Thành phần chứa trong tỏi
Theo nghiên cứu, trong 100g tỏi có chứa 6,36g protein, 33gcacbonhidrates, 150g calo cùng với đó là những nhóm dưỡng chất như: vitamin nhóm B (B1, B2, B3, B6), sắt, kali, canxi, photpho, mangan, magie…
Trong tỏi có chứa allicin, hàm lượng germanium và selen rất cao, đặc biệt hàm lượng germanium trong tỏi cao hơn rất nhiều so với nhân sâm, trà xanh hay trà đỏ…
Công dụng đối với sức khỏe
Tỏi có nhiều công dụng đối với sức khỏe, đặc biệt là khi sử dụng tỏi sống.
Phòng và điều trị cảm cúm
Sử dụng tỏi mỗi ngày giúp dự phòng cảm cúm và các bệnh do vi khuẩn, vi rút gây ra bởi trong tỏi có chức năng kháng khuẩn rất tốt. Việc ăn tỏi sống hàng ngày giúp giảm 63% nguy cơ bị cảm cúm, rút ngắn 70% thời gian bị cảm, giúp người bệnh phục hồi nhanh hơn so với không sử dụng tỏi.
Phòng ngừa bệnh tim mạch
Tỏi có khả năng giảm cholesterol xấu khoảng 10 - 15% nên nó cũng sẽ giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch. Ngoài ra, đặc tính chống đông của tỏi còn giúp giảm đau tim và nguy cơ xuất huyết não.
Phòng và hỗ trợ tốt trong quá trình điều trị ung thư
Điều đặc biệt về tác dụng khi ăn tỏi sống đối với sức khỏe mà chúng ta không thể bỏ qua đó là nó có thể giúp ngăn chặn sự tổng hợp chất gây ung thư đặc biệt là ung thư đường ruột và ức chế sự phát triển tế bào ung thư.
Hạ huyết áp
Đặc biệt, Allicin có trong tỏi là đảm nhận tốt nhất vai trò ấy. Vì thế muốn trị cao huyết áp thì ăn tỏi sống mỗi ngày cũng là một cách rất hiệu quả.
Lọc độc tố trong máu
Vẫn là allicin của tỏi, nhưng nó giúp cơ thể đào thải các chất độc hại đồng thời duy trì sức khỏe của bạch cầu.Chất này còn có tác dụng loại bỏ nicotine ra khỏi máu và giúp làm sạch hệ hô hấp.Vì vậy, tỏi có thể được coi là vị thuốc có vai trò cực kỳ hữu hiệu trong việc thanh lọc máu và cơ thể.
Hỗ trợ chắc khỏe xương cho cơ thể
Tỏi chứa vitamin C, B6, mangan,...Tất cả các chất dinh dưỡng đều tốt cho sự phát triển của xương .Đặc biệt, enzyme , hàm lượng mangan cao và chất chống oxy hóa trong tỏi còn góp phần hấp thụ canxi và chuyển hóa xương.
Đặc biệt, đối với những người bị đau nhức xương khớp, việc giảm đau bằng cách ăn tỏi sống sẽ có hiệu quả.Ngoài ra, tiêu thụ tỏi sống hàng ngày còn làm tăng hormone estrogen, từ đó làm chậm quá trình loãng xương ở phụ nữ.
Khi nồng độ estrogen thấp cũng có nghĩa là mật độ xương giảm và nguy cơ loãng xương nên lợi ích của tỏi sống sẽ không bị phủ nhận.
Dùng tỏi để chữa bệnh đúng cách
Tỏi có thể ăn tươi, ngâm dấm, đường hoặc pha trà.Tuy nhiên, trong môi trường axit, tác dụng của tỏi tăng gấp 4 lần nên dùng tỏi ngâm dấm là tốt nhất.
Theo Đông y, tỏi vị cay, tính ấm, có công dụng hành khí trệ, làm ấm tỳ vị, giải độc và sát trùng.
