Những thực phẩm không nên hâm nóng bằng lò vi sóng Dùng lò vi sóng có gây ung thư hay không? Hướng dẫn cách làm bánh Trung thu không cần lò nướng tại nhà |
Lò vi sóng là thiết bị ngày càng được ưa chuộng do tính tiện lợi, đa năng và nhanh chóng. Tuy nhiên, sẽ rất nguy hiểm nếu bạn sử dụng lò vi sóng không đúng cách. Các rủi ro như cháy nổ, nguy cơ bị bỏng và ngộ độc hoàn toàn có thể xảy ra nếu chúng ta dùng sai cách...
Dưới đây là những sai lầm tuyệt đối không nên mắc phải khi sử dụng lò vi sóng mà mọi người cần chú ý.
Các loại thực phẩm không nên cho vào lò vi sóng
Không nấu trứng trong lò vi sóng
Nhiều người hay có thói quen làm chín trứng bằng lò vi sóng cho nhanh gọn và ít dầu mỡ. Tuy nhiên trong quá trình gia nhiệt, chất lỏng bên trong trứng sẽ đạt đến áp suất cao mà không có chỗ thoát hơi, khiến trứng phát nổ ngay lập tức. Đáng sợ hơn, ngay cả khi trứng không nổ khi làm nóng nhưng sau đó, nó có thể nổ trên tay hay thậm chí là trong miệng của bạn.
Bên cạnh đó, trứng cũng là loại thực phẩm có hàm lượng canxi cao và rất giàu dinh dưỡng . Khi được làm nóng trong lò vi sóng, lòng đỏ trứng sẽ tự chuyển hóa thành các chất độc hại cho cơ thể. Vậy nên nếu không ăn hết trứng, bạn hãy chế biến thành những món khác hoặc bỏ đi chứ đừng hâm lại bằng lò vi sóng.
Tránh làm nóng nước sốt cà chua
Có một số lý do tại sao hâm nóng nước sốt cà chua trong lò vi sóng là không nên. Khi nóng lên, các bong bóng hơi do chất lỏng sôi tạo ra sẽ vỡ tung và bám khắp phía trong lò vi sóng. Để không phải lau dọn lò và tránh cho món sốt bị khô, hãy đun sốt cà chua trong nồi, bạn có thể thêm dầu hoặc chút nước để đạt độ sánh cần thiết.
Không để trái cây và rau có vỏ trong lò
Cho dù đó là cà chua, đậu Hà Lan hay ngô, hãy tránh làm nóng chúng trong lò vi sóng. Những loại trái cây và rau quả này có đặc điểm là chứa nhiều nước và có một lớp vỏ mỏng. Khi làm nóng, nước bên trong sẽ quá nóng và gây nổ vỏ thực phẩm. Một hậu quả có thể rất nghiêm trọng vì nó có thể dẫn đến bỏng. Đặc biệt bạn không bao giờ được cho nho vào lò vi sóng. Khi chúng bị đốt nóng bởi bức xạ, chúng có một phản ứng hóa học: tạo ra tia lửa. Để tránh bắt lửa trong bếp, hãy để chúng càng xa lò vi sóng càng tốt.
Thịt chế biến sẵn
Thịt chế biến sẵn là thực phẩm bổ dưỡng, chứa nhiều muối, chất phụ gia và chất bảo quản. Khi gặp bức xạ vi sóng, lượng cholesterol trong các thực phẩm này sẽ có xu hướng tăng lên, con người ăn nhiều sẽ dễ gặp các vấn đề về tim mạch.
Những món ăn từ nấm
Nấm nổi tiếng có chứa nhiều chất dinh dưỡng hơn các loại rau củ khác. Tuy nhiên, chúng nên được ăn ngay sau khi chế biến. Không nên hâm nóng món ăn từ nấm vì khi được làm nóng lại, các protein và hàm lượng dinh dưỡng trong nấm sẽ bị biến chất thành độc hại cho dạ dày.
Nước
Làm nóng nước trong lò vi sóng là sự lựa chọn sai lầm. Bởi quá trình làm nóng nước sẽ làm cho các phân tử tăng nhiệt nhanh, sôi dữ dội và thậm chí là nổ rất nguy hiểm.
Ớt khô
Ớt, đặc biệt là những loại có độ cay “vô đối”, thường chứa hàm lượng capsaicin cao nên rất dễ cháy. Khi capsaicin tiếp xúc với sóng điện từ trong lò vi sóng, chúng sẽ bắt đầu bốc khói và bắt lửa ngay lập tức. Lửa và khói từ ớt khô tỏa ra từ đây có thể gây kích ứng da và tạo cảm giác bỏng rát nếu bạn hít phải.
