùa xuân Côn Sơn - Kiếp Bạc 2024

Hải Dương tổ chức khai hội mùa xuân Côn Sơn - Kiếp Bạc 2024

Sáng nay 25/2 (tức 16 tháng Giêng năm Giáp Thìn), tỉnh Hải Dương tổ chức khai hội mùa xuân Côn Sơn - Kiếp Bạc 2024 và công bố quyết định của Thủ tướng Chính phủ công nhận bộ tượng Tam Thế Phật chùa Côn Sơn là bảo vật quốc gia.
Phú Thọ: Lễ hội đền Du Yến đón nhận di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

Phú Thọ: Lễ hội đền Du Yến đón nhận di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

Ngày 23/2, tại xã Chí Tiên, Thanh Ba, Phú Thọ tổ chức lễ đón nhận di sản văn hóa phi vật thể quốc gia Lễ hội đền Du Yến. Tới dự có đại diện lãnh đạo Cục Di sản văn hóa, Bộ Bộ văn hóa, Thể thao và Du lịch (VHTT&DL), UBND tỉnh Phú Thọ.
Vì sao có quan niệm "Lễ Phật quanh năm không bằng rằm tháng Giêng"?

Vì sao có quan niệm "Lễ Phật quanh năm không bằng rằm tháng Giêng"?

Dân gian vẫn truyền tụng câu nói “Lễ Phật quanh năm không bằng ngày rằm tháng Giêng”, ngày rằm tháng giêng (15 tháng giêng âm lịch) vì sao lại quan trọng trong tâm thức người Việt như vậy, chuẩn bị mâm cúng thế nào?
Hàng vạn người dân dự lễ khai hội chùa Tam Chúc Xuân Giáp Thìn năm 2024

Hàng vạn người dân dự lễ khai hội chùa Tam Chúc Xuân Giáp Thìn năm 2024

Ngày 21/02/2024 (tức ngày 12 tháng Giêng), Ban Quản lý chùa Tam Chúc (thị trấn Ba Sao, huyện Kim Bảng, tỉnh Hà Nam) tổ chức Khai hội Chùa Tam Chúc Xuân Giáp Thìn năm 2024.
Nghề làm xôi Phú Thượng được ghi danh Di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia

Nghề làm xôi Phú Thượng được ghi danh Di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia

Làng nghề xôi Phú Thượng nằm ở phía Tây của Hà Nội. Nơi đây đã nổi tiếng với nghề làm xôi truyền thống với rất nhiều chủng loại phong phú.
Lễ rước kiệu Ngọc Lộ - mở đầu cho Lễ hội Khai ấn Đền Trần xuân Giáp Thìn 2024

Lễ rước kiệu Ngọc Lộ - mở đầu cho Lễ hội Khai ấn Đền Trần xuân Giáp Thìn 2024

Sáng 20/2 (ngày 11 tháng Giêng), tại Khu di tích lịch sử - văn hóa cấp quốc gia đặc biệt đền Trần - Chùa Tháp (Nam Định) diễn ra Lễ rước kiệu Ngọc Lộ. Đây là nghi lễ mở đầu cho Lễ hội Khai ấn đền Trần 2024.
Hàng vạn người dân, phật tử dự khai hội Xuân Yên Tử năm 2024

Hàng vạn người dân, phật tử dự khai hội Xuân Yên Tử năm 2024

Sáng 19/2 (tức ngày 10 tháng Giêng năm Giáp Thìn), tại Khu di tích danh thắng Yên Tử đã diễn ra lễ Khai hội Xuân Yên Tử năm 2024.
Phú Thọ: Lễ dâng hương Tổ Mẫu Âu Cơ Xuân Giáp Thìn 2024

Phú Thọ: Lễ dâng hương Tổ Mẫu Âu Cơ Xuân Giáp Thìn 2024

Ngày 16/2 (tức mùng 7 tháng Giêng năm Giáp Thìn 2024) Lễ dâng hương tưởng nhớ, tri ân công đức Tổ Mẫu Âu Cơ theo nghi thức truyền thống chính thức diễn ra tại xã Hiền Lương, huyện Hạ Hòa (Phú Thọ).
Chính thức khai hội Gióng đền Sóc năm 2024

Chính thức khai hội Gióng đền Sóc năm 2024

Sáng 15/2 (mùng 6 tháng Giêng năm Giáp Thìn), lễ hội Gióng đền Sóc năm 2024 đã chính thức khai mạc tại Khu di tích Quốc gia đặc biệt đền Sóc (huyện Sóc Sơn).
Khai hội chùa Hương trong mưa xuân

