Review du lịch Điện Biên: Khám phá vùng đất giàu bản sắc văn hóa - lịch sử

Điện Biên là tỉnh giàu tiềm năng du lịch, đặc biệt là lĩnh vực văn hoá – lịch sử. Nổi bật nhất là hệ thống di tích lịch sử chiến thắng Điện Biên Phủ gồm: Sở chỉ huy chiến dịch Điện Biên Phủ – Mường Phăng; các cứ điểm Him Lam, Bản Kéo, Độc Lập; Các đồi A1, C1, D1, E1 và khu trung tâm tập đoàn cứ điểm của Pháp (Khu hầm Đờ Cát). Quần thể di tích này là nguồn tài nguyên vô cùng quý giá để phát triển du lịch không những của tỉnh Điện Biên, của Tây Bắc mà còn của cả nước.
Review du lịch Hà Giang: Hà Giang – Vùng đất địa đầu Tổ quốc Review Sapa: Sapa - Nơi gặp gỡ đất trời Review Tam Đảo: Địa điểm du lịch lý tưởng
Review du lịch Điện Biên: Khám phá vùng đất giàu bản sắc văn hóa - lịch sử
Du lịch Điện Biên - Khám phá vùng đất giàu bản sắc văn hóa - lịch sử

Điện Biên là vùng đất từ xa xưa con người đã sinh sống, ngay từ thời tiền sử qua các bằng chứng về khảo cổ học từ thời kỳ đồ đá qua sự hiện diện của các di tích như hang Thẩm Khương, Thẩn Búa (ở Tuần Giáo) đã chứng minh con người từ thời thượng cổ đã có mặt rất sớm. Điện Biên là một trung tâm của người Việt cổ.

Vào khoảng thế kỷ thứ 6, thứ 7 ở vùng Vân Nam (Trung Quốc), quốc gia Nam Chiếu ra đời. Những cuộc tranh chấp giữa Nam Chiếu và các tộc người khác thường diễn ra sau đó, đã làm cho cả vùng Nam Trung Quốc và Bắc Đông Dương bất ổn định. Thời kỳ này đất Mường Thanh cũng trải qua nhiều biến động lớn.

Đến thế kỷ 9 - 10, người Lự ở Mường Thanh đã phát triển khá mạnh, từ phía Bắc họ phát triển thế lực khắp lòng chảo Mường Thanh và ảnh hưởng mạnh sang các khu vực: Sìn Hồ, Mường Lay, Tuần Giáo...

Thế kỷ 11-12, người Thái đen theo từ Mường Ôm, Mường Ai tràn xuống chiếm Mường Lò (Nghĩa Lộ) và từ Mường Lò thời gian sau đó, những cư dân này theo thủ lĩnh của mình là Pú Lạng Chượng để tràn qua Than Uyên, Văn Bàn... và cuối cùng làm chủ cả một vùng từ Mường Lò (Nghĩa Lộ) qua Mường La (Sơn La), tới Mường Thanh (Điện Biên).

Mường Thanh cổ còn có tên gọi là Song Thanh vì có hai mường: Thanh Nưa (Thanh trên) từ bản Noong Hét (hay Noong Hẹt) ngược về đầu nguồn sông Nậm Rốm và Thanh Tẩu (Thanh dưới) từ bản Noong Hét đến cuối sông Nậm Rốm.

Từ chữ Mường Then theo tiếng dân tộc Thái nghĩa là "Xứ Trời", gắn với truyền thuyết thần thoại Quả bầu mẹ giải thích sự xuất hiện của loài người.

Review du lịch Điện Biên: Tìm hiểu về lịch sử hình thành Tỉnh Điên Biên
Toàn cảnh đồi A1

Thời kỳ Bắc thuộc Điện Biên thuộc huyện Lâm Tây, quận Tân Hưng. Đời Lý đất Điện Biên nằm trong hạt châu Lâm Tây. Đời Trần nước ta có 15 lộ Điện Biên thuộc lộ Đà Giang, cuối Trần là trấn Thiên Hưng; thời Minh thuộc lại chia làm 2 châu Gia Hưng và Quy Hoá.

