Rộn vang vó ngựa mở màn Festival Cao nguyên trắng Bắc Hà 2022

Để đẩy mạnh quảng bá và xúc tiến đầu tư du lịch, sáng ngày 5/6/2022, UBND huyện Bắc Hà đã Khai mạc Lễ hội mùa hè “Festival Cao nguyên trắng Bắc Hà 2022” với Chủ đề “Giải đua Vó ngựa cao nguyên lần thứ 15”.
Tạp chí Thương hiệu và Sản phẩm trao tặng 05 căn nhà cho hộ nghèo tại xã Cốc Lầu (Bắc Hà - Lào Cai) Lào Cai: Chuẩn bị tổ chức “Festival Cao nguyên trắng Bắc Hà” năm 2022 Lào Cai: Tổ chức “Tuần lễ giao thương xúc tiến tiêu thụ Mận Tam Hoa Bắc Hà - Lào Cai, Vải thiều Bắc Giang và Xoài Sơn La”
Rộn vang vó ngựa mở màn Festival Cao nguyên trắng Bắc Hà 2022
Lễ hội đua ngựa huyện Bắc Hà và Giải đua ngựa truyền thống huyện Bắc Hà lần thứ 15 là một trong những điểm nhấn trong Festival Cao nguyên trắng Bắc Hà 2022. (Ảnh: Thùy Huyền)

Festival Cao nguyên trắng Bắc Hà 2022 - Giải đua Vó ngựa cao nguyên lần thứ 15 được tổ chức trên địa bàn huyện Bắc Hà (Lào Cai) và những huyện lân cận, với nhiều sự kiện, hoạt động du lịch văn hoá truyền thống đặc sắc diễn ra từ ngày 4 - 12/6/2022 nhằm mục đích kích cầu du lịch và thu hút các nhà đầu tư đến với huyện Bắc Hà sau 2 năm dịch COVID-19.

Những lễ hội làm điểm nhấn trong Festival lần này bao gồm: Lễ hội đua ngựa huyện Bắc Hà và Giải đua ngựa truyền thống huyện Bắc Hà lần thứ 15; Lễ hội mận Tam Hoa; Giao lưu văn hóa, nghệ thuật Chợ đêm Bắc Hà; Hội thảo xúc tiến, quảng bá, kêu gọi các nhà đầu tư vào lĩnh vực du lịch tại Bắc Hà.

Đặc biệt, mở màn Festival là Lễ hội đua ngựa huyện Bắc Hà diễn ra từ 7h30’ ngày 5/6 tại sân khấu trước cổng dinh thự Hoàng A Tưởng huyện Bắc Hà. Vòng loại giải đua ngựa diễn ra từ 08h30’ ngày 5/6 và Vòng chung kết bắt đầu vào lúc 08h00’ ngày 12/6 tại Sân Vận động - Trung tâm huyện Bắc Hà.

Lễ hội đua ngựa Bắc Hà được Bộ VHTTDL công bố vào Danh mục di sản văn hoá phi vật thể quốc gia vào tháng 5/2021. Đây là lễ hội truyền thống có lịch sử hình thành và phát triển mấy trăm năm, do cộng đồng các dân tộc Mông, Tày, Phù Lá… và được tổ chức thường niên ở địa phương này.

Rộn vang vó ngựa mở màn Festival Cao nguyên trắng Bắc Hà 2022
ông Hoàng Văn Khoa, Phó Chủ tịch UBND huyện Bắc Hà trao đổi với PV tại lễ khai mạc. (Ảnh: Thùy Huyền)

Phát biểu tại lễ khai mạc ông Hoàng Văn Khoa, Phó Chủ tịch UBND huyện Bắc Hà cho biết:Thời gian qua, đại dịch Covid - 19 đã gây ảnh hưởng không nhỏ đến các hoạt động du lịch của huyện Bắc Hà nói riêng, tỉnh Lào Cai nói chung.

