Kiệt sức và sốc nhiệt là tình trạng xảy ra các triệu chứng có thể bao gồm như đổ mồ hôi nặng và mạch nhanh, kết quả là do cơ thể quá nóng đi kèm với tình trạng mất nước trong thời tiết nắng nóng. Điều này, có thể dẫn đến các triệu chứng liên quan đến chuột rút, cháy nắng, ngất,… và sốc nhiệt là nghiêm trọng nhất.
Một trong những nguyên nhân gây ra kiệt sức và sốc nhiệt là do cơ thể tiếp xúc quá lâu với nhiệt độ ngoài trời, đặc biệt là nhiệt độ cao, kết hợp với độ ẩm cao và hoạt động thể chất căng thẳng. Nếu không điều trị kịp thời, nhiệt kiệt sức có thể tiến triển đến say nắng, sốc nhiệt, một tình trạng đe dọa tính mạng, có thể dẫn đến hôn mê và tử vong.
Nhiệt độ cao gây ra kiệt sức và sốc nhiệt |
Nhóm đối tượng có nguy cơ cao bị kiệt sức, sốc nhiệt
Trẻ em, người cao tuổi, phụ nữ: Đây là nhóm đối tượng có khả năng chịu đựng kém. Trẻ sơ sinh và trẻ em dưới 4 tuổi và người lớn trên 65 tuổi có nguy cơ bị kiệt sức do nhiệt cao. Đối với trẻ em là do khả năng điều chỉnh nhiệt độ của cơ thể chưa được phát triển đầy đủ. Đối với người lớn tuổi, bệnh tật, thuốc men hoặc các yếu tố khác có thể ảnh hưởng đến khả năng kiểm soát nhiệt độ của cơ thể.
Người mắc bệnh lý, có các vấn đề về sức khỏe như tim mạch, gan, ung thư,…
Người lao động ngoài trời: công nhân, nông dân, vận động viên,… là những người hoạt động thể chất nhiều giờ trong điều kiện nắng nóng.
Dấu hiệu và triệu chứng gây ra kiệt sức và sốc nhiệt
Khi bị kiệt sức, sôc nhiệt, có thể gặp những dấu hiệu và triệu chứng như: đổ mồ hôi nặng, choáng váng, chóng mặt, mệt mỏi, tim mạch đập nhanh, huyết áp thấp khi đứng, buồn nôn, nhức đầu, cơ chuột rút,…
Cách xử lý khi cơ thể bị sốc nhiệt
Tiếp xúc với nhiệt độ ngoài trời lâu làm cơ thể mệt mỏi |
Khi bệnh nhân có biểu hiện sốc nhiệt thì nhanh chóng hạ nhiệt bệnh nhân, làm mát cơ thể và chăm sóc qua các bước dưới đây:
Di chuyển bệnh nhân ra khỏi khu vực nắng nóng, tìm một nơi râm mát và mát mẻ gần nhất
Nới lỏng quần áo hoặc các vật chật trên người. Sử dụng nước lạnh hoặc khăn ướt phủ lên cơ thể, đồng thời dùng quạt nhẹ để hạ nhiệt.
Đồng thời, cần phải cho bệnh nhân uống nước để hạ nhiệt, thậm chí có thể phun nước vào người. Gọi ngay xe cấp cứu để đưa bệnh nhân đến cơ sở y tế gần nhất.
Trên đường di chuyển đưa bệnh nhân đến cơ sở y tế cần mở cửa sổ cho thoáng, tiếp tục đắp khăn ướt và nước lạnh để làm mát cơ thể. Chăm sóc tích cực phụ thuộc vào tình trạng của bệnh nhân.
Để giữ được độ ẩm trong cơ thể bằng việc bổ sung nước thường xuyên |
Cách phòng, tránh để cơ thể giảm sốc nhiệt
Luôn che chắn khi ra ngoài trời: Để ngăn ngừa tia UV và làm giảm hấp thụ nhiệt, khi ra ngoài trời thì nên mặc áo chống nắng, đây là cách thích hợp để bảo vệ sức khỏe, tránh khỏi ánh nắng gay gắt. Bên cạnh đó cần che chắn bằng mũ nón, khăn che bởi phần đầu và gáy là phần da vô cùng nhạy cảm, ánh nắng chiếu vào gáy có thể làm trung khu tê liệt và mất khả năng điều khiển thân nhiệt.
Duy trì độ ẩm cơ thể: Khi làm việc hoặc đi ngoài trời nắng, để tránh mất nước, cần phải bổ sung và uống đủ nước như nước lọc, nước ép trái cây, nước ép rau củ. Bên cạnh đó, nước chanh muối rất tốt để giúp cân bằng điện giải và không mất nước.
Không uống cafein và đồ uống có cồn: Caffein và đồng uống có cồn là một trong những nguyên nhân gây ra mất nước trong cơ thể.
Bôi kem chống nắng: Ánh nắng mặt trời có thể dẫn đến cháy nắng và hình thành sắc tố. Sử dụng kem chống nắng để bảo vệ da khỏi tác hại của ánh nắng mặt trời. Cần lưu ý thêm về chọn kem chống nắng có chỉ số SPF và PA phù hợp.
Ăn uống hợp lý và khoa học: Không nên ăn các thực phẩm khó tiêu, các đồ ăn vặt, chiên rán, cay nóng thay vào đó là ăn các loại hoa quả, rau củ để dễ tiêu và cung cấp năng lượng.
Tăng cường, rèn luyện sức khỏe: Tập thể dục, rèn luyện sức khỏe không chỉ khiến cơ thể dẻo dai mà còn giúp tăng khả năng thích nghi với thời tiết. Tuy nhiên cũng tránh tập thể dục quá sức hoặc tập dưới nhiệt độ cao.