Khai hội chùa Hương trong mưa xuân

Sáng 15/2 (tức ngày mùng 6 tháng Giêng), Lễ hội chùa Hương chính thức khai hội tại sân Thiên Trù - chùa Hương (huyện Mỹ Đức). Lễ hội chùa Hương là một trong những lễ hội lớn của Hà Nội kéo dài 3 tháng, thu hút hàng vạn khách tham gia mỗi ngày.
Tưng bừng khai hội 235 năm chiến thắng Ngọc Hồi - Đống Đa

Tưng bừng khai hội 235 năm chiến thắng Ngọc Hồi - Đống Đa

Sáng 14/2 (tức mùng 5 tết Giáp Thìn 2024) lễ kỷ niệm 235 năm chiến thắng Ngọc Hồi - Đống Đa tổ chức tại Hà Nội, tưởng nhớ công lao to lớn của người anh hùng áo vải Quang Trung - Nguyễn Huệ cùng các tướng lĩnh, nghĩa quân Tây Sơn.
5 điều nên làm và 9 điều kiêng kỵ trong ngày mùng 1 Tết để may mắn, bình an cả năm

5 điều nên làm và 9 điều kiêng kỵ trong ngày mùng 1 Tết để may mắn, bình an cả năm

Theo quan niệm người xưa, có những phong tục nên làm, những điều kiêng kỵ trong ngày mùng 1 Tết Nguyên đán để có được niềm vui, sự may mắn cả năm.
Hái lộc đầu năm sao cho đúng để mang tài lộc, may mắn về nhà?

Hái lộc đầu năm sao cho đúng để mang tài lộc, may mắn về nhà?

Vào đêm 30 Tết, người Việt Nam chúng ta thường có thói quen hái lộc đầu năm với mong muốn có một năm mới an lành, may mắn. Đây là một phong tục ý nghĩa mang lại giá trị cao cho người Việt.
Mâm cỗ cúng tất niên, bài cúng tất niên Tết Giáp Thìn 2024

Mâm cỗ cúng tất niên, bài cúng tất niên Tết Giáp Thìn 2024

Cúng tất niên là nghi lễ quan trọng trước khi đón năm mới. Mâm lễ cúng tất niên chiều 30 Tết thường gồm mâm ngũ quả, hương hoa, giấy tiền vàng mã, đèn nến, trầu cau, rượu, trà, bánh chưng (hoặc bánh tét)... Văn cúng lễ tất niên chiều 30 Tết cũng được nêu rõ theo sách "Văn khấn cổ truyền Việt Nam".
Tết Nguyên đán - Di sản văn hóa đặc biệt

Tết Nguyên đán - Di sản văn hóa đặc biệt

Cành đào đã chớm nở, nồi bánh chưng đang tỏa hương thơm báo hiệu Tết đang rất gần. Nhân dịp Tết đến xuân về, phóng viên Tạp chí Thương hiệu và Sản phẩm có cuộc trò chuyện với nhà nghiên cứu văn hoá dân gian Nguyễn Hùng Vĩ về nguồn gốc Tết Nguyên đán và những giá trị văn hoá bất biến của ngày Tết đặc biệt này.
Xin chữ đầu năm: Nét đẹp văn hóa cần gìn giữ, phát huy

Xin chữ đầu năm: Nét đẹp văn hóa cần gìn giữ, phát huy

Với sự phát triển của xã hội, tục xin chữ đầu năm đã ít nhiều có sự thay đổi. Nhưng dù có đổi thay thì đây vẫn là một nét đẹp văn hóa của người Việt cần được gìn giữ và phát huy.
Độc đáo bánh chưng đen của người Tày ở Yên Bái

Độc đáo bánh chưng đen của người Tày ở Yên Bái

Bánh chưng đen là một món ăn truyền thống của người Việt Nam. Bánh chưng được ví như linh hồn của bữa cơm ngày trọng đại, đặc biệt là ngày Tết.
Trải nghiệm Tết Việt để hiểu về nét đẹp của ngày Tết cổ truyền

Trải nghiệm Tết Việt để hiểu về nét đẹp của ngày Tết cổ truyền

Ngày 2/2, tại Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam, Hà Nội, diễn ra chương trình "trải nghiệm Tết Việt" với nhiều hoạt động trải nghiệm thú vị về Tết cho người dân, du khách quốc tế.
Ấn tượng với nghi lễ thả cá chép ở Hoàng Thành Thăng Long

Ấn tượng với nghi lễ thả cá chép ở Hoàng Thành Thăng Long

Sáng 2/2, Trung tâm Bảo tồn di sản Thăng Long - Hà Nội tổ chức thực hành nghi lễ "Tống cựu nghinh Tân" tại Khu di sản Hoàng Thành Thắng Long dịp Tết Nguyên đán Giáp Thìn năm 2024.
Lễ hội Gióng đền Sóc năm 2024 sẽ được tổ chức với nhiều điểm mới