Do đó, nó thường được dùng để chữa các chứng bệnh như đầy bụng, chậm tiêu, rối loạn tiêu hóa, đau bụng do lạnh, phù thũng, tiêu chảy, bệnh lỵ, sốt rét, ho gà, mụn nhọt, đỉnh độc, viêm loét lâu liền, rụng tóc, nấm tóc, rắn cắn…
Tỏi tươi
Là dạng dễ dùng nhất, có thể ăn sống hoặc dầm vào nước chấm.
Tỏi sống giúp tiêu diệt vi khuẩn trong khoang miệng.Mỗi ngày nên ăn 2 tép tỏi, nhiều hơn hoặc ít hơn một chút đều được. Tuy nhiên, ăn quá nhiều không có lợi vì dạ dày sẽ bị kích thích và chất axiline chứa trong tỏi có thể gây ra.
Theo các nhà dinh dưỡng, mỗi ngày ăn khoảng 10 g tỏi là vô hại.
Tuy nhiên, không phải lúc nào cũng có thể tìm được tỏi tươi và ăn tỏi tươi thường để lại mùi hôi nên người ta thường chế biến thành nhiều cách khác nhau để sử dụng.
Tỏi ngâm
Có thể ngâm dấm hoặc ngâm đường. Trong môi trường axit, tác dụng của tỏi tăng gấp 4 lần nên dùng tỏi ngâm dấm là rất tốt. Cách chế biến: lấy 50 g tỏi tươi bóc vỏ rồi ngâm với 100 ml giấm gạo, sau chừng mươi ngày là dùng được, nếu để đủ 30 ngày thì càng tốt.
Lưu ý khi sử dụng tỏi
Đối tượng sử dụng
Người đang gặp tình trạng tiêu chảy không nên ăn vì allicin trong tỏi sẽ kích thích kích thích thành ruột, dẫn đến tình trạng phù nề, nghẽn mạch máu hay gây ra nhiều tác dụng phụ nghiêm trọng khác.
Người có tiền sử mắc các bệnh về gan không nên ăn vì nó có tính nóng, vị cay, có thể làm nóng gan và về lâu dài có thể gây tổn thương cho gan.
Người có các bệnh liên quan đến mắt hay thị lực kém không nên sử dụng vì nó có chứa các hoạt chất kích thích, dễ gây nên tình trạng viêm bầu mắt hay viêm kết mạc.
Người chuẩn bị phẫu thuật nên ngừng sử dụng 1 tuần trước khi diễn ra cuộc phẫu thuật để giảm thiểu tình trạng chảy máu kéo dài trong và sau cuộc phẫu thuật.
Người có thể trạng suy yếu không nên ăn nhiều loại rau này vì sử dụng quá nhiều có thể làm tan khí huyết, loãng khí, hao máu, sinh đờm và phát nhiệt.
Người huyết áp thấp không nên sử dụng vì nó có khả năng là hạ huyết áp động mạch.
Phụ nữ có thai, cho con bú và trẻ em chỉ sử dụng ở liều thấp và hạn chế sử dụng thường xuyên.
Một số lưu ý khi sử dụng mà bạn nên biết để có thể dùng tỏi được an toàn và đúng cách
Không ăn khi đói vì nó có thể gây ra cảm giác khó chịu như đầy bụng, buồn nôn, ỉa chảy, rối loạn hệ tiêu hóa,...
Không đắp tỏi tươi lên bất kỳ vùng da nào vì nó có thể gây tình trạng rát, bỏng da và nổi bọng nước tại chỗ đắp.
Mỗi buổi sáng bạn chỉ nên ăn 1 - 2 tép là đủ, không ăn quá nhiều và lạm dụng nó.
Không sử dụng loại rau này cùng một lúc với các loại thuốc khác như: Thuốc chống lao isoniazid, thuốc điều trị HIV vì nó sẽ gây cản trở sự hấp thu của thuốc vào cơ thể.
Không kết hợp tỏi cùng các thực phẩm sau: Trứng, thịt gà, cá diếc, cá trắm, thịt chó, hành tây, xoài, mật ong,... để tránh các tác dụng không mong muốn đối với sức khỏe.