Sang tới thế kỷ 15 (năm 1463) trấn Hưng Hóa được thành lập (bao gồm ba phủ: Quý Hóa, Gia Hưng, An Tây). Mặc dù vậy, các thủ lĩnh người Lự cơ bản vẫn làm chủ Mường Thanh. Từ 1466 về sau, Lê Thánh Tông đặt làm 12 thừa thừa tuyên, trong đó Hưng Hóa bao gồm 3 phủ, 4 huyện và 17 châu.

Năm 1831, Minh Mạng đổi thành tỉnh Hưng Hóa, tỉnh lị đặt ở thị trấn Hưng Hoá huyện Tam Nông (nay thuộc Phú Thọ). Thời Pháp thuộc, Hưng Hóa được chia thành các tỉnh Hoà Bình, Sơn La, Lai Châu, Lào Cai, Yên Bái và tách một số huyện nhập vào Phú Thọ.

Tên gọi Điện Biên do Thiệu Trị đặt năm 1841 từ châu Ninh Biên; Điện nghĩa là vững chãi, Biên nghĩa là vùng biên giới, biên ải. Điện Biên tức là miền biên cương vững chãi của tổ quốc, Phủ Điện Biên (tức Điện Biên Phủ) thời Thiệu Trị gồm 3 châu: Ninh Biên (do phủ kiêm lý, tức là tri phủ kiêm quản lý châu), Tuần Giáo và Lai Châu. Tên gọi Điện Biên hay Điện Biên Phủ xuất hiện từ đó.

Review du lịch Điện Biên: Tìm hiểu về lịch sử hình thành Tỉnh Điên Biên
Thành Bản Phủ

Năm 1858, thực dân Pháp bắt đầu xâm lược nước ta với sự kiện tấn công bán đảo Sơn Trà, Đà Nẵng, nhưng phải đến năm 1890 thực dân Pháp mới đặt được ách cai trị ở Lai Châu (bao gồm Điện Biên và Lai Châu ngày nay). Lai Châu trừ Phong Thổ thuộc Đạo quan binh thứ Tư, trực tiếp nằm trong khu quân sự Vạn Bỳ. Trong suốt thời gian dài thống trị Lai Châu thực dân Pháp đặt Điện Biên dưới chế độ quân quản, đứng đầu châu Điện Biên là một võ quan.

Ngày 28/6/1909, ngày Toàn quyền Đông Dương ra Nghị định thành lập tỉnh Lai Châu nay là tỉnh Điện Biên và Lai Châu

Ở Lai Châu (nay là Điện Biên và Lai Châu), sau 2 năm hoạt động đội xung phong Quyết Tiến đã gây dựng được cơ sở hoạt động kéo dài từ Quỳnh Nhai sang Tuần Giáo, Điện Biên và các tỉnh Bắc Lào khiến cho phong trào cách mạng lan rộng trong nhân dân các dân tộc vùng cao. Một vấn đề đặt ra lúc nay là làm sao phải có một tổ chức Đảng cộng sản để lãnh đạo, tổ chức quần chúng nhân dân đấu tranh và tiến hành cuộc kháng chiến thắng lợi.

Trước tình hình đó được sự quan tâm của Trung ương Đảng, Bộ Tư lệnh Liên khu 10 đã tập hợp các thanh niên ưu tú để thành lập Đội xung phong Lai Châu, đây chính là tiền thân của Ban cán sự đảng Điện Biên được thành lập vào ngày 10/10/1949 gồm 3 đồng chí do đồng chí Trần Bá Lạc (tức Trần Quốc Mạnh) – Tỉnh ủy viên tỉnh ủy Yên Bái làm Trưởng ban.

Ngày 7/5/1954 sau chín năm kháng chiến trường kỳ cùng với quân dân của cả nước nhân dân tỉnh Điện Biên đã làm nên chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ lừng lẫy năm châu chấn động địa cầu, đất nước ta chấm dứt 80 năm nô lệ dưới ách thực dân phong kiến.

