Review Sapa: Chinh phục đỉnh núi Phan Xi Păng – Nóc nhà Đông Dương

Phan Xi Păng (hay còn gọi Fansipan và Phanxipang) là đỉnh núi cao nhất Việt Nam và cao nhất toàn khu vực Đông Dương. Chính vì vậy mà Phan Xi Păng còn được mệnh danh là “Nóc nhà Đông Dương”.
Review Sapa: Bản Cát Cát - Ngôi làng cổ đẹp nhất vùng Tây Bắc Review Sapa: Khám phá nét đẹp văn hóa vùng cao tại chợ phiên Cán Cấu Review Sapa: Chợ phiên Bắc Hà - Nét độc đáo của vùng cao Tây Bắc
Review Sapa: Chinh phục đỉnh núi Phan Xi Păng – Nóc nhà Đông Dương
Phan Xi Păng là đỉnh núi cao nhất Việt Nam và cao nhất toàn khu vực Đông Dương được mệnh danh là “Nóc nhà Đông Dương”

Phan xi Păng nằm ở độ cao lên tới 3.143m và thuộc dãy núi Hoàng Liên Sơn. Phan xi Păng nằm giữa 2 tỉnh miền núi Tây Bắc của nước ta là Lào Cai và Lai Châu, cách trung tâm thị trấn Sapa khoảng 9km về phía Tây Nam.

Đã từ lâu Phan xi Păng trở thành một điểm đến du lịch hấp dẫn đối với du khách khi tới Sapa. Tạm trốn thành phố xa xôi, nhộn nhịp để hòa mình vào thiên nhiên, cảnh vật yên bình nơi đây.

Review Sapa: Chinh phục đỉnh núi Phan Xi Păng – Nóc nhà Đông Dương
Phan xi Păng trở thành một điểm đến du lịch hấp dẫn đối với du khách khi tới Sapa

Phan Xi Păng nằm ở Tây Bắc Việt Nam do chịu ảnh hưởng của miền khí hậu Miền Bắc, là khí hậu nhiệt đới gió mùa với bốn mùa xuân, hạ, thu, đông rõ rệt. Mùa Xuân miền Bắc bắt đầu từ tháng 2 cho đến hết gần tháng 4, là mùa đẹp nhất trong năm.

Mùa Hạ từ tháng 4 đến tháng 9, vào mùa này thì nhiệt độ trong ngày khá nóng và mưa nhiều. Tháng nóng nhất thường là vào tháng 6. Tháng 5 đến tháng 8 là tháng có mưa nhiều nhất trong năm.

Mùa Thu chỉ vỏn vẹn trong hai tháng 9 và 10. Mùa thu miền Bắc rất đẹp, trời trong xanh và không khí mát mẻ.

Mùa Đông thường vào tháng 11 đến tháng 2 năm sau, mùa này khí hậu lạnh và hanh khô là một trong những địa điểm du lịch Sapa thu hút khách du lịch thích khám phá đến trải nghiệm.

Review Sapa: Chinh phục đỉnh núi Phan Xi Păng – Nóc nhà Đông Dương
Tuyết rơi trên đỉnh Phan Xi Păng

Do những đặc điểm thời tiết của Miền Bắc nên việc leo núi phù hợp nhất là từ cuối tháng 9 đến cuối tháng 4 năm sau. Trong đó thời gian đẹp nhất là tháng 10 và tháng 11. Thời điểm này trong năm tại miền bắc trời không mưa và nhiệt độ trên núi không quá lạnh vì vậy giúp cho việc chinh phục đỉnh núi Phan Xi Păng dễ dàng và an toàn hơn.

Dù là bất cứ thời điểm nào thì ở trên núi đều lạnh, càng lên cao càng lạnh, nhất là vào ban đêm nhiệt độ sẽ thấp hơn nhiệt độ ban ngày từ 6-10oC. Nhiêt độ lạnh nhất trong tháng 9, tháng 10, tháng 11 có thể đến 4-3oC vào ban đêm. Và các tháng 12, tháng 1, tháng 2, tháng 3 nhiệt độ có thể xuống 0oC hoặc thấp hơn và có cả tuyết.

Thời tiết trên đỉnh Phan Xi Păng sẽ thay đổi hàng giờ. Có khi ở lưng chừng núi trời nắng đẹp nhưng trên đỉnh lại có mây mù bao phủ. Tuy nhiên nếu may mắn du khách có thể đi vào thời tiết đẹp bạn sẽ có những khoảng khắc tuyệt đẹp không thể nào quên.

Review Sapa: Chinh phục đỉnh núi Phan Xi Păng – Nóc nhà Đông Dương
Một đỉnh núi hé lộ giữa đại dương của mây, hệt như một hòn đảo nằm giữa đại dương bao la.

Khi du khách có ý định du lịch Sapa và chinh phục "Nóc nhà Đông Dương", việc lựa chọn đồ gì để đem theo phụ thuộc và độ dài của hành trình và cách thức tổ chức chuyến đi. Nếu du khách dùng dich vụ của một công ty du lịch địa phương thì công ty đó đã chuẩn bị một số trang thiết bị cần thiết cho chuyến đi. Nếu du khách chỉ thuê 1 người hướng dẫn để dẫn đường thì du khách sẽ cần phải chuẩn bị nhiều đồ hơn cho hành trình du lịch Sapa chinh phục đỉnh núi Phan Xi Păng.