Đây là dịp để quảng bá các sản phẩm du lịch mới và giữ gìn, bảo tồn, phát triển các di sản vật thể và phi vật thể của nhân dân các dân tộc huyện Bắc Hà đến với du khách trong và ngoài huyện thông qua chuỗi sự kiện của lễ hội

"Tôi xin được gửi lời tri ân đến những bậc tiền nhân, thế hệ lãnh đạo và nhân dân các dân tộc huyện Bắc Hà đã giữ gìn nét đẹp truyền thống văn hóa, đặc biệt lễ hội đua ngựa truyền thống đã bảo tồn và tổ chức hàng năm. Tạo không khí lễ hội chào đón mùa hè mát dịu trên vùng đất Cao nguyên trắng Bắc Hà", ông Hoàng Văn Khoa chia sẻ.

Rộn vang vó ngựa mở màn Festival Cao nguyên trắng Bắc Hà 2022
Lễ hội đua ngựa Bắc Hà được rất nhiều du khách quan tâm. (Ảnh: Thùy Huyền)

Được biết, trước những ngày tổ chức sự kiện đã có rất nhiều du khách trong và ngoài nước đến từ rất sớm để tham quan, trải nghiệm các hoạt động du lịch văn hóa của địa phương, hầu hết các cơ sở lưu trú đều có khách đặt kín phòng nghỉ.

Bên cạnh đó, lễ hội mận Tam Hoa diễn ra xuyên suốt trong 9 ngày, từ 4 - 12/6 tại Trại Nghiên cứu và sản xuất rau quả Bắc Hà. Trong thời gian này lễ hội phục vụ du khách tham quan, tìm hiểu nguồn gốc, xuất xứ và thưởng thức các sản phẩm từ mận tam hoa Bắc Hà.

Rộn vang vó ngựa mở màn Festival Cao nguyên trắng Bắc Hà 2022
Bắc Hà nổi tiếng với chợ văn hóa, hấp dẫn tìm hiểu, giao lưu văn hóa dân tộc, sân chơi vui vẻ, lành mạnh của du khách.

Địa phương cũng sẽ tổ chức những chương trình giao lưu văn nghệ dân gian với các huyện vùng cao lân cận gồm: Xín Mần (Hà Giang) và Si Ma Cai (Lào Cai). Chương trình được tổ chức tại Sân khấu chợ đêm - Chợ Văn hóa Bắc Hà vào 20h00’ ngày 4/6 và 11/6.

Sẽ có nhiều hoạt động phụ trợ như: Biểu diễn văn nghệ và trình diễn trang phục truyền thống các dân tộc; Hội chợ thương mại; Trưng bày, trình diễn, giới thiệu sản phẩm văn hóa dân tộc Mông tại xã Bản Phố, Chợ phiên Cốc Ly; Hội giao lưu tiếng hót chim Họa Mi và chim đối kháng tại thị trấn Bắc Hà.

Đồng thời, các hoạt động khám phá đặc sắc cũng được tổ chức như: Quần thể cây gỗ nghiến di sản trên 1.000 tuổi; Vườn chè cổ thụ xã Hoàng Thu Phố; Vườn chè hữu cơ (sản phẩm OCOP 5 sao) và thưởng thức nghệ thuật ướp, pha trà của đồng bào dân tộc Tày xã Bản Liền.

Rộn vang vó ngựa mở màn Festival Cao nguyên trắng Bắc Hà 2022
Lễ hội gầu tào của người Mông thường diễn ra vào dịp mùa xuân.

Ngoài ra, còn có nhiều tour du lịch bên lề hứa hẹn mang đến trải nghiệm thú vị cho du khách như: Tham quan Thảo nguyên Suối Thầu, Suối khoáng nóng Quảng Nguyên; 2 Làng Văn hóa Du lịch OCOP; Đỉnh núi săn mây, ngắm cảnh Chiêu Lầu Thi ở huyện Xín Mần (Hà Giang); Khám phá Nhà cổ dân tộc Mông, di tích lịch sử thành cổ Lùng Thẩn, linh thiêng Rừng cấm, Lễ hội Mận Tả Van, Lễ hội cúng rừng tại Si Ma Cai (Lào Cai).

Như vậy, với tiềm năng phong phú, đặc sắc cùng với định hướng phát triển du lịch rõ ràng, phù hợp với thực tế và quyết tâm của cán bộ, nhân dân trong huyện, Bắc Hà sẽ gặt hái được nhiều thành công trong du lịch vào những năm tới.