Để tăng cường đoàn kết giữa các dân tộc và tạo điều kiện cho các dân tộc ở Tây Bắc tiến bộ mau chóng về mọi mặt, trung ương đã quyết định lập trong phạm vi nước Việt Nam dân chủ cộng hoà khu vực tự trị của các dân tộc ở Tây Bắc, gọi là Khu tự trị Thái – Mèo.

Review du lịch Điện Biên: Tìm hiểu về lịch sử hình thành Tỉnh Điên Biên
Tháp Chiềng Sơ​

Thực hiện chính sách lập khu vực tự trị của các dân tộc ở những vùng có điều kiện theo Nghị quyết của Quốc hội, ngày 29 tháng 4 năm 1955 Chủ tịch nước Việt Nam.

Trước đó, theo Sắc lệnh số 143-SL ngày 28 tháng 1 năm 1953 của Chủ tịch nước, Khu Tây Bắc được thiết lập gồm các tỉnh Lào Cai, Yên Bái, Sơn La và Lai Châu, tách khỏi Liên khu Việt Bắc.

Ngày 27 tháng 9 năm 1962, kỳ họp thứ 5 Quốc hội khóa II đã quyết định thành lập lại 3 tỉnh Sơn La, Nghĩa Lộ và Lai Châu. Tỉnh Lai Châu lúc đó gồm 7 huyện: Điện Biên, Tuần Giáo, Tủa Chùa, Mường Tè, Mường Lay, Sìn Hồ và Phong Thổ và thị trấn Lai Châu. Khu tự trị lúc đó có diện tích 67.300 km², với số dân 438.000 người.

Từ năm 1962 đến năm 1994 thị trấn Lai Châu sau này là thị xã Lai Châu là thị xã tỉnh lỵ của tỉnh Lai Châu. Sau trận lũ quyét lịch sử năm 1990, địa hình thị xã không thể mở rộng, trong khi những trận mưa lũ rải rác từ trước đó, đặc biệt là trận lũ quyét lịch sử đã làm sụt lở mất từ 20 – 30% diện tích các khi quần cư.

Từ thực tiễn tình hình trên và khả năng thị xã sẽ bị ngập trong tương lai khi xây dựng thủy điện Sơn La. Theo Quyết định số 130/HĐBT của Hội đồng Bộ trưởng, ngày 18/4/1992 đã quyết định thành lập thị xã Điện Biên Phủ và di chuyển tỉnh lỵ về thị xã Điện Biên Phủ. Địa giới thị xã được quy hoạch bao gồm thị trấn Điện Biên và 2 xã Thanh Minh và Noong Bua của huyện Điện Biên cũ.Từ khi trung tâm tỉnh lỵ của tỉnh được chuyển về thị xã Điện Biên Phủ, được sự quan tâm của Đảng, chính phủ và sự nỗ lực tự thân của nhân dân kinh tế thị xã đã có bước phát triển về mọi mặt, đời sống nhân dân đã có bước cải thiện đáng kể. Đô thị được chỉnh trang nâng cấp, cơ sở hạ tầng được đầu tư xây dựng đủ điều kiện tiêu chuẩn của đô thị cấp 3.

Ngày 26/9/2003, chính phủ đã ban hành Nghị định số 110/2003/NĐ-CP về việc thành lập thành phố Điện Biên Phủ, điều chỉnh địa giới hành chính để mở rộng và thành lập các phường thuộc thành phố Điện Biên Phủ, tỉnh Lai Châu, trên cơ sở diện tích của thị xã Điện Biên Phủ và điều chỉnh địa giới của huyện Điện Biên, sau khi được sát nhập Thành phố Điện Biên Phủ có 6.009,05 ha diện tích tự nhiên và 70.639 nhân khẩu, có 8 đơn vị hành chính trực thuộc gồm các phường: Mường Thanh, Tân Thanh, Him Lam, Thanh Bình, Nam Thanh, Thanh Trường, Noong Bua và xã Thanh Minh.