Review Sapa: Chinh phục đỉnh núi Phan Xi Păng – Nóc nhà Đông Dương
Khung cảnh đỉnh núi Phan Xi Păng vào mùa đông

Dưới đây danh sách những đồ dùng cần thiết cho chuyến chinh phục đỉnh núi Phan Xi Păng:

Áo mưa: Tốt nhất du khách nên chọn loại áo khoác chuyên dụng vừa có thể chống nước mà còn có thể giữ ấm, các hãng sản xuất trang phục thể thao và dã ngoại đều có loại áo này. Lưu ý là du khách nên dùng cả quần và áo khoác chống mưa. Nếu không Quần và áo khoác chống nước thì du khách có thể dung loại áo mưa trùm kín người để che được balo sau lưng. Tuy nhiên nếu mặc áo mưa này thì sẽ khó di chuyển hơn.

Review Sapa: Chinh phục đỉnh núi Phan Xi Păng – Nóc nhà Đông Dương
Đồ sơ cứu khi đi rừng (Ảnh sưu tầm)

Túi cứu thương cá nhân: Du khách nên lựa chọnloại cơ bản dùng cho cá nhân có kích thước nhỏ gọn. Các loại thuốc và dụng cụ y tế cần có bao gồm: thuốc giảm sốt, thuốc tiêu chảy, thuốc bôi chống côn trùng đốt, thuốc sát trùng, dầu nóng/dầu gió, băng ego các cỡ, bông y tế, kéo y tế, băng dính y tế, gạc tiệt trùng, băng co dãn (dành cho trường hợp bị bong gân).

Lưu ý: tất cả các loại thuốc và dụng cụ y tế cần phải để trong túi nilon bên trong túi cứu thương để tránh nước ngấm vào.

Review Sapa: Chinh phục đỉnh núi Phan Xi Păng – Nóc nhà Đông Dương
Ngắm cảnh tuyết rơi ở đỉnh núi Phan Xia Păng vào mùa đông (Ảnh: Cattour).

Đèn pin: Du khách nên mua loại đèn pin nhỏ và có khả năng chống nước. Đèn pin to sẽ làm cho hành lý của bạn năng hơn. Nên có khoảng ít nhất 1 đôi pin dự phòng cho hành trình leo núi của bạn được thuận lợi.

Dao/dụng cụ đa năng: một con dao nhíp nhỏ hoặc một bộ dụng cụ đa năng sẽ là rất cần thiết khi du khách leo núi và cắm trại qua đêm. Tuy nhiên không nên mang thứ quá to và nặng.

Quần áo: Dothời tiết trên đỉnh Phan Xi Păng luôn lạnh. Vì vậy du khách nên mang theo áo khoác ấm và tốt nhất là loại chống nước. Trên thị trường hiện có loại áo sử dụng công nghệ Gotex chống nước và rất ấm nhưng vẫn thoáng khí.

Những trang thiết bị cắm trại: Nếu chuyến chinh phục của bạn do một công ty du lịch địa phương tổ chức thì những trang thiết bị này sẽ được công ty đó trang bị. Nếu du khách tự tổ chức bạn sẽ cần phải mua hoặc thuê những đồ sau:

Review Sapa: Chinh phục đỉnh núi Phan Xi Păng – Nóc nhà Đông Dương
Đồ cắm trại là thứ không thể thiếu khi leo núi Phan Xi Păng (Ảnh sưu tầm)

Lều: có nhiều loại lều cho số lượng người khác nhau như lều cho 2 người, 3 người,…thậm chí có lều cho nhóm 12 người và nhiều hơn. Khi mua hoặc thuê lều du khách cần lưu ý những chi tiết sau:

– Lều phải chống nước

– Có lỗ thông hơi

– Dễ tháo lắp và có thể dựng trên mọi địa hình. Một số loại lều chuyên dụng tương đối phức tạp khi lắp gép và chỉ cắm được trên nền đất vì phải đóng cọc căng dây.

– Cửa lều có thêm một lớp màn chống muỗi

– Đáy lều bằng bạt dày và chống nước để tránh bị thủng, rách khi dựng lều trên bệ mặt có đá nhọn hoặc cây gai.

– Cọc lều tốt nhất là loại làm bằng cacbon tổng hợp vì có thể chịu lực và chịu uốn tốt hơn cọc lều bằng nhôm.

Review Sapa: Chinh phục đỉnh núi Phan Xi Păng – Nóc nhà Đông Dương
Lều khi đi căm trại

Đệm hơi: Đây là vật dụng không thể thiếu khi cắm trại trên núi. Đệm hơi phải cách nhiệt, chống nước và có van tốt chống xì hơi. Đệm hơi giúp cho bạn không bị đau lưng vì bề mặt không bằng phẳng của điểm cắm trại và quan trọng hơn là giúp bạn không bi lạnh do khí lạnh từ dưới đất (khí lạnh có thể làm bạn bị viêm phổi). Loại đêm hơi tốt cần phải nhẹ, mỏng nhưng cách nhiệt tốt. Trên thi trường hiện có loại đệm hơi có lớp cách nhiệt ở giữa và có van bơm tự động, khi mở van không khi tự chui vào các khoang khí nhỏ bên trong.