Thùy Huyền – Diệu Anh

Có thể bạn quan tâm

Cùng chuyên mục

Tin khác

Tìm lời giải cho bài toán đầu ra của sản phẩm OCOP Long An

Tìm lời giải cho bài toán đầu ra của sản phẩm OCOP Long An

Thời gian tới, tỉnh Long An sẽ triển khai mạnh mẽ Chương trình OCOP, nhất là kết nối tìm đầu ra cho các sản phẩm nhằm nâng cao giá trị gia tăng, nâng cao hiệu quả sản xuất, kinh doanh cho các chủ thể OCOP.
Tập trung phát triển sản phẩm OCOP ở Lâm Thao

Tập trung phát triển sản phẩm OCOP ở Lâm Thao

Chương trình OCOP được triển khai đã tạo điều kiện cho các địa phương trên địa bàn huyện Lâm Thao (tỉnh Phú Thọ) sản xuất ra nhiều hàng hóa chất lượng cao, mang tính đặc trưng, lợi thế của vùng, góp phần phát triển kinh tế nông thôn.
Khánh Hòa: Nâng cấp sản phẩm OCOP cả về chất lượng, mẫu mã

Khánh Hòa: Nâng cấp sản phẩm OCOP cả về chất lượng, mẫu mã

Chủ đề OCOP năm 2025 của tỉnh Khánh Hòa là “Giám sát, đánh giá; tôn vinh sản phẩm và thương mại quốc tế” nhằm tôn vinh, khen thưởng là động lực, khích lệ chủ thể không ngừng hoàn thiện, nâng cấp sản phẩm OCOP cả về chất lượng, mẫu mã và phương thức phân phối, kinh doanh.
Hà Nội vượt "rào cản" phát triển sản phẩm OCOP 5 sao

Hà Nội vượt "rào cản" phát triển sản phẩm OCOP 5 sao

Để tháo gỡ khó khăn, tạo bứt phá phát triển sản phẩm OCOP 5 sao, Văn phòng Điều phối Chương trình xây dựng nông thôn mới thành phố Hà Nội đã tổ chức Hội nghị tư vấn, hỗ trợ, hướng dẫn các chủ thể OCOP xây dựng hồ sơ sản phẩm 5 sao để đáp ứng các tiêu chí đề ra.
Gắn phát triển sản phẩm OCOP với xây dựng nông thôn mới

Gắn phát triển sản phẩm OCOP với xây dựng nông thôn mới

Trong thời gian tới, ngành Nông nghiệp tỉnh Tiền Giang sẽ tiếp tục phối hợp với Liên minh hợp tác xã tỉnh, Hội Nông dân tỉnh triển khai một số nhiệm vụ, giải pháp để phát triển hợp tác xã nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới và sản phẩm OCOP.
Đà Nẵng trao chứng nhận cho 11 sản phẩm OCOP 4 sao

Đà Nẵng trao chứng nhận cho 11 sản phẩm OCOP 4 sao

Hội đồng đánh giá, xếp hạng sản phẩm OCOP thành phố Đà Nẵng đã tổ chức công bố, trao chứng nhận 11 sản phẩm của 7 chủ thể đạt sản phẩm OCOP 4 sao.
Nam Định đặt mục tiêu đột phá tăng trưởng sản phẩm OCOP

Nam Định đặt mục tiêu đột phá tăng trưởng sản phẩm OCOP

Với phương châm “chất lượng, hiệu quả, bền vững và hội nhập”, kế hoạch năm 2025 của tỉnh Nam Định đặt ra nhiều mục tiêu đột phá, từ ứng dụng chuyển đổi số đến gắn kết OCOP với du lịch nông thôn và xây dựng thương hiệu sản phẩm chủ lực.
Chợ Đồn phát triển sản phẩm OCOP gắn với du lịch nông thôn

Chợ Đồn phát triển sản phẩm OCOP gắn với du lịch nông thôn

Chương trình OCOP được triển khai đồng bộ góp phần khơi dậy tiềm năng đất đai, sản vật, lợi thế so sánh, đặc biệt là các giá trị văn hóa của huyện Chợ Đồn (Bắc Kạn). Tuy nhiên việc phát triển sản phẩm OCOP gắn với du lịch nông thôn trên địa bàn huyện Chợ Đồn còn gặp một số khó khăn.
Hà Nội phấn đấu công nhận thêm ít nhất 30 sản phẩm OCOP 5 sao