Ngày 26/11/2003, Quốc hội khóa X đã phê chuẩn việc điều chỉnh địa giới hành chính tỉnh Lai Châu. Theo đó, tỉnh Lai Châu được chia tách thành hai tỉnh là Lai Châu mới và Điện Biên. Đảng bộ và nhân dân tỉnh Điện Biên xác định đây là cơ hội lịch sử để thực hiện ước muốn xóa hết đói nghèo, tiến tới xây dựng một Điện Biên mới, giàu và đẹp hơn.

Tỉnh Điện Biên sau khi chia tách là một tỉnh biên giới miền núi thuộc vùng Tây Bắc, cách thủ đô Hà Nội 504km về phía Tây. Phía Bắc giáp tỉnh Lai Châu mới, phía Đông và Đông Bắc giáp tỉnh Sơn La, phía Tây Bắc giáp tỉnh Vân Nam (Trung Quốc), phía Tây và Tây Nam giáp Lào. Diện tích đất tự nhiên tỉnh Điện Biên là 9.554,9km2, khá lớn so với nhiều địa phương khác, dân số trên 48 vạn người.

Hoài An

Bài viết cùng chủ đề

Review du lịch Điện Biên

Có thể bạn quan tâm

Cùng chuyên mục

Tin khác

Dịch vụ thuê xe tự lái “lên ngôi” mùa cao điểm du lịch

Dịch vụ thuê xe tự lái “lên ngôi” mùa cao điểm du lịch

Mùa hè năm 2025 chứng kiến nhu cầu du lịch nội địa bùng nổ cùng với sự tăng mạnh của giá vé máy bay, tàu hỏa và xe khách. Áp lực chi phí leo thang khiến nhiều gia đình phải điều chỉnh kế hoạch đi lại, đồng thời thúc đẩy dịch vụ thuê xe tự lái phát triển mạnh mẽ.
Bắc Ninh đổi mới, bứt phá du lịch trong thời đại số

Bắc Ninh đổi mới, bứt phá du lịch trong thời đại số

Bắc Ninh đang nổi bật với sự phát triển mạnh mẽ của du lịch văn hóa, trở thành ngành kinh tế mũi nhọn. Tỉnh đa dạng hóa sản phẩm, bảo tồn di sản truyền thống và ứng dụng công nghệ số, tạo sức hút lớn cho du khách trong nước và quốc tế.
Lẩu mắm U Minh – “Bản giao hưởng” hương vị từ rừng ngập mặn Cà Mau

Lẩu mắm U Minh – “Bản giao hưởng” hương vị từ rừng ngập mặn Cà Mau

Sinh ra từ bùn lầy, nước mặn và rừng ngập mặn hoang sơ, món lẩu mắm U Minh mang trong mình cái hồn của miền Tây đất rừng phương Nam.
Du lịch hè 2025 bứt phá với xu hướng trải nghiệm mới

Du lịch hè 2025 bứt phá với xu hướng trải nghiệm mới

Mùa hè 2025 được dự báo ghi nhận dấu hiệu phục hồi tích cực của du lịch nội địa Việt Nam khi lượng khách và mức chi tiêu có xu hướng tăng. Du khách ngày càng ưu tiên trải nghiệm gắn kết gia đình và khám phá văn hóa đặc trưng địa phương.
Bánh tằm Ngan Dừa – Đặc sản dân dã “gây thương nhớ” của xứ Bạc Liêu

Bánh tằm Ngan Dừa – Đặc sản dân dã “gây thương nhớ” của xứ Bạc Liêu

Từ những hạt gạo trắng ngần và bàn tay khéo léo của người dân vùng Bạc Liêu, bánh tằm Ngan Dừa ra đời như một món ăn vừa dân dã vừa tinh tế.
Sáp nhập đơn vị hành chính: Cơ hội tái định vị thương hiệu du lịch địa phương

Sáp nhập đơn vị hành chính: Cơ hội tái định vị thương hiệu du lịch địa phương

Sự thay đổi về địa giới hành chính sau chủ trương sáp nhập tỉnh, thành phố đang đặt ra những yêu cầu cấp thiết đối với ngành du lịch Việt Nam. Khi không gian hành chính đổi khác, việc giữ vững bản sắc và định vị lại hình ảnh điểm đến là yếu tố then chốt để ngành du lịch không mất đi lợi thế cạnh tranh.
Mùa du lịch hè 2025: Sẵn sàng cho trải nghiệm tuyệt vời