Túi ngủ: Đây cũng là vật dụng không thể thiếu khi cắm trại trên núi. Có nhiều loại túi ngủ dành cho các khoảng nhiệt độ khác nhau từ 20ºC đến -20ºC. Khi mua túi ngủ cần phải biết túi ngủ đó sử dụng cho khoảng nhiệt độ bao nhiêu.

Đồ ăn: Nếu sử dụng dich vụ của công ty du lịch du khách sẽ không phải lo về việc nấu ăn hay chuẩn bị đồ ăn cho chuyến leo núi. Nếu muốn tự mình nấu ăn và chuẩn bị đồ ăn mang theo ban cần phải tính toán số lương thực, thực phẩm mỗi người trong đoàn cần tiêu thụ cho mỗi bữa. Nên mua những đồ khô và đồ hộp. Đồ tươi chỉ có thể mang trong ngày đầu tiên và phải được sơ chế để tránh ôi thiu.

Đồ dùng nấu ăn: Thông thường khi tổ chức các chuyến chinh phục Phan Xi Păng du khách sẽ cần người địa phương dẫn đường. Tuy nhiên nếu du khách muốn có trải nghiệm thực sự khác biệt, bạn có thể tự nấu ăn. Khi đó bạn sẽ phải chuẩn bị các đồ nấu ăn như sau: Xong, bát, đĩa, thìa, dĩa,… Tiêu chí cho việc chon các đồ này là gọn, nhẹ và đa năng. Một thiết bị khác không thể thiếu là bếp, bạn có 2 lựa chọn sau:

+ Dùng 3 hòn đá chụm vào nhau và nhặt củi đốt lửa làm bếp, nếu dùng cách này phải thật cẩn thận kiểm soát ngọn lửa tránh để lửa cháy lan ra gây cháy rừng. Nếu dự định nấu ăn kiểu này bạn cần chuẩn bị một chai dầu hỏa hoặc xăng để mồi lửa.

Lưu ý: nếu trời mưa to du khách sẽ gặp khó khăn thực sự với việc kiếm củi đốt lửa.

+ Dùng bếp ga du lịch (loại thông thường hoặc chuyên dụng): với cách này du khách không cần lo khi trời mưa nhưng hành trang của bạn sẽ nặng hơn.

Những trang thiết bị không phải là tối quan trọng nhưng cũng khá cần thiết:

Review Sapa: Chinh phục đỉnh núi Phan Xi Păng – Nóc nhà Đông Dương
Chinh phục đỉnh Phan Xi Păng là một hoạt động thú vị. (Ảnh- Internet)

Gậy leo núi: giúp du khách đi nhanh hơn và cân bằng hơn. Gậy leo núi thường làm bằng hợp kim có thể kéo dài và thu ngắn lại. Bên trong gậy có lò xo để tăng độ nhún và chịu lực khi leo núi.

Xà cạp (Gaiter): xà cạp chống gai hoặc cành cây cào vào phần từ đầu gối đến cổ chân của bạn. Xà cạp còn giúp nước mưa hoặc sương trên lá cây không làm ướt quần và chảy vào bên trong giầy của bạn. Loại xà xạp dầy còn chống rắn cắn.

Những đồ dùng khác có thể mang theo trong chuyến du lịch Sapa Lào Cai

Ống nhòm, máy ảnh, điện thoại và sạc dự phòng, la bàn, thực phẩm chức năng hoặc thực phẩm mang lại năng lượng tức thì cho cơ thể, máy bộ đàm (1 cặp hoặc nhiều hơn tùy vào số lượng người), thuốc hoặc máy lọc nước, xẻng quân dụng (có thể gập lại), xô đựng nước dã ngoại (có thể gập lại rất gọn), kem chống năng.

Review Sapa: Chinh phục đỉnh núi Phan Xi Păng – Nóc nhà Đông Dương
Hệ thống cáp treo trên đỉnh Phan Xi Păng.(Ảnh- Internet)

Di chuyển bằng cáp treo

Từ thị trấn Sapa, du khách có thể bắt taxi hoặc đi bộ khoảng 3km để đến được ga cáp treo Fansipan (thuộc quần thể Khu du lịch Fansipan Legend). Giá đi taxi sẽ dao động từ 50.000 VNĐ - 100.000 VNĐ tùy vào từng thời điểm và từng mùa lễ hội. Sẽ có rất nhiều biển, bảng chỉ dẫn dọc trên khắp đường đi nên du khách sẽ không cần lo lắng sẽ đi nhầm đường hoặc bị lạc.

Khi đến ga cáp treo, du khách cần mua vé lên đỉnh Phan Xi Păng với giá dao động là 700.000 VNĐ/ người lớn và 500.000 VNĐ/ trẻ em, miễn phí đi cáp treo với trẻ em dưới 1m. Du khách hãy lưu ý giữ vé thật cẩn thận bởi đây là giá vé đi 2 chiều và cần sử dụng cho lượt về sau đó. Mỗi cabin của cáp treo sẽ chuyên chở khoảng 30 lượt khách/chuyến, trong vòng khoảng 15 phút.

