Nỗ lực để Việt Nam có vị trí cao hơn trên bản đồ nông nghiệp thế giới

Phát biểu tại Lễ khai mạc Festival trái cây và sản phẩm OCOP Việt Nam năm 2022, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính nhấn mạnh, ngành nông nghiệp đã đóng góp quan trọng vào sự phát triển của đất nước trong thời gian qua. Nhưng để khai thác, phát huy hiệu quả tiềm năng, lợi thế và tiếp tục thực hiện tái cơ cấu nền nông nghiệp, chúng ta còn nhiều việc phải làm từ khâu quy hoạch, sản xuất, chế biến đến tiêu thụ sản phẩm để nông nghiệp Việt Nam có vị trí cao hơn trên bản đồ nông nghiệp thế giới.
Tổng duyệt chương trình Khai mạc Festival trái cây và sản phẩm OCOP Việt Nam năm 2022 Nhiều hoạt động tại Festival trái cây và sản phẩm OCOP Việt Nam tại Sơn La Lùi thời gian tổ chức Festival trái cây và sản phẩm OCOP Việt Nam năm 2022
Nỗ lực để Việt Nam có vị trí cao hơn trên bản đồ nông nghiệp thế giới
Đông đảo người dân Sơn La đón chào Thủ tướng Phạm Minh Chính tới dự khai mạc Festival trái cây và sản phẩm OCOP Việt Nam năm 2022

Tối 28/5, tại thành phố Sơn La, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự Lễ khai mạc Festival trái cây và sản phẩm OCOP Việt Nam năm 2022 do tỉnh Sơn La phối hợp với Trung ương Hội Nông dân Việt Nam tổ chức...

Chương trình nhằm tôn vinh người trồng cây ăn quả và quảng bá thương hiệu sản phẩm OCOP Việt Nam, nằm trong chuỗi sự kiện Hội nghị Thủ tướng Chính phủ đối thoại với nông dân Việt Nam năm 2022.

Festival trái cây và sản phẩm OCOP Việt Nam năm 2022 là sự kiện có ý nghĩa quan trọng, tạo điều kiện để tỉnh Sơn La và các tỉnh, thành phố trong cả nước gặp gỡ, trao đổi, quảng bá tiềm năng, cơ hội xúc tiến thương mại, kết nối thị trường tiêu thụ trái cây, sản phẩm OCOP ở trong và ngoài nước; góp phần phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội sau đại dịch COVID-19.

Festival trái cây và sản phẩm OCOP Việt Nam năm nay diễn ra từ ngày 28-31/5 với quy mô trên 321 gian hàng của các tổ chức, doanh nghiệp, hợp tác xã (HTX) tới từ các tỉnh, thành phố trên cả nước.

Các đồng chí lãnh đạo, nguyên lãnh đạo Đảng, Nhà nước, các bộ, ngành Trung ương, địa phương dự lễ khai mạc
Các đồng chí lãnh đạo, nguyên lãnh đạo Đảng, Nhà nước, các bộ, ngành Trung ương, địa phương dự lễ khai mạc

Cùng với đó là chuỗi những sự kiện liên hoàn, bổ trợ lẫn nhau trong một chương trình tổng thể gắn với các hoạt động văn hóa, lễ hội phong phú, đa dạng, hấp dẫn và ý nghĩa như: Hội thảo “Xây dựng Hội Nông dân Việt Nam và giai cấp nông dân Việt Nam thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045”;

Triển lãm con đường nông sản; triển lãm trái cây và sản phẩm OCOP Việt Nam; triển lãm “Thành tựu phát triển nông nghiệp Việt Nam”; triển lãm “Thành tựu phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Sơn La”; trưng bày, triển lãm, xúc tiến thương mại hàng Việt tại Tây Bắc; triển lãm trực tuyến trái cây và sản phẩm OCOP trên sàn thương mại điện tử Postmart.

Các hội thi như: “Ảnh đẹp về trái cây”, “Tạo hình nghệ thuật từ trái cây”, “Chế biến món ăn ngon từ trái cây” và các hoạt động giao lưu văn hóa, ẩm thực truyền thống của khu vực Tây Bắc.

Đặc biệt, chương trình nghệ thuật chào mừng Festival trái cây và sản phẩm OCOP Việt Nam được dàn dựng công phu, đặc sắc gồm 3 chủ đề: “Tinh hoa đất trời”; “Sơn La - Bừng sáng miền Tây Bắc”; “Nông sản Việt - Khát vọng hội nhập” với sự tham gia biểu diễn của các nghệ sỹ và hơn 1.000 diễn viên chuyên, không chuyên.