Không nướng các loại hạt
Ngoài lò nướng thì lò vi sóng có thể giúp bạn nướng các loại hạt. Việc này rất đơn giản, bạn chỉ cần trải chúng thành một lớp đều trong hộp đựng và cho vào lò vi sóng cho đến khi màu sắc thay đổi và đạt được độ giòn mong muốn.
Không nấu gà trong lò vi sóng
Thịt gà là một loại thịt trắng đặc biệt thú vị vì ngoài chất lượng dinh dưỡng và hương vị, nó còn nấu rất nhanh. Đôi khi, chúng ta thậm chí có thể muốn nấu nó trực tiếp trong lò vi sóng để tiết kiệm thời gian. Tuy nhiên, điều này là không nên. Nấu gà trong lò vi sóng không những khiến thịt gà không chín đều mà nhiệt độ không đủ để tiêu diệt hết vi khuẩn có trong thịt gà.
Vì vậy, với món thịt gà, bạn nên nấu nướng hoàn toàn trong chảo, trong lò nướng hoặc trên vỉ nướng. Chỉ sử dụng lò vi sóng để hâm nóng thức ăn.
Khoai tây
Ngay cả khi chúng ta ăn khoai tây chiên hoặc một món nghiền ngon, loại củ này vẫn nguy hiểm nhất khi cho vào lò vi sóng. Lý do là các phân tử được gọi là glycoalkaloid sẽ được tạo thành và nhân lên khi tiếp xúc với nhiệt vi sóng. Đây là nguyên nhân dẫn đến tình trạng rối loạn tiêu hóa, trường hợp xấu nhất là chảy máu đường ruột.
Tránh hâm nóng động vật có vỏ
Trai, sò, nghêu, sò điệp hoàn toàn không nên cho vào lò vi sóng. |
Trai, sò, nghêu, sò điệp hoàn toàn không nên cho vào lò vi sóng. Nguyên nhân chính là do khi đun nóng, các loại vỏ sẽ bị nổ. Nếu bạn quyết định lấy chúng ra khỏi vỏ để hạn chế rủi ro, thì chính kết cấu và hương vị của chúng sẽ khiến bạn thay đổi. Dưới tác dụng của tia bức xạ, phần ăn được sẽ bị nhão và có mùi vô cùng khó chịu trong miệng.
Không bóc tỏi
Đối với một số người, việc bóc tỏi thật sự gây nhiều phiền toái và mất thời gian. Nhưng bạn có biết lò vi sóng có thể giúp bạn bóc vỏ tỏi mà không cần thêm bất kỳ công đoạn nào khác không? Bạn sẽ không còn mất thời gian quý báu vào việc bóc từng tép tỏi nữa.
Sai lầm hầu hết chúng ta đều mắc phải khi sử dụng lò vi sóng
Không thường xuyên làm sạch lò
Thường xuyên vệ sinh lò vi sóng để hạn chế vi khuẩn phát triển. |
Lò vi sóng rất dễ bị bao phủ bởi các mảnh thức ăn nhỏ có thể dẫn đến sự phát triển của vi khuẩn nếu để lâu ngày không làm sạch.
Vì vậy, hãy làm sạch nó thường xuyên trước khi bạn ngửi thấy có bất kỳ mùi nào từ nó.
Đặt lò vi sóng ở nơi quá chật hẹp
Không đặt lò vi sóng ở nơi quá chật hẹp |
Lò vi sóng có thể tạo ra nhiệt lượng rất lớn nên bạn cần cho nó một không gian đủ rộng để tản nhiệt. Nên đặt lò vi sóng cách xa tường khoảng 10 - 15 cm mỗi bên và cách mặt đất nhiều hơn 80 cm.
Nên đặt lò vi sóng ở nơi khô ráo, thoáng mát, xa nguồn nhiệt, các thiết bị sinh nhiệt như bếp gas, bếp điện,... và xa hơi nước, bởi nhiệt và hơi nước có thể làm linh kiện lò bị hư hỏng hoặc công năng suy giảm.
Đặt lò vi sóng gần các thiết bị điện khác
Lò vi sóng có công suất khá lớn, do đó không nên dùng cùng lúc với các thiết bị có công suất cao như bếp điện, bàn ủi...
Không dùng chung đường dây và ổ cắm với các thiết bị khác vì có thể làm cháy đường dây.