Review Sapa: Chinh phục đỉnh núi Phan Xi Păng – Nóc nhà Đông Dương
Nơi ghi dấu bước chân và văn hóa dân tộc nơi đây (ảnh ST)

Tuy nhiên, nếu không tận dụng hết khoảng thời gian đó thì khả năng cao là du khách có thể bỏ lỡ vô số những cảnh đẹp vạn người mê của Sapa và dãy núi Hoàng Liên Sơn hùng vĩ đầy thơ mộng. Sau khi đi hết quãng đường trên không đầy thú vị đó, tiếp theo du khách cần đi thêm 600 bậc thang để chạm tay vào ‘nóc nhà của Đông Dương’ và ghi lại những cột mốc, những khoảnh khắc đáng nhớ trong cuộc đời mình.

Không thể bỏ quên cảm giác chiến thắng khi chạm tay vào đỉnh Phan Xi Păng cao đến hơn 3.000m. Đứng ở vị thế ‘cao nhất’ Việt Nam, du khách có thể trông thấy cả khung cảnh của Sapa khi đứng từ trên cao nhìn xuống. Có thể đây sẽ là một trong những khoảnh khắc tuyệt vời nhất cuộc đời mỗi người, đừng quên ghi lại những thước phim tuyệt vời này nhé!

Review Sapa: Chinh phục đỉnh núi Phan Xi Păng – Nóc nhà Đông Dương
Khi xòe bàn tay ra du khách sẽ tưởng như có thể chạm được vào mây

Chinh phục đỉnh Phan Xi Păng trở thành một mong ước cháy bỏng cho tất cả những ai yêu thích phưu lưu, mạo hiểm. Trên đường chinh phục đỉnh Phan Xi Păng du khách còn có dịp được khám phá thiên nhiên kỳ thú của dãy Hoàng Liên. Đến độ cao 2.400m sẽ cho du khách có cảm giác như hòa quyện với thiên nhiên giữa gió mây với cây rừng, khi xòe bàn tay ra du khách sẽ tưởng như có thể chạm được vào mây.

Từ độ cao 2.800m, mây mù bỗng tan biến, bầu trời quang đãng, trong xanh. Leo tiếp du khách sẽ thấy một khối đá khổng lồ được kê bởi những hòn đá nhỏ tựa như chiếc bàn. Người dân gọi nó là “Hua Si pan” nghĩa là tảng đá lớn.

Khi lên tới vị trí cao nhất của đỉnh núi Phan Xi Păng du khách có thể ngắm nhìn trọn vẹn vẻ đẹp thiên nhiên hùng vĩ của nơi đây, xa xa là hãy Hoàng Liên Sơn sừng sững.

Cổng trời Phan Xi Păng Sapa

Review Sapa: Chinh phục đỉnh núi Phan Xi Păng – Nóc nhà Đông Dương
Đứng ở cổng trời Sapa, du khách mới có thể cảm nhận hết được cái vẻ hùng vĩ, vời vợi giữa mây trời của đỉnh núi Phan Xi Păng

Đứng ở cổng trời Sapa, du khách mới có thể cảm nhận hết được cái vẻ hùng vĩ, vời vợi giữa mây trời của đỉnh núi Phan Xi Păng. Bước qua cổng trời giống như bước qua một thế giới khác - thế giới thần tiên nơi con người và thiên nhiên hòa chung là một. Tại đây, du khách có thể nhìn thấy phía dưới là vực sâu thăm thẳm đầy hiểm nguy, nhưng lại tràn đầy sức sống với những cánh rừng nguyên sinh xanh ngát được lấp đầy bởi sự huyền bí.

Phía xa xa, cả một thung lũng rộng lớn hiện ra dưới nền trời bát ngát một màu xanh thẳm, khiến lòng người thêm phần rạo rực, xuyến xao.

Sun World Fansipan Legend (Thành phố trên mây)

Review Sapa: Chinh phục đỉnh núi Phan Xi Păng – Nóc nhà Đông Dương
Thành phố sương mây Sa Pa (Ảnh: Lê Việt Khánh)

Sun World Phan Xi Păng Legend là một thắng cảnh ''địa đàng" mà du khách không nên bỏ lỡ khi muốn chinh phục đỉnh núi Phan Xi Păng. Phan Xi Păng Legend là một cái tên mới nổi, mang trong mình nét mới lạ đã thu hút được nhiều sự chú ý của nhiều du khách.

"Thành phố trên mây" tựu hợp những công trình kiến trúc đẹp xuất sắc, những thắng cảnh thơ mộng giữa núi rừng Tây Bắc và hệ thống cáp treo hiện đại nhất. Hãy dành đôi chút thời gian để khám phá những địa điểm nổi bật nhất Fansipan Legend như chùa Kim Sơn Bảo Thắng, Bích Vân Thiền Tự, Bảo An Thiền Tự, Vườn tre,... các bạn nhé!

Quần thể chùa trên đỉnh Phan Xi Păng

Review Sapa: Chinh phục đỉnh núi Phan Xi Păng – Nóc nhà Đông Dương
Quần thể chùa trên đỉnh Phan Xi Păng

Ngay gần ga Phan Xi Păng chính là chùa Hạ (Thanh Phong Thiền Tự) - một ngôi chùa nổi tiếng Sapa. Đây là ngôi chùa linh thiêng được nhiều người đến thăm để viết sớ cầu bình an, tài lộc cho bản thân và gia đình.