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính phát biểu tại Lễ khai mạc Festival trái cây và sản phẩm OCOP Việt Nam năm 2022
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính phát biểu tại Lễ khai mạc Festival trái cây và sản phẩm OCOP Việt Nam năm 2022

Phát biểu tại Lễ khai mạc, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đánh giá cao sáng kiến của tỉnh Sơn La phối hợp với Trung ương Hội Nông dân Việt Nam, các bộ, ngành, doanh nghiệp đã lựa chọn nơi đây để tổ chức lễ hội.

Thủ tướng nêu rõ, sau hơn 35 năm thực hiện đường lối đổi mới, nhất là sau 15 năm thực hiện Nghị quyết Hội nghị Trung ương 7 (khóa X) về nông nghiệp, nông dân, nông thôn, khu vực nông thôn đã có những chuyển biến tích cực, từng bước công nghiệp hóa, hiện đại hóa; đời sống vật chất và tinh thần của người nông dân được nâng lên. Dịch COVID-19 diễn ra trong hơn 2 năm qua đã ảnh hưởng đến mọi mặt kinh tế - xã hội trên toàn cầu. Trong bối cảnh đó, ngành nông nghiệp đã thể hiện vai trò là trụ đỡ của nền kinh tế và an ninh lương thực nước ta.

Nỗ lực để Việt Nam có vị trí cao hơn trên bản đồ nông nghiệp thế giới
Rực rỡ sắc màu nông sản tại Festival trái cây và sản phẩm OCOP năm 2022

Thủ tướng Phạm Minh Chính đã thăm một số gian hàng trưng bày trong Festival trái cây và sản phẩm OCOP Việt Nam năm 2022
Thủ tướng Phạm Minh Chính đã thăm một số gian hàng trưng bày trong Festival trái cây và sản phẩm OCOP Việt Nam năm 2022

Việt Nam đã trở thành một trong những nước xuất khẩu nông lâm thủy sản hàng đầu trên thế giới với trị giá hơn 48 tỷ USD năm 2021, trong đó rau quả đóng góp gần 3,6 tỷ USD. Thực tế tại nhiều địa phương cho thấy tính hiệu quả của việc chuyển đổi đất nông nghiệp kém hiệu quả sang trồng cây ăn trái, trong đó Sơn La là một điểm sáng về phát triển cây ăn trái.

Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP) được chính thức triển khai trên phạm vi toàn quốc từ năm 2018 với trọng tâm là phát triển sản phẩm nông nghiệp, phi nông nghiệp, dịch vụ có lợi thế ở mỗi địa phương theo chuỗi giá trị, có khả năng cạnh tranh cao trên thị trường trong nước và quốc tế.

Đến nay, cả nước đã có gần 7.500 sản phẩm OCOP đạt 3 sao trở lên, riêng Sơn La đã có 83 sản phẩm. Các sản phẩm OCOP đã nhanh chóng khẳng định vị thế, được thị trường đón nhận rất tích cực, giúp người nông dân mở rộng quy mô sản xuất, tăng giá trị sản phẩm, từ đó nâng cao đời sống tinh thần và vật chất.

Thủ tướng nhấn mạnh, những kết quả trên có được là nhờ sự cố gắng và nỗ lực của các cấp ủy, chính quyền từ Trung ương đến địa phương; sự năng động, sáng tạo, vượt qua khó khăn, thách thức, dám nghĩ, dám làm, tư duy nhạy bén của người nông dân.

Rực rỡ sắc màu nông sản tại Festival trái cây và sản phẩm OCOP năm 2022
Rực rỡ sắc màu nông sản tại Festival trái cây và sản phẩm OCOP năm 2022
Một số gian hàng

Tuy nhiên, ngành nông nghiệp nói chung và trái cây nói riêng vẫn còn những khó khăn, thách thức. Đó là nhiều loại giống cây trồng, vật tư đầu vào còn phụ thuộc vào nhập khẩu; vùng nguyên liệu chưa tập trung; quy mô sản xuất còn nhỏ và manh mún; công nghệ chế biến và bảo quản sau thu hoạch chưa phát triển; thị trường tiêu thụ thiếu ổn định và chưa đa dạng; yêu cầu về chất lượng sản phẩm ngày càng cao với các tiêu chuẩn quốc tế khắt khe; phát thải khí metal gây ô nhiễm môi trường...

Hội nghị Trung ương 5 vừa qua đã thảo luận, cho ý kiến về phát triển nông nghiệp, nông dân, nông thôn đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.