Một điều quan trọng nữa, lò vi sóng có thể làm nhiễu sóng hình ảnh và âm thanh của các thiết bị như tivi, radio... tốt nhất nên đặt lò vi sóng xa các thiết bị này ít nhất 4 mét.
Mở cửa lò khi đang sử dụng
Lò vi sóng cần dẫn và tỏa một lượng nhiệt lớn, nếu bạn mở cửa đột ngột, nhiệt sẽ bất ngờ phát tán ra bên ngoài có thể gây bỏng cho người mở. Không những thế, thức ăn trong quá trình làm nóng bên trong khi bị mở cửa đột ngột có thể bắn ra bên ngoài gây tổn thương cho người sử dụng. Vì thế, hãy tránh thao tác không đáng có này. Luôn cần tuân thủ quy tắc quay đủ phút định sẵn, nên mở cửa khi lò báo chuông.
Không sử dụng nút tạm dừng
Bạn hãy sử dụng nút tạm dừng để khuấy các bữa ăn nguội hoặc đông lạnh để chúng có thể được làm nóng đồng đều mà không để lại vết nguội nào. Những mảnh lạnh này có thể chứa vi khuẩn xấu ảnh hưởng đến sức khỏe của bạn.
Cho thực phẩm vào lò mà không đậy nắp
Việc cho thực phẩm vào lò vi sóng mà không có bất kỳ nắp đậy nào có thể khiến món ăn bị bắn trong quá trình làm nóng. Điều này có thể làm cho lò vi sóng của bạn bị bẩn và dẫn đến sự phát triển của vi khuẩn.
Bạn cũng không nên đậy nắp quá chặt bởi nó có thể dẫn đến khó khăn khi mở hộp, thậm chí, nếu áp suất quá cao, chúng có thể phát nổ.
Hãy đảm bảo nhiệt độ có thể đi vào hộp đồ ăn một cách nhẹ nhàng, vừa phải để có thể chín đều, như việc phủ một chiếc khăn giấy ẩm lên hộp đựng trong khi cho thực phẩm vào lò vi sóng là một lựa chọn tuyệt vời.
Đun nóng trong hộp đất nung hoặc nhựa
Hộp nhựa được khuyến cáo không nên dùng để hâm nóng thức ăn. |
Bát đĩa bằng đất nung kết cấu xốp và dễ dàng hấp thụ tia vi sóng khiến cho thức ăn không đủ độ nóng cần thiết. Vì vậy nên tránh đựng thức ăn bằng bát đĩa với chất liệu đất nung.
Hộp hay đồ đựng bằng nhựa cũng không nên sử dụng trong lò vi sóng vì khả năng thôi nhiễm chất độc vào thức ăn. Với một số loại nhựa được đánh dấu “an toàn cho lò vi sóng” thì bạn có thể sử dụng nhưng tốt nhất vẫn nên hạn chế.
Chất liệu thuỷ tinh hoặc sứ là an toàn, nhưng bạn vẫn nên chọn loại bát đĩa trắng không có hoa văn để đảm bảo an toàn.
Dùng đĩa có viền vàng
Với bát đĩa sứ viền vàng hoặc bất kỳ trang trí nào có một chút kim loại, bạn có thể thấy những tia chớp trong lò vi sóng của mình và kèm theo đó là lớp mạ bị nham nhở làm hỏng món đồ của bạn.
Không hâm nóng thức ăn đủ thời gian
Thời gian hâm nóng phải đủ lâu để thực phẩm được nóng đều. |
Nếu thức ăn từ tối qua mà bạn cho vào tủ lạnh, hoặc tệ hơn là để bên ngoài, thì khi cho vào lò vi sóng hâm nóng, bạn phải chú ý điều chỉnh thời lượng hâm nóng phù hợp để thức ăn được làm nóng hoàn toàn. Nếu thức ăn không được hâm đủ nóng thì phần giữa của chúng sẽ bị lạnh, dẫn đến sự phát triển của vi khuẩn. Điều này có thể làm bạn bị ngộ độc thực phẩm.
Nấu thức ăn quá lâu trong lò vi sóng
Không nấu thức ăn quá lâu trong lò vi sóng |
Nếu nấu quá thời gian chín của thức ăn, thức ăn sẽ bị khô nám và cháy. Đặc biệt, nếu đun nước sôi quá lâu, có thể gây ra hiện tượng "quá nhiệt" dẫn đến cháy nổ.
Để an toàn hơn, bạn nên đậy nắp hoặc thêm một que khuấy bằng gỗ vào cốc nước để phân tán bớt nhiệt lượng. Khi cài đặt thời gian nấu, bạn hãy chọn thời gian ít nhất theo dự đoán, nấu thêm nếu cần.