Mùa du lịch hè 2025: Sẵn sàng cho trải nghiệm tuyệt vời

Mùa du lịch hè 2025 đã chính thức khởi động, thu hút lượng khách đông đảo. Các địa phương và doanh nghiệp đang tập trung chuẩn bị đầy đủ nhân lực, dịch vụ và sản phẩm mới nhằm mang đến trải nghiệm an toàn, vui vẻ cho du khách trong suốt kỳ nghỉ hè.
Hà Nội – Hành trình vươn tới đỉnh cao văn hóa châu Á

Hà Nội – Hành trình vươn tới đỉnh cao văn hóa châu Á

Sự vinh danh của Tạp chí Time Out dành cho Hà Nội với vị trí đứng đầu khu vực châu Á trong danh sách 20 điểm đến văn hóa hàng đầu thế giới năm 2025 đã làm nổi bật kho tàng di sản phong phú cùng nền nghệ thuật đặc sắc của Thủ đô ngàn năm văn hiến.
Tô bún nước lèo Sóc Trăng – Gói ghém tinh túy ba nền văn hóa

Tô bún nước lèo Sóc Trăng – Gói ghém tinh túy ba nền văn hóa

Tô bún nước lèo Sóc Trăng hội tụ hương mắm bò hóc nồng nàn của người Khmer, miếng thịt quay giòn rụm của người Hoa và rau thơm mát lành của người Kinh.
Giữ gìn di sản văn hóa – Chìa khóa phát triển bền vững

Giữ gìn di sản văn hóa – Chìa khóa phát triển bền vững

Việc bảo tồn di sản văn hóa không chỉ giữ gìn giá trị truyền thống mà còn tạo nền tảng phát triển bền vững. Sự tham gia chủ động của cộng đồng cùng chính sách hợp lý giúp cân bằng giữa bảo vệ di sản và phát triển kinh tế xã hội.
Kết nối Việt Bắc – điểm đến du lịch đậm hồn dân tộc

Kết nối Việt Bắc – điểm đến du lịch đậm hồn dân tộc

Việt Bắc – miền đất của ký ức, nơi kết tinh di sản kháng chiến và bản sắc văn hóa dân tộc – đang đứng trước cơ hội trở thành thương hiệu du lịch đặc trưng gắn với chiến lược phát triển tiểu vùng Đông Bắc, hướng tới sự kết nối vùng bền vững và giàu bản sắc.
Thiếu điểm chạm văn hóa, du lịch Việt tự đánh rơi cơ hội

Thiếu điểm chạm văn hóa, du lịch Việt tự đánh rơi cơ hội

Du lịch Việt Nam tăng trưởng mạnh nhưng vẫn thiếu sản phẩm quà tặng mang tầm thương hiệu quốc gia, khiến cơ hội chi tiêu của du khách bị bỏ lỡ, giá trị văn hóa chưa lan tỏa trọn vẹn qua những món quà mang đậm dấu ấn bản sắc Việt.
Du lịch cộng đồng – nhịp cầu nối giữa truyền thống và phát triển

Du lịch cộng đồng – nhịp cầu nối giữa truyền thống và phát triển

Khai thác yếu tố bản địa để làm nên sức hút riêng, du lịch cộng đồng đang trở thành hướng đi bền vững, giúp gìn giữ văn hóa, tạo sinh kế cho người dân và định hình sản phẩm đặc thù trong hệ sinh thái du lịch Việt Nam hiện đại.
Du lịch nông thôn: Động lực mới xây dựng nông thôn mới ở Thanh Hóa