Theo đó, nông nghiệp, nông dân, nông thôn có vai trò, vị trí chiến lược trong sự nghiệp đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc; là cơ sở, lực lượng quan trọng để phát triển nhanh, bền vững kinh tế - xã hội, bảo vệ môi trường, thích ứng với biến đổi khí hậu; giữ vững ổn định chính trị, bảo đảm quốc phòng, an ninh; bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa, sức mạnh con người Việt Nam.

Phát triển nông nghiệp sinh thái, nông thôn hiện đại, nông dân văn minh là trách nhiệm của toàn Đảng, toàn dân, là nhiệm vụ trọng tâm của cả hệ thống chính trị.

Các đại biểu cùng múa điệu xòe truyền thống với đồng bào các dân tộc tỉnh Sơn La tại Lễ khai mạc Festival trái cây và sản phẩm OCOP Việt Nam năm 2022
Các đại biểu cùng múa điệu xòe truyền thống với đồng bào các dân tộc tỉnh Sơn La tại Lễ khai mạc Festival trái cây và sản phẩm OCOP Việt Nam năm 2022

"Để phát triển nông nghiệp hiệu quả và gia tăng giá trị, ngành nông nghiệp nói chung và Sơn La nói riêng cần tập trung phát triển hệ sinh thái nông nghiệp, hệ sinh thái ngành trái cây; xây dựng kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn trong nông nghiệp, góp phần bảo vệ môi trường, giảm phát thải khí nhà kính;

Kkhuyến khích khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo và đẩy mạnh chuyển đổi số trong nông nghiệp, đa dạng hóa thị trường xuất khẩu… Đây là định hướng chiến lược phù hợp để phát huy tiềm năng, thế mạnh, cơ hội nổi trội, lợi thế cạnh tranh khác biệt của tỉnh Sơn La và của vùng Tây Bắc và là cụ thể hóa Nghị quyết số 11-NQ/TW của Bộ Chính trị khóa XIII về phương hướng phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ", Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh.

Thủ tướng Phạm Minh Chính, nguyên Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Tòng Thị Phóng tham gia điệu múa xòe truyền thống của dân tộc Thái, di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại
Thủ tướng Phạm Minh Chính, nguyên Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Tòng Thị Phóng tham gia điệu múa xòe truyền thống của dân tộc Thái, di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại

Thủ tướng nêu rõ, để nông sản, trái cây, sản phẩm OCOP phát triển bền vững, chúng ta cần tập trung giải quyết 5 vấn đề căn bản là: xây dựng thương hiệu; quy hoạch và phát triển nguồn nguyên liệu; phát triển nông nghiệp hữu cơ, ứng dụng công nghệ cao, công nghiệp chế biến, công nghệ bảo quản sau thu hoạch; hỗ trợ về vốn, đa dạng hóa nguồn lực đầu tư thông qua xã hội hóa, hợp tác công - tư; phát triển và mở rộng thị trường, đẩy mạnh tham gia sâu vào chuỗi cung ứng trong nước và quốc tế.

Ngành nông nghiệp đã đóng góp quan trọng vào sự phát triển của đất nước trong thời gian qua. Nhưng để khai thác, phát huy hiệu quả tiềm năng, lợi thế và tiếp tục thực hiện tái cơ cấu nền nông nghiệp, chúng ta còn nhiều việc phải làm từ khâu quy hoạch, sản xuất, chế biến đến tiêu thụ sản phẩm để nông nghiệp Việt Nam có vị trí cao hơn trên bản đồ nông nghiệp thế giới. Tập trung phát triển hạ tầng giao thông, hạ tầng nông nghiệp, hạ tầng y tế, giáo dục, văn hóa cho khu vực nông thôn.

Rực rỡ sắc màu nông sản tại Festival trái cây và sản phẩm OCOP năm 2022
Rực rỡ sắc màu nông sản tại Festival trái cây và sản phẩm OCOP năm 2022
Chương trình nghệ thuật chào mừng Festival trái cây và sản phẩm OCOP Việt Nam được dàn dựng công phu, đặc sắc

Thủ tướng tin tưởng rằng, truyền thống lao động cần cù, sáng tạo, tích cực chủ động hội nhập, với ý chí “Không có việc gì khó - Chỉ sợ lòng không bền” và tinh thần “Bàn tay ta làm nên tất cả - Có sức người sỏi đá cũng thành cơm” của người nông dân Việt Nam; cùng với những chủ trương, chính sách đúng đắn, kịp thời của Đảng, Nhà nước; nông nghiệp, nông dân, nông thôn sẽ phát triển ngày càng vươn xa như lời Chủ tịch Hồ Chí Minh từng căn dặn khi lên thăm Nông trường Mộc Châu, Sơn La năm 1959: “Luôn luôn cố gắng; Khắc phục khó khăn; Tiến lên thật hăng; Làm tròn nhiệm vụ”.