Sử dụng lò vi sóng làm máy sấy
Đôi khi chúng ta vì những nhu cầu cấp thiết mà dùng lò vi sóng làm máy sấy. Điều này là hoàn toàn sai lầm vì nó dễ làm hỏng lò.
Nghiêm trọng hơn, vật liệu của những đồ vật không phải thực phẩm là một mối nguy cho hỏa hoạn. Vì vậy, chúng ta tuyệt đối không sấy đồ dùng như găng tay, quần áo, khăn bằng lò vi sóng.
Lấy thức ăn ra khỏi lò bằng tay không
Sử dụng găng tay khi lấy thức ăn ra khỏi lò vi sóng |
Đồ đặt trong lò rất nóng. Do đó, để tránh bị bỏng, bạn phải sử dụng găng tay khi lấy thức ăn ra khỏi lò. Tốt nhất là bạn nên chờ một chút rồi mới lấy thức ăn ra và đừng để mặt gần thức ăn quá nhé!
Hâm nóng thức ăn trong bao bì
Các loại thực phẩm đựng trong bao bì hay khay xốp tuyệt đối không nên đưa vào lò vi sóng. Kể cả khi bạn muốn rã đông. Các chất liệu này có thể bị cong vênh, tan chảy, hoặc đưa các hóa chất độc hại vào thực phẩm. Các loại túi bảo quản bằng nhựa, túi giấy màu nâu, và giấy nhôm cũng không an toàn.
Đối với thực phẩm đông lạnh từ siêu thị. Tốt nhất là bạn lấy thức ăn ra khỏi bao bì và cho vào hộp thủy tinh trước khi hâm nóng hay rã đông.
Không chú ý tới công suất của lò vi sóng
Sử dụng lò vi sóng với chức năng không đúng dễ gây cháy nổ |
Khi sử dụng lò, bạn có thể chỉ sử dụng một mức công suất chung để áp dụng cho mọi loại thực phẩm để dễ thao tác. Tuy nhiên, việc thay đổi công suất của lò cho từng loại thực phẩm sẽ giúp bạn tiết kiệm được thời gian và giữ lại giá trị dinh dưỡng của món ăn. Dưới đây là một số mức công suất phù hợp cho từng loại thực phẩm mà bạn nên chú ý:
Công suất thấp: Dùng để rã đông những thực phẩm nhẹ như bánh, chocolate…
Công suất trung bình – thấp: Dùng để rã đông thực phẩm, công suất này được thiết kế nhằm rã đông đồng đều các phần thực phẩm.
Công suất trung bình: Dành cho những thực phẩm cần thời gian nấu dài ngay cả với cách nấu truyền thống như các món hầm. Thời gian dài với công suất trung bình sẽ giúp thực phẩm mềm hơn.
Công suất trung bình – cao: Dùng để nấu những thức ăn đặc với thời gian dài như thịt tảng, cá… Ưu điểm là làm chín đều các bề mặt của thức ăn.
Công suất cao: Dùng để hâm thức ăn với thời gian nhanh như nước, cơm, thức ăn đã qua chế biến.
Mức công suất phù hợp sẽ giúp thức ăn đạt độ chín phù hợp, giữ được chất dinh dưỡng và mùi vị thơm ngon.
Những lưu ý khi sử dụng lò vi sóng để tránh gây hại Theo Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Mỹ (FDA), bạn cần tuân thủ một số quy tắc sau để bảo đảm an toàn khi sử dụng lò vi sóng, nhất là giúp giữ tuổi thọ lò luôn ở mức cao: Khi lò vi sóng hoạt động, bạn cần đứng cách xa ra để tránh cơ thể tiếp nhận bức xạ quá mức, ít nhất là 1 mét. Hãy cắt nhỏ thực phẩm trước khi hâm nóng và chế biến để chúng được chín đều hơn. Không đặt lò vi sóng trong phòng ngủ hay phòng khách, bởi bức xạ từ lò có thể gây nhiễu các thiết bị điện tử như TV… Cần tuân thủ theo hướng dẫn của nhà sản xuất vì mỗi loại sẽ có những cơ chế khác nhau. Hãy sử dụng đồ đựng an toàn cho lò vi sóng, chẳng hạn như hộp đựng bằng thủy tinh, gốm… Cần tránh dùng đồ kim loại hoặc giấy nhôm vì chúng làm thức ăn không thể chín đều và giảm tuổi thọ lò. Thường xuyên kiểm tra rò rỉ xem máy có vấn đề gì không. |