Lễ hội Gióng đền Sóc năm 2024 sẽ được tổ chức với nhiều điểm mới

Là một trong những lễ hội truyền thống lớn nhất của Hà Nội, lễ hội Gióng đền Sóc tại huyện Sóc Sơn diễn ra vào ngày mùng 6 tháng Giêng hằng năm thu hút sự tham gia của nhiều du khách thập phương. Năm nay, lễ hội được tổ chức với nhiều điểm mới.
Cúng ông Công ông Táo năm 2024: Chọn ngày giờ đẹp, sắm lễ và văn khấn để cả năm may mắn

Cúng ông Công ông Táo năm 2024: Chọn ngày giờ đẹp, sắm lễ và văn khấn để cả năm may mắn

Vào dịp cuối năm, các gia đình Việt lại tất bật sửa soạn lễ cúng để đưa tiễn ông Công ông Táo lên chầu trời. Vậy tết ông Công ông Táo 2024 là ngày bao nhiêu dương lịch? Cần phải chuẩn bị lễ cúng như thế nào?
Độc đáo Lễ hội Bà Chúa Muối

Độc đáo Lễ hội Bà Chúa Muối

Thái Bình là nơi lưu giữ những giá trị văn hóa truyền thống, trong đó có lễ hội Bà Chúa Muối lâu đời với mong muốn về cuộc sống, sự sinh sôi nảy nở mang tính phồn thực điển hình của văn hóa dân gian Việt Nam.
Làng cổ Đường Lâm được vinh danh là Sản phẩm Du lịch bền vững ASEAN

Làng cổ Đường Lâm được vinh danh là Sản phẩm Du lịch bền vững ASEAN

Tại lễ trao Giải thưởng Du lịch ASEAN 2024, Việt Nam vinh dự có 25 địa phương, khách sạn, đơn vị được tôn vinh ở nhiều hạng mục giải thưởng. Trải nghiệm ẩm thực Đường Lâm được vinh danh ở hạng mục Giải thưởng sản phẩm du lịch bền vững.
Dẻo thơm hương bánh khảo Tràng Định

Dẻo thơm hương bánh khảo Tràng Định

Để làm ra một mẻ bánh ngon, đạt chất lượng thì quan trọng nhất nằm ở khâu chọn gạo và công đoạn làm nhân. Loại gạo được sử dụng để làm bánh là gạo nếp cái hoa vàng trồng ở cánh đồng Thất Khê.
Chương trình Happy Tết 2024 - Lan toả bản sắc văn hoá Tết truyền thống

Chương trình Happy Tết 2024 - Lan toả bản sắc văn hoá Tết truyền thống

Tối 24/1, tại Hoàng thành Thăng Long, Trung tâm Xúc tiến Đầu tư, Thương mại, Du lịch Hà Nội (HPA) khai mạc Chương trình “Happy Tết 2024 - Lan toả bản sắc văn hoá Tết truyền thống”.
CEO Cỏ Mềm HomeLab: Sản phẩm phải “lành” và “thật”

CEO Cỏ Mềm HomeLab: Sản phẩm phải “lành” và “thật”

Triết lý kinh doanh của Cỏ Mềm là “lành” và “thật”, tức sản phẩm lành, chất lượng thật. Doanh nghiệp cũng công khai minh bạch trên website mọi thông tin về nguồn nguyên liệu sử dụng cho sản phẩm, đồng thời chân thật về công dụng để khách hàng yên tâm.
Đắk Nông: Xây dựng tuyến đường kiểu mẫu đầu tiên ở Bon Đắk Láp

Đắk Nông: Xây dựng tuyến đường kiểu mẫu đầu tiên ở Bon Đắk Láp

Bon Đắk Láp, xã Đắk Gằn (Đắk Mil, tỉnh Đắk Nông) vừa nhận bàn giao mô hình đường giao thông nông thôn sáng- xanh- sạch đẹp- an toàn có tổng mức đầu tư là hơn 1 tỷ đồng.
Xem thêm

Thương hiệu nổi bật

eco-parl
cai-lan
vinamil
richy-nho
sun-group
logo-erowindow
partner-bivaco
partner-shb
partner-tan-hoang-minh-group
partner-hdbank
sunshine
partner-vinacomin
partner-viglacera
partner-th
partner-bacabank
partner-danko-group
ttp
doji
nam-cuong
partner-vingroup
bidv3
phu-dien-2
Phiên bản di động