Trúc Mai

Có thể bạn quan tâm

Cùng chuyên mục

Tin khác

Xúc xích Diệu Anh

Xúc xích Diệu Anh

Xúc xích Diệu Anh với quy trình sản xuất tuân thủ nghiêm ngặt quy định, đảm bảo an toàn từ khâu chọn nguyên liệu đến chế biến thành phẩm.
Dưa lưới Nam Giao

Dưa lưới Nam Giao

Dưa lưới Nam Giao là sản phẩm OCOP 4 sao của Thanh Hóa, nổi bật với hương vị thơm ngon, giá trị dinh dưỡng cao và quy trình sản xuất sạch.
Bánh gạo thơm

Bánh gạo thơm

Sản phẩm bánh gạo thơm Chiến Thắng có vị ngọt thanh, bánh giòn ta, thơm bùi của gạo. Bánh ăn nhiều không bị ngấy, thích hợp cho các bữa ăn nhẹ, điểm tâm. Bánh cũng có thể ăn kèm khi thưởng thức cùng các loại trà.
Nem chua Thanh Lan

Nem chua Thanh Lan

Nem chua Thanh Lan là nét đẹp văn hóa ẩm thực của người dân Nga Sơn, Thanh Hóa. Món ngon không thể bỏ qua khi đến du lịch xứ Thanh.
Nón lá Ngọc Thơm

Nón lá Ngọc Thơm

Nón lá Ngọc Thơm là sản phẩm mang nét đẹp truyền thống có giá trị văn hóa cao và là món quà lưu niệm ý nghĩa từ xứ Thanh.
Chả cá Anh Thủy

Chả cá Anh Thủy

Thưởng thức hương vị độc đáo của chả cá Anh Thủy, sản phẩm được chế biến từ cá tươi, đạt chứng nhận OCOP 3 sao Thanh Hóa.
Hội chợ “Tôn vinh sản phẩm Việt”: Cơ hội mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm OCOP

Hội chợ “Tôn vinh sản phẩm Việt”: Cơ hội mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm OCOP

Thành đoàn, Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam TP. Cần Thơ phối hợp Ban quản lý Vincom Plaza Xuân Khánh (Quận Ninh Kiều) vừa tổ chức Hội chợ Tôn vinh sản phẩm Việt năm 2024 với chủ đề "Nâng cao giá trị và giới thiệu sản phẩm OCOP trong đoàn viên, thanh niên".
Moi sấy Long Dương

Moi sấy Long Dương

Moi sấy Long Dương được chế biến từ những con moi, có hương vị thơm ngon, tự nhiên, giàu dinh dưỡng và tốt cho sức khỏe.
Hà thủ ô đỏ chế Kochi - dạng bột

Hà thủ ô đỏ chế Kochi - dạng bột

Bột Hà thủ ô đỏ chế Kochi được sản xuất rất công phu, cẩn thận vì vậy có chất lượng khác biệt và mang lại giá trị hiệu quả. Bởi vậy, bột Hà thủ ô đỏ chế Kochi đã đạt được nhiều chứng nhận uy tín như: Hàng Việt Nam chất lượng cao; OCOP 4 sao,...
Thịt lợn muối An Tâm

Thịt lợn muối An Tâm

Thịt lợn muối An Tâm tuân thủ nghiêm ngặt các quy định về an toàn thực phẩm, được chọn lựa kỹ càng, sơ chế sạch sẽ, ướp tẩm gia vị tự nhiên và hấp chín.
Nấm đùi gà KMS

Nấm đùi gà KMS

Nấm đùi gà KMS (L.shimeji) có nguồn gốc từ Hàn Quốc mới được nhập giống và nuôi trồng thành công ở nước ta trong vài năm gần đây. Đây là loại nấm dược liệu ăn ngon, chất lượng cao, hàm lượng protein cao từ 3-6 lần so với các loại rau thông thường
Khoai tây Phượng Lịch

Khoai tây Phượng Lịch

Khoai tây Phượng Lịch được công nhận đạt chất lượng sản phẩm OCOP 3 sao năm 2022 của tỉnh Thanh Hóa, khẳng định vị thế sản phẩm an toàn, chất lượng cao.
Nấm linh chi An Sinh