Du lịch nông thôn: Động lực mới xây dựng nông thôn mới ở Thanh Hóa

Phát triển du lịch nông thôn là một trong những giải pháp, nhiệm vụ trọng tâm để góp phần phát triển nông nghiệp, nông thôn của tỉnh Thanh Hoá. Từ đó thúc đẩy kinh tế nông thôn, nâng cao thu nhập cho người dân và góp phần xây dựng nông thôn mới đi vào chiều sâu, hiệu quả và bền vững.
Ngai vàng triều Nguyễn bị xâm hại - Lỗ hổng trong bảo vệ bảo vật quốc gia

Ngai vàng triều Nguyễn bị xâm hại - Lỗ hổng trong bảo vệ bảo vật quốc gia

Chiều 30-5, tại buổi họp báo thường kỳ tháng 5-2025, UBND TP Huế đã thông tin về sự cố hy hữu và nghiêm trọng: bảo vật quốc gia - ngai vàng triều Nguyễn bị bẻ gãy. Vụ việc dấy lên nhiều lo ngại về công tác bảo vệ di tích, bảo vật quốc gia trên địa bàn thành phố.
Hè này, Cát Bà là điểm phải đến với hàng loạt sản phẩm mới lần đầu tiên ra mắt

Hè này, Cát Bà là điểm phải đến với hàng loạt sản phẩm mới lần đầu tiên ra mắt

Chỉ trong một thời gian ngắn, diện mạo du lịch Cát Bà đã hoàn toàn thay đổi với loạt trải nghiệm khác biệt mang chuẩn mực giải trí - nghệ thuật không thua kém bất kỳ quốc gia nào.
Cháo lòng Cái Tắc – Vị ngon từ hơi ấm đồng quê

Cháo lòng Cái Tắc – Vị ngon từ hơi ấm đồng quê

Từ những gánh than củi nghi ngút khói giữa chợ Cái Tắc, tô cháo lòng đã từng bước chinh phục thực khách bằng gạo nhừ mịn màng, lòng heo mềm ngọt.
Hà Nội ra mắt nhiều sản phẩm du lịch mới phục vụ dịp Quốc khánh 2/9

Hà Nội ra mắt nhiều sản phẩm du lịch mới phục vụ dịp Quốc khánh 2/9

Hà Nội đang gấp rút hoàn thiện nhiều sản phẩm du lịch mới đa dạng, hấp dẫn nhằm phục vụ đông đảo du khách dịp Quốc khánh 2/9. Lượng khách đặt phòng tăng mạnh, mở ra cơ hội bùng nổ cho ngành du lịch Thủ đô trong mùa lễ quan trọng này.
Bảo tồn di sản sống – Nâng tầm Hoàng thành Thăng Long

Bảo tồn di sản sống – Nâng tầm Hoàng thành Thăng Long

Khu di sản Hoàng thành Thăng Long đã trở thành điểm đến hấp dẫn không chỉ bởi các dấu tích vật thể quý giá mà còn nhờ sự sống động của di sản văn hóa phi vật thể, góp phần làm phong phú trải nghiệm và giá trị của di sản trong cuộc sống đương đại.
Bánh cống Cần Thơ – Hương vị dân dã giữ chân du khách

Bánh cống Cần Thơ – Hương vị dân dã giữ chân du khách

Giòn rụm lớp vỏ, béo bùi nhân đậu xanh, thịt và tôm tươi, bánh cống là món ăn dân dã đậm chất Cần Thơ, khiến bao du khách mê say ngay từ lần đầu nếm thử.
Cà xỉu Kiên Giang – đặc sản "kỳ lạ" níu chân thực khách

Cà xỉu Kiên Giang – đặc sản "kỳ lạ" níu chân thực khách

Nằm ở vùng biên giới giáp biển, Kiên Giang không chỉ nổi tiếng với cảnh quan thiên nhiên đa dạng mà còn sở hữu nền ẩm thực đa dạng, trong đó đặc sản cà xỉu khiến nhiều thực khách mê mẩn.
Hương vị mùa hè miền Tây – Trái cây và sông nước