Từ chùa Hạ cho đến chùa Thượng, trong hành trình dài 600 bước bậc thang chinh phục đỉnh Phan Xi Păng, du khách sẽ bắt gặp một loạt quần thể những ngôi chùa được xây dựng khang trang, uy nghiêm. Vang vọng đâu đó là tiếng chuông thiền đưa người ta vào cõi Phật đầy an yên.

Review Sapa: Chinh phục đỉnh núi Phan Xi Păng – Nóc nhà Đông Dương
Đại tượng phật cao nhất Việt Nam tại Phan Xi Păng

Đặc biệt, bức tượng A Di Đà được đúc bằng đồng cao nhất Việt Nam sẽ khiến du lịch phải choáng ngợp. Bức tượng được coi như biểu tượng của văn hóa tâm linh Phan Xi Păng. Cùng với đó, du khách cũng có dịp khám phá những công trình phật giáo điêu khắc đầy điêu luyện, tinh tế như tượng Quan Thế Âm Bồ Tát, Bích Vân Thiền Tự, Tháp Chuông,...

Vân Sơn Trà Quán

Trên đường chinh phục đỉnh Phan Xi Păng, nếu mệt mỏi quá du khách có thể nghỉ chân tại Vân Sơn Trà Quán. Đây là một quán nước với phong cách trà đạo giống như các vị cao nhân, tiền bối ngày xưa. Còn gì tuyệt vời hơn khi được thưởng thức một tách trà ấm nóng giữa khung cảnh núi rừng thanh bình và ngắm nhìn những bông hoa đỗ quyên đang hé nở, rung rinh trong gió.

Để lại phía sau tất cả những mệt mỏi, lo toan cảm giác lâng lâng trong chiến thắng khi đứng giữa đại ngàn rừng xanh. Đó hẳn sẽ là một trải nghiệm khó quên trong đời. Phan Xi Păng vẫn ở đó như một thách thức cho những ai yêu thích du lịch mạo hiểm.

Review Sapa: Chinh phục đỉnh núi Phan Xi Păng – Nóc nhà Đông Dương
Khách du lịch leo đỉnh Phan Xi Păng

Ngày nay để chinh phục đỉnh Phan Xi Păng du khách có hai lựa chọn: Một là tham gia các tour leo bộ, loại hình thường dành cho các bạn trẻ thể hiện sự khát khao, bản lĩnh để thử thách bản thân mình, hoặc những du khách thích sự khám phá mạo hiểm. Để tham gia được du khách thường phải mất 2 ngày 1 đêm, và sự trợ giúp của người dân bản địa đi cùng cũng như phải có sự chuẩn bị tốt về sức khỏe.

Lựa chọn thứ hai là với sự ra đời của hệ thông cáp treo Phan Xi Păng – Sun World Fansipan Legend được mở cửa và khai trương từ tháng 2 năm 2016 đã biến ước mơ của nhiều người thành hiện thực, chinh phục “Nóc nhà Đông Dương” chưa bao giờ lại dễ dàng như vậy. Loại hình này có thể dành cho mọi lứa tuổi từ người già cho đến trẻ em, chỉ mất chưa đầy một tiếng du khách đã có thể chinh phục đỉnh Phan Xi Păng nhờ hệ thống cáp treo được chứng nhận 2 kỷ lục Guinness.

Review Sapa: Chinh phục đỉnh núi Phan Xi Păng – Nóc nhà Đông Dương
Chinh phục đỉnh Phan Xi Păng trở thành một mong ước cháy bỏng cho tất cả những ai yêu thích phưu lưu, mạo hiểm

Một số lưu ý khi chinh phục đỉnh Phan Xi Păng

Hãy chuẩn bị sẵn đồ ăn nhẹ và nước uống bởi dịch vụ trên núi khá đắt đỏ.

Tối giản hóa hành trang nhất có thể, mang quá nhiều đồ đạc cồng kềnh có thể khiến chuyến đi của bạn thêm mệt mỏi.

Hãy mặc đủ ấm nhé và khí hậu ở trên núi khá thấp, càng lên cao nhiệt độ càng hạ xuống và có nơi chỉ khoảng 8 độ C.

Mặc dù chinh phục đỉnh Phan Xi Păng bằng cáp treo đang ngày một phổ biến, nhưng nhiều người vẫn muốn thử một lần leo núi khám phá sự hiểm trở của đỉnh núi cao nhất Việt Nam. Tuy nhiên, hoạt động này chỉ nên dành cho những ai có sức bền, sức khỏe dẻo dai và có kỹ năng leo núi tốt.

Hành trình chinh phục Phan Xi Păng thường kéo dài từ 3 đến 6 ngày tùy vào thể trạng của từng cá nhân. Tuy sẽ có nhiều gian lao hiểm trở, nhưng bạn sẽ được cận cảnh chiêm ngưỡng cảnh đẹp ven đường và tận hưởng cảm giác thăng hoa tột đỉnh khi chạm tay được đến nơi cao nhất của đỉnh núi Phan Xi Păng.

Vậy nếu chỉ có ít thời gian mà vẫn muốn đén để chinh phúc đỉnh núi Phan Xi Păng thì di khách có thể đặt Combo du lịch Sapa hoặc 3 ngày 2 đêm để lên đính núi này theo đường cáp treo, dành thời gian tham quan thêm nhiều điểm khác.