Nấm linh chi An Sinh

Nấm linh chi An Sinh được trồng theo quy trình VietGAP, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, chất lượng tốt, dược tính cao.
Phở khô VAFOOD

Phở khô VAFOOD

Phở khô VAFOOD có vị nguyên bản, độ giòn dai như phở tươi nhờ công nghệ sấy lạnh từ Nhật Bản. Chỉ cần 2-3 phút chần phở với nước sôi, sau đó thêm nước dùng là cả gia đình bạn đã có một bữa phở thật ấm cúng, quây quần bên nhau.
Bánh lá Hà Lai

Bánh lá Hà Lai

Bánh lá Hà Lai là một món ăn đặc sản của xứ Thanh, mang hương vị thơm ngon, đậm đà, và là một món quà ý nghĩa của quê hương.
Khô cá bông lau một nắng Gecosex Chung

Khô cá bông lau một nắng Gecosex Chung

Khô cá bông lau có thịt rất thơm, mềm rất béo ngậy, khi chế biến nướng, chiên hay nấu canh chua đều dậy mùi thơm mặn mòi, đậm đà và có màu vàng đặc trưng như màu của nắng.
Giò lụa Chinh Hằng

Giò lụa Chinh Hằng

Giò lụa Chinh Hằng được làm từ thịt lợn của chính HTX Chăn nuôi Hoằng Thái, sản xuất khép kín, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.
Chả cốm Đình Dũng

Chả cốm Đình Dũng

Món chả cốm Đình Dũng là một trong những món ăn được nhiều thực khách yêu mến và đặt hàng thường xuyên, thời gian cung ứng sản phẩm ra thị trường trong năm phụ thuộc vào mùa cốm.
Đông trùng hạ thảo Minh Trường

Đông trùng hạ thảo Minh Trường

Đông trùng hạ thảo Minh Trường được nuôi trồng trong môi trường khoa học, đảm bảo chất lượng cao, an toàn vệ sinh thực phẩm.
Kẹo sữa dừa nguyên chất Yến Hoàng

Kẹo sữa dừa nguyên chất Yến Hoàng

Nếu như đa số các sản phẩm kẹo dừa của Bến Tre đều có một nhược điểm là dính răng thì kẹo sữa dừa nguyên chất Yến Hoàng khắc phục hoàn toàn nhược điểm này.
Bưởi Luận Văn

Bưởi Luận Văn

Bưởi Luận Văn là một trong những sản phẩm đặc hữu của tỉnh Thanh Hóa, có nguồn gốc tại làng Luận Văn, xã Thọ Xương (Thọ Xuân). Giống bưởi này nổi tiếng vì là sản vật tiến vua, đặc biệt là thời hậu Lê.
Trứng gà cà gai leo Sadu

Trứng gà cà gai leo Sadu

Trứng gà cà gai leo Sadu là một trong những đặc sản của Hợp tác xã nông nghiệp công nghệ cao Kiên Cà. Đây là món ăn độc lạ, ngoài hương vị thơm ngon, không có vị tanh, sản phẩm còn chứa hàm lượng cholesterol thấp, bảo đảm an toàn sức khỏe người sử dụng.
Bánh gai Huy Thu

Bánh gai Huy Thu

Bánh gai Huy Thu có vị ngọt nhẹ, dẻo mềm, phảng phất hương thơm của lá gai và dầu chuối, tạo nên hương vị độc đáo khó quên.
Dưa hấu đồng quê

Dưa hấu đồng quê

Dưa hấu đồng quê được trồng trên đất đai phù hợp, với khí hậu trong lành, mang đến hương vị ngọt thanh, mát dịu, đặc trưng của dưa hấu quê.
Mắm tôm Lê Gia

Mắm tôm Lê Gia

Mắm tôm Lê Gia được làm từ những con tôm biển tươi ngon nhất trộn lẫn với muối hạt tinh khiết, ủ lên men tự nhiên trong thùng gỗ theo phương pháp nén gài truyền thống trong 12 tháng.
Xem thêm

Thương hiệu nổi bật

eco-parl
cai-lan
vinamil
richy-nho
sun-group
logo-erowindow
partner-bivaco
partner-shb
partner-tan-hoang-minh-group
partner-hdbank
sunshine
partner-vinacomin
partner-viglacera
partner-th
partner-bacabank
partner-danko-group
ttp
doji
nam-cuong
partner-vingroup
bidv3
phu-dien-2
Phiên bản di động