Hương vị mùa hè miền Tây – Trái cây và sông nước

Miền Tây mùa hè rực rỡ sắc màu của những vườn trái cây chín mọng và dòng sông mênh mang. Nơi đây không chỉ có hương vị ngọt ngào mà còn lưu giữ những khoảnh khắc bình yên, ấm áp tình người và ký ức khó phai trong lòng du khách.
Bò leo núi – Món ngon độc lạ níu chân thực khách khi tới An Giang

Bò leo núi – Món ngon độc lạ níu chân thực khách khi tới An Giang

Tên gọi “bò leo núi” gợi sự hiếu kỳ, nhưng chính cách chế biến khéo léo và hương vị riêng biệt là điều khiến món ăn này trở thành đặc sản An Giang.
Nem Lai Vung – Từ món ngon dân dã đến di sản quốc gia

Nem Lai Vung – Từ món ngon dân dã đến di sản quốc gia

Từ một món ăn dân dã dùng để cúng giỗ, nem Lai Vung nay đã trở thành đặc sản nức tiếng khắp cả nước,mang trong mình hương vị độc đáo.
"Tiếng chuông Trấn Vũ" – Làn gió mới thổi vào du lịch đêm Hà thành

"Tiếng chuông Trấn Vũ" – Làn gió mới thổi vào du lịch đêm Hà thành

Lần đầu tiên, Đền Quán Thánh – một trong Thăng Long Tứ trấn – được thắp sáng bằng sản phẩm du lịch đêm thực cảnh. “Tiếng chuông Trấn Vũ” hứa hẹn trở thành điểm nhấn văn hóa tâm linh độc đáo, góp phần làm phong phú bản đồ du lịch đêm Hà Nội.
Chùa Chuông Phố Hiến – Hành trình Xá lợi Phật về chốn thiêng

Chùa Chuông Phố Hiến – Hành trình Xá lợi Phật về chốn thiêng

Tựa như tiếng chuông ngân vọng giữa lòng Phố Hiến xưa, chùa Chuông không chỉ là chốn tịnh tâm cho người hành hương, mà còn là nơi đón Xá lợi Phật linh thiêng – biểu tượng của niềm tin, giác ngộ và lòng từ bi lan tỏa giữa đời sống hiện đại.
Du lịch hè: Đừng để "đi lạc" vào bẫy lừa trực tuyến

Du lịch hè: Đừng để "đi lạc" vào bẫy lừa trực tuyến

Mỗi mùa hè tới là một mùa "ăn nên làm ra" của những kẻ lừa đảo trên mạng. Dù chiêu trò không mới, nhưng ngày càng được nâng cấp tinh vi, nhắm thẳng vào tâm lý ham rẻ, sợ lỡ cơ hội và thiếu kinh nghiệm của người dùng.
Du lịch Hà Nội: Hành trình chuyển mình từ di sản đến công nghệ

Du lịch Hà Nội: Hành trình chuyển mình từ di sản đến công nghệ

Năm 2025, Hà Nội không chỉ thu hút hàng triệu du khách, mà còn đang chuyển mình mạnh mẽ với các sản phẩm du lịch sáng tạo, giàu trải nghiệm. Từ phố cổ đến làng nghề, từ di sản đến công nghệ số, Thủ đô dần khẳng định vị thế điểm đến bốn mùa sống động.
Hành trình mùa hè sôi động đánh thức thị trường du lịch Việt

Hành trình mùa hè sôi động đánh thức thị trường du lịch Việt

Du lịch nội địa bước vào mùa cao điểm với sức mua tăng mạnh và nhiều tour khởi hành sớm. Chương trình kích cầu, ưu đãi hấp dẫn cùng loạt sự kiện đặc sắc hứa hẹn mang đến mùa hè sôi động và tạo đà tăng trưởng tích cực cho ngành du lịch năm nay.
Xem thêm

Thương hiệu nổi bật

eco-parl
cai-lan
vinamil
richy-nho
sun-group
logo-erowindow
partner-bivaco
partner-shb
partner-tan-hoang-minh-group
partner-hdbank
partner-vinacomin
partner-viglacera
partner-th
partner-bacabank
partner-danko-group
ttp
doji
nam-cuong
partner-vingroup
gleximco
meji
Phiên bản di động