Hà Nội phấn đấu công nhận thêm ít nhất 30 sản phẩm OCOP 5 sao

Mặc dù đã đạt được số lượng OCOP lớn với hơn 3.300 sản phẩm nhưng Hà Nội mới có 6 sản phẩm được chứng nhận đạt 5 sao. Vì vậy, trong năm 2025 TP. Hà Nội đặt mục tiêu phấn đấu trình Trung ương đánh giá, công nhận thêm ít nhất 30 sản phẩm OCOP 5 sao.
Kết nối tiêu thụ sản phẩm OCOP qua sàn thương mại điện tử

Kết nối tiêu thụ sản phẩm OCOP qua sàn thương mại điện tử

Để đưa các sản phẩm OCOP đến với nhiều đối tượng khách hàng hơn, không chỉ phạm vi địa phương mà trên cả nước và xuất khẩu thì giải pháp tối ưu nhất vẫn là đưa các sản phẩm OCOP lên sàn thương mại điện tử, bên cạnh các kênh phân phối truyền thống.
Đồng Tháp phấn đấu có thêm 60 sản phẩm OCOP năm 2025

Đồng Tháp phấn đấu có thêm 60 sản phẩm OCOP năm 2025

Tính đến thời điểm hiện nay, trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp có 581 sản phẩm (464 sản phẩm 3 sao; 116 sản phẩm 4 sao và 1 sản phẩm 5 sao) của 246 chủ thể. Đáng phấn khởi là các ngành hàng chủ lực của tỉnh Đồng Tháp có nhiều sản phẩm OCOP đạt từ 3 - 4 sao.
Đưa OCOP trở thành thương hiệu mạnh của Hà Nội

Đưa OCOP trở thành thương hiệu mạnh của Hà Nội

Để phát triển bền vững cũng như xây dựng thương hiệu cho sản phẩm OCOP, thời gian tới Hà Nội sẽ tập trung vào phát triển các sản phẩm chế biến sâu, đặc sản bản địa nâng tầm sản phẩm OCOP.
Vĩnh Phúc phát triển sản phẩm OCOP gắn với du lịch địa phương

Vĩnh Phúc phát triển sản phẩm OCOP gắn với du lịch địa phương

Để hoạt động phát triển sản phẩm OCOP gắn với du lịch, dịch vụ phát huy được hiệu quả, tỉnh Vĩnh Phúc sẽ tập trung đẩy mạnh công tác tuyên truyền để mọi người dân, tổ chức kinh tế - xã hội thấy được giá trị kinh tế và nhiệt tình tham gia.
Gỡ vướng cho sản phẩm OCOP để phát triển đặc sản bản địa

Gỡ vướng cho sản phẩm OCOP để phát triển đặc sản bản địa

Thời gian tới, Bộ Nông nghiệp và Môi trường sẽ tăng cường kiểm tra, giám sát chất lượng sản phẩm OCOP. Những sản phẩm không bảo đảm yêu cầu chất lượng, an toàn thực phẩm hoặc không sản xuất đúng như đăng ký sẽ bị thu hồi nhằm bảo vệ uy tín chung của chương trình.
Bắc Kạn mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm OCOP địa phương

Bắc Kạn mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm OCOP địa phương

Thời gian qua, tỉnh Bắc Kạn nỗ lực đẩy mạnh công tác xúc tiến thương mại cho các sản phẩm nông sản, OCOP của địa phương, nhằm hỗ trợ các chủ thể sản xuất kinh doanh giới thiệu, quảng bá, mở rộng thị trường tiêu thụ.
Đồng Nai: Phát triển các sản phẩm thế mạnh gắn với vùng trồng

Đồng Nai: Phát triển các sản phẩm thế mạnh gắn với vùng trồng

Thời gian qua, các địa phương trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp đã tập trung phát triển các sản phẩm thế mạnh gắn với vùng trồng. Qua đó, nhiều sản phẩm OCOP không chỉ đáp ứng tốt thị trường nội địa mà còn đạt chuẩn xuất khẩu vào những thị trường khó tính.
Bạch Thông chú trọng phát triển sản phẩm OCOP