Mai Hương

Bài viết cùng chủ đề

Review Sapa

Có thể bạn quan tâm

Cùng chuyên mục

Tin khác

Khách du lịch đi Thái Lan thời điểm này cần lưu ý gì?

Khách du lịch đi Thái Lan thời điểm này cần lưu ý gì?

Lời khuyên chung từ các diễn đàn, các group du lịch trên mạng xã hội, với khách đi lẻ chưa cần gấp, cân nhắc lịch trình tới Thái Lan. Còn tour theo đoàn, cần cập nhật thông tin từ đơn vị lữ hành để đảm bảo chuyến đi an toàn.
Quảng Ninh đưa tour tham quan Vịnh Bái Tử Long vào hoạt động

Quảng Ninh đưa tour tham quan Vịnh Bái Tử Long vào hoạt động

Ngày 29/3, Quảng Ninh sẽ chính thức đưa các hành trình tham quan du lịch trên vịnh Bái Tử Long vào hoạt động. Việc này kỳ vọng mở ra không gian phát triển mới, thu hút nhiều khách du lịch góp phần thực hiện mục tiêu đón 20 triệu lượt khách trong năm 2025.
Độc đáo lễ cúng cầu mưa trên đỉnh núi thần Chư Tao Yang

Độc đáo lễ cúng cầu mưa trên đỉnh núi thần Chư Tao Yang

Vừa qua, tại Khu di tích lịch sử-văn hóa quốc gia Plei Ơi (xã Ayun Hạ, huyện Phú Thiện, tỉnh Gia Lai) đã diễn ra lễ cầu mưa của Yang Pơtao Apui và Hội thi văn hóa-thể thao các dân tộc thiểu số huyện Phú Thiện lần thứ XVI năm 2025.
Tăng cường vị thế cho du lịch Việt Nam trong mạng lưới quốc tế

Tăng cường vị thế cho du lịch Việt Nam trong mạng lưới quốc tế

Hội nghị khu vực của Tổ chức Xúc tiến Du lịch các Thành phố Toàn cầu năm 2025 dành cho các thành viên là một cơ hội hết sức quan trọng để tăng cường vị thế và sự hiện diện của các thành phố du lịch Việt Nam trong mạng lưới quốc tế.
Vĩnh Phúc phát triển sản phẩm OCOP gắn với du lịch địa phương

Vĩnh Phúc phát triển sản phẩm OCOP gắn với du lịch địa phương

Để hoạt động phát triển sản phẩm OCOP gắn với du lịch, dịch vụ phát huy được hiệu quả, tỉnh Vĩnh Phúc sẽ tập trung đẩy mạnh công tác tuyên truyền để mọi người dân, tổ chức kinh tế - xã hội thấy được giá trị kinh tế và nhiệt tình tham gia.
Hơn 600 món ăn ba miền hội tụ tại lễ hội ẩm thực TP.HCM

Hơn 600 món ăn ba miền hội tụ tại lễ hội ẩm thực TP.HCM

Đến với lễ hội ẩm thực TP.HCM, thực khách sẽ có cơ hội thưởng thức khoảng 600 món ăn, thức uống độc đáo từ Bắc vào Nam, được chế biến và trình diễn bởi những đầu bếp tài năng thuộc chuỗi dịch vụ của Saigontourist Group.
Ba Vì xây dựng giá trị thương hiệu cho sản phẩm OCOP

Ba Vì xây dựng giá trị thương hiệu cho sản phẩm OCOP

Sau thời gian dài triển khai, Chương trình OCOP đã lan tỏa trên khắp địa bàn huyện Ba Vì. Có được kết quả này là nhờ UBND huyện Ba Vì (TP. Hà Nội) đã quan tâm, khai thác các nguồn tài nguyên bản địa, hỗ trợ các chủ thể có sản phẩm tiềm năng OCOP chuẩn hóa sản phẩm.
Xây dựng hình ảnh du lịch Bắc Kạn “An toàn, thân thiện, hấp dẫn khách du lịch”

Xây dựng hình ảnh du lịch Bắc Kạn “An toàn, thân thiện, hấp dẫn khách du lịch”

Tỉnh Bắc Kạn đặt mục tiêu phấn đấu thu hút trên 1,3 triệu lượt khách du lịch trong năm 2025 (tăng khoảng 30% so với 2024), nhất là xây dựng hình ảnh du lịch Bắc Kạn “An toàn, thân thiện, hấp dẫn khách du lịch”.
Lâm Đồng: Trưng bày hơn 200 tư liệu quý thời kháng chiến

Lâm Đồng: Trưng bày hơn 200 tư liệu quý thời kháng chiến

Tại Nhà triển lãm Trung tâm Hòa Bình (TP. Đà Lạt), hơn 200 tư liệu quý giới thiệu những trang sử vẻ vang của quân và dân tỉnh Lâm Đồng cùng công cuộc xây dựng, bảo vệ Tổ quốc được trưng bày trong một tháng.
Hà Nội "bắt tay" Thái Nguyên phát triển du lịch cộng đồng