Bạch Thông chú trọng phát triển sản phẩm OCOP

Huyện Bạch Thông (tỉnh Bắc Kạn) đã chú trọng triển khai nhiều giải pháp hỗ trợ Chương trình OCOP như cấp vốn vay ưu đãi, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp, hợp tác xã, cơ sở sản xuất... tiếp cận nguồn nguyên liệu chất lượng cao, tăng cường công tác tuyên truyền, quảng bá, xúc tiến tiêu thụ sản phẩm.
Hà Nội: Huyện Thường Tín đẩy mạnh phát triển, quảng bá sản phẩm OCOP đặc trưng

Hà Nội: Huyện Thường Tín đẩy mạnh phát triển, quảng bá sản phẩm OCOP đặc trưng

Chương trình “Mỗi xã một sản phẩm” (OCOP) tại huyện Thường Tín đã và đang tạo sức bật mạnh mẽ cho kinh tế nông thôn địa phương, khơi dậy tiềm năng, lợi thế của các làng nghề truyền thống, đồng thời mở rộng cơ hội phát triển cho các sản phẩm nông nghiệp, thủ công mỹ nghệ đặc trưng.
Hà Nam nỗ lực gỡ khó cho sản phẩm OCOP

Hà Nam nỗ lực gỡ khó cho sản phẩm OCOP

Sau thời gian dài triển khai, Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) tại tỉnh Hà Nam đã đạt được những kết quả tích cực. Tuy nhiên, việc thực hiện Chương trình OCOP trên địa tỉnh Hà Nam đang gặp một số khó khăn do ứng dụng khoa học công nghệ còn hạn chế.
Thừa Thiên Huế: Khai thác tiềm năng, thế mạnh sản phẩm địa phương

Thừa Thiên Huế: Khai thác tiềm năng, thế mạnh sản phẩm địa phương

Thời gian qua, sự kết nối chặt chẽ giữa Chương trình Phát triển tài sản trí tuệ của thành phố Thừa Thiên Huế và Chương trình OCOP đã thúc đẩy việc khai thác tiềm năng, thế mạnh của địa phương về sản phẩm đặc sản, ngành nghề nông thôn.
Phú Thọ phát triển sản phẩm địa phương từ thế mạnh chủ lực

Phú Thọ phát triển sản phẩm địa phương từ thế mạnh chủ lực

Huyện Tân Sơn (tỉnh Phú Thọ) đang tập trung tuyên truyền về phát triển các sản phẩm chủ lực, đặc thù theo chuỗi liên kết. Đồng thời, từng bước mở rộng quy mô sản xuất, nâng cao chất lượng gắn với phát triển thị trường tiêu thụ; tiếp tục hỗ trợ hoàn thiện mẫu mã, bao bì, đa dạng hóa các dòng sản phẩm theo chương trình OCOP.
Ninh Bình phát triển sản phẩm OCOP thành thế mạnh xuất khẩu

Ninh Bình phát triển sản phẩm OCOP thành thế mạnh xuất khẩu

Để chuẩn bị hành trang vững chắc cho sản phẩm OCOP xuất ngoại, thời gian tới, tỉnh Ninh Bình cần cập nhật kịp thời thông tin từ thị trường xuất khẩu như chính sách thay đổi, thị hiếu để doanh nghiệp chủ động chuyển hướng sản xuất theo nhu cầu thị trường.
Chương trình OCOP góp phần nâng cao giá trị hạt muối

Chương trình OCOP góp phần nâng cao giá trị hạt muối

Để nâng cao giá trị hạt muối thông qua phát triển sản phẩm OCOP, tỉnh Bạc Liêu đang nổ lực cải thiện chất lượng, đa dạng hóa các sản phẩm muối và chế biến từ muối... nhằm khẳng định được thương hiệu muối Bạc Liêu trên thị trường trong nước và quốc tế.
Xem thêm

Thương hiệu nổi bật

eco-parl
cai-lan
vinamil
richy-nho
sun-group
logo-erowindow
partner-bivaco
partner-shb
partner-tan-hoang-minh-group
partner-hdbank
partner-vinacomin
partner-viglacera
partner-th
partner-bacabank
partner-danko-group
ttp
doji
nam-cuong
partner-vingroup
gleximco
meji
Phiên bản di động