Hà Nội "bắt tay" Thái Nguyên phát triển du lịch cộng đồng

Với vị trí địa lý nằm trong quy hoạch vùng Thủ đô Hà Nội, việc liên kết du lịch giữa Hà Nội và Thái Nguyên rất thuận lợi, du khách chỉ cần di chuyển hơn 1 giờ đồng hồ là có thể khám phá và trải nghiệm vùng đất giàu lịch sử, đa dạng sinh thái và đậm đà bản sắc dân tộc.
TP.HCM: Du lịch khởi sắc, "chạy đà" cho đại lễ 30/4

TP.HCM: Du lịch khởi sắc, "chạy đà" cho đại lễ 30/4

Quý I/2025, du lịch TP.HCM thu hơn 56.000 tỷ đồng. Đây được xem là bước chạy đà thuận lợi để các doanh nghiệp lữ hành du lịch trên địa bàn tăng tốc trong năm 2025, mà trước hết là dịp lễ chào mừng kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước 30/4.
Trưng bày hơn 500 hiện vật chuyên đề “95 năm dưới cờ Đảng quang vinh”

Trưng bày hơn 500 hiện vật chuyên đề “95 năm dưới cờ Đảng quang vinh”

Ngày 25/3, tại Trung tâm Văn hóa Điện ảnh TP. Huế Huế (41A Hùng Vương, quận Thuận Hóa, TP. Huế) Sở Văn hóa và Thể thao TP. Huế tổ chức Trưng bày chuyên đề “95 năm dưới cờ Đảng quang vinh” và “Dấu ấn 50 năm Huế vươn mình vào kỷ nguyên phát triển mới”.
Hà Nội sắp ra mắt nhiều sản phẩm du lịch mới

Hà Nội sắp ra mắt nhiều sản phẩm du lịch mới

Thời gian tới Sở Du lịch Hà Nội sẽ tăng cường công tác truyền thông, tuyên truyền, quảng bá hình ảnh du lịch, các điểm đến, các sản phẩm du lịch mới của Thủ đô trên các kênh truyền thông, truyền hình trong nước và quốc tế để thu hút khách đến Hà Nội với thông điệp xuyên suốt.
Khách du lịch thích thú check-in chuyến tàu về quá khứ ở Hà Nội

Khách du lịch thích thú check-in chuyến tàu về quá khứ ở Hà Nội

Nằm gọn trong một địa danh nổi tiếng của Hà Nội với tên Đảo Ngọc Ngũ Xã, “Tuyến tàu điện số 6” đưa du khách tận hưởng nhiều trải nghiệm đa dạng, từ văn hóa, lịch sử, nghệ thuật, mỹ thuật, tín ngưỡng, ẩm thực, đặc sản vùng miền, văn minh lúa nước, cho đến không gian - kiến trúc - nội thất của bao cấp - tem phiếu.
Tôm chua Ba Bể - đặc sản không thể bỏ lỡ khi đến Bắc Kạn

Tôm chua Ba Bể - đặc sản không thể bỏ lỡ khi đến Bắc Kạn

Tôm chua Bắc Kạn, đặc biệt tại hồ Ba Bể, là một đặc sản nổi tiếng với hương vị hài hòa giữa chua ngọt, cay nồng và đậm đà.
Sa Pa "đánh thức" kinh tế đêm, tham vọng đón 9 triệu khách du lịch

Sa Pa "đánh thức" kinh tế đêm, tham vọng đón 9 triệu khách du lịch

Mục tiêu chiến lược của Sa Pa (tỉnh Lào Cai) đến năm 2030 là xây dựng Khu du lịch quốc gia mang tầm quốc tế, với các sản phẩm du lịch đặc sắc và dịch vụ chất lượng cao, đón 9 triệu lượt khách, trong đó khách nước ngoài chiếm hơn 30%.
Bánh tam giác mạch - tinh túy ẩm thực từ loài hoa biểu tượng của Hà Giang

Bánh tam giác mạch - tinh túy ẩm thực từ loài hoa biểu tượng của Hà Giang

Bánh tam giác mạch là đặc sản độc đáo của Hà Giang, được làm từ hạt hoa tam giác mạch. Đây là loài hoa đẹp, tô điểm cho cao nguyên đá vào cuối năm.
Hơn 140 gian hàng tham gia Lễ hội bánh mì Việt Nam lần thứ 3

Hơn 140 gian hàng tham gia Lễ hội bánh mì Việt Nam lần thứ 3

Ngày 21/3, Lễ hội bánh mì Việt Nam năm 2025 chính thức diễn ra tại công viên Lê Văn Tám, Quận 1, TP.HCM thu hút đông đảo người dân, du khách đến tham quan các gian hàng, trải nghiệm thưởng thức sự đa dạng của ẩm thực Việt và bánh mì Việt Nam.
Đà Lạt nhận 2 giải thưởng lớn tại Festival châu Á 2025

Đà Lạt nhận 2 giải thưởng lớn tại Festival châu Á 2025

Tin vui lan tỏa từ xứ sở ngàn hoa, Festival hoa Đà Lạt vừa vinh dự nhận được "cú đúp" giải thưởng danh giá tại Hội nghị thượng đỉnh Festival toàn cầu năm 2025 do Hiệp hội Festival và Sự kiện quốc tế châu Á (IFEA ASIA) tổ chức tại Hàn Quốc.
Bánh cuốn Phủ Lý – đặc sản mang đậm hương vị quê hương

Bánh cuốn Phủ Lý – đặc sản mang đậm hương vị quê hương

Bánh cuốn Phủ Lý là một đặc sản nổi tiếng của Hà Nam. Món ăn này có sự kết hợp độc đáo giữa bánh cuốn trắng mịn, chả thịt nướng thơm ngon, hành thơm.
Phú Yên kích cầu du lịch với nhiều ưu đãi bất ngờ

Phú Yên kích cầu du lịch với nhiều ưu đãi bất ngờ

Phú Yên sẽ tập trung vào các sản phẩm du lịch hè nổi bật như nghỉ dưỡng biển, du lịch xanh, du lịch trải nghiệm khám phá thiên nhiên, khám phá các đảo ven bờ nhằm hướng tới nhiều thị trường quốc tế tiềm năng như: Hàn Quốc, Nhật Bản, Thái Lan, Ấn Độ, Nga và các nước châu Âu...
Phát triển đường sắt và xây dựng Ga Hải Phòng thành điểm đến du lịch

Phát triển đường sắt và xây dựng Ga Hải Phòng thành điểm đến du lịch

Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch Hải Phòng tổ chức làm việc với Tổng công ty Đường sắt Việt Nam và các đơn vị liên quan trao đổi ý kiến về việc hỗ trợ, phát triển sản phẩm đoàn tàu “Hoa Phượng đỏ” và tổ chức ”Liên hoan ẩm thực món ngon” tại Ga Hải Phòng.
Hà Nội “mộng mơ” trong sắc trắng hoa sưa

Hà Nội “mộng mơ” trong sắc trắng hoa sưa

Vào tháng Ba, Hà Nội sắc trắng của hoa sưa bung nở phủ đầy những con phố, công viên, quán cà phê tạo nên khung cảnh lãng mạn, thu hút nhiều bạn trẻ và du khách đến check-in, tận hưởng vẻ đẹp dịu dàng của mùa xuân.
Gìn giữ tinh hoa làng nghề Thủ đô

Gìn giữ tinh hoa làng nghề Thủ đô

Làng nghề Thiết Úng (xã Vân Hà, huyện Đông Anh, TP. Hà Nội) nổi tiếng với nghề chạm khắc gỗ mỹ nghệ truyền thống. Các nghệ nhân nơi đây vẫn miệt mài với những sản phẩm tinh xảo, độc đáo để tạo vị thế cho làng nghề cũng như tìm hướng phát triển trong dòng chảy cuộc sống hiện đại.
Hà Nội công nhận Làng nghề gỗ mỹ nghệ Thiết Úng là điểm du lịch

Hà Nội công nhận Làng nghề gỗ mỹ nghệ Thiết Úng là điểm du lịch

Mới đây, UBND TP. Hà Nội ban hành Quyết định số 1567/QĐ-UBND về việc công nhận điểm du lịch Làng nghề gỗ mỹ nghệ Thiết Úng, xã Vân Hà, huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội.
Dẻo ngon bánh dày làng Gàu

Dẻo ngon bánh dày làng Gàu

Bánh dày làng Gàu là một món ăn truyền thống nổi tiếng của tỉnh Hưng Yên. Bánh có màu trắng, tròn, dẻo, thơm ngạt ngào và không thể thiếu trên mâm cỗ nơi đây.
Nhiều hoạt động đặc sắc tại Lễ khai mạc Năm Du lịch Quốc gia - Huế 2025

Nhiều hoạt động đặc sắc tại Lễ khai mạc Năm Du lịch Quốc gia - Huế 2025

Sau lần đầu đăng cai tổ chức Năm Du lịch Quốc gia vào năm 2013, đến năm 2025, Huế tiếp tục được chọn làm địa điểm đăng cai tổ chức sự kiện này với chủ đề “Huế – Kinh đô xưa, Vận hội mới”. Lễ khai mạc Năm Du lịch Quốc gia 2025 sẽ diễn ra tối 25/3, tại sân khấu nổi trên sông Hương, thành phố Huế với chương trình nghệ thuật hoành tráng, tôn vinh bản sắc văn hóa và du lịch.
Bắc Ninh mở thêm 2 tour du lịch miễn phí cuối tuần

Bắc Ninh mở thêm 2 tour du lịch miễn phí cuối tuần

Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch tỉnh Bắc Ninh vừa quyết định tăng tour, chuyến và đổi mới phương thức vận hành tour du lịch miễn phí “Tinh hoa văn hóa Bắc Ninh - Sắc màu di sản”.
Đắm chìm trong vẻ đẹp của hoa ban giữa núi rừng Tây Bắc

Đắm chìm trong vẻ đẹp của hoa ban giữa núi rừng Tây Bắc

Đến Điện Biên vào tháng 3, bạn sẽ được đắm chìm trong vẻ đẹp của hoa ban giữa núi rừng Tây Bắc. Hoa ban tượng trưng cho vẻ đẹp của người con gái Thái và là biểu tượng của du lịch Điện Biên.
Xem thêm

Thương hiệu nổi bật

eco-parl
cai-lan
vinamil
richy-nho
sun-group
logo-erowindow
partner-bivaco
partner-shb
partner-tan-hoang-minh-group
partner-hdbank
partner-vinacomin
partner-viglacera
partner-th
partner-bacabank
partner-danko-group
ttp
doji
nam-cuong
partner-vingroup
bidv3
gleximco
Phiên bản di động