Chôm Chôm Ia Grai được cấp Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu Chôm chôm chế biển được vô số món ăn hấp dẫn thanh nhiệt ngày hè |
Những lợi ích sức khỏe từ chôm chôm
Công dụng chữa bệnh
Quả chôm chôm, chủ yếu là quả xanh được dùng để chữa tiêu chảy và kiết lỵ. Vỏ cây được sử dụng làm săn se. Lá chôm chôm dùng để giảm đau đầu. Vỏ quả phơi khô được sử dụng trong y học cổ truyền. Nước sắc vỏ cây được dùng chữa tưa miệng (nhiễm trùng nấm men). Nước sắc rễ cây dùng hạ sốt. Hạt, vỏ và thịt quả được sử dụng để giảm cholesterol. Quả và và hạt làm giảm đái tháo đường và tăng huyết áp. Vỏ cây cũng được sử dụng để chữa các bệnh về lưỡi.
Công dụng thực phẩm
Quả chôm chôm có thể được ăn tươi hoặc đóng hộp. Quả cây là một thành phần chính trong món salad trái cây, nước ép và thạch. Hạt chôm chôm rang và chiên được dùng như một món đồ ăn vặt. Dầu hạt chôm chôm được sử dụng làm dầu ăn.
Công dụng làm đẹp
Lá chôm chôm có tác dụng giúp tóc khô xơ trở nên bóng mượt. Hạt chôm chôm giúp chữa sạm da. Chất béo từ hạt chôm chôm được sử dụng thay thế bơ ca cao.
Công dụng khác
Hạt chôm chôm, đặc biệt là chất béo của hạt được dùng làm nến và xà phòng. Chồi non của chôm chôm được dùng để nhuộm (xanh và vàng). Vỏ quả được sử dụng để nhuộm tơ lụa.
Những người đại kỵ với chôm chôm
Người nóng trong, hay "bốc hỏa"
Lượng đường trong chôm chôm nhiều nên ăn vào sẽ gây nóng, vì thế nó không phù hợp với những người có cơ thể lúc nào cũng phừng phừng và hay có cảm giác "bốc hỏa", nhất là với phụ nữ tiền mãn kinh. Bởi lẽ, những người này khi ăn chôm chôm vào sẽ khiến cơ thể bức bối khó chịu thêm mà sinh bệnh.
Loại quả này cũng sẽ gây nhiệt cho cơ thể, kích thích nổi mụn nhọt, rôm sảy đặc biệt là ở những người bị nóng trong.
Người có cholesterol cao
Nguyên nhân là nạp quá nhiều đường có thể dẫn đến việc tăng cholesterol trong cơ thể. Đặc biệt, người có mức độ LDL cholesterol cao. Việc nạp quá nhiều đường, kể cả đường trái cây, vẫn có thể dẫn đến đến chất béo tích tụ ở thành động mạch và gây tắc nghẽn.
Ngoài ra, tác hại của chôm chôm đối với người có cholesterol cao còn đến từ lượng cồn trong nó. Lượng đường có trong chôm chôm quá chín khả năng cao chuyển hoa thành cồn. Điều này có thể tăng cholesterol trong máu và dẫn đến các vấn đề về tim.
Người mắc bệnh tiểu đường
Đương nhiên người bị tiểu đường cần tránh những loại hoa quả có lượng đường cao nếu không sẽ làm tăng đường huyết, khiến bệnh tình càng trở nên nghiêm trọng. Trong khi đó chôm chôm lại có vị ngọt cao, nhiều đường, vô cùng nguy hiểm cho người mắc bệnh tiểu đường.
Người đang giảm cân
Những người béo phì đang thực hiện chế độ giảm cân cũng nên tránh xa chôm chôm bởi đây là loại hoa quả nhiều đường, ăn nhiều sẽ khiến bạn không thể giảm cân hiệu quả, thậm chí còn tăng cân.
Người hay bị đầy bụng khó tiêu
Chôm chôm là loại quả gây ra nhiều ảnh hưởng tiêu cực đến hệ tiêu hóa, người luôn bị đầy bụng, khó tiêu mà ăn loại quả này sẽ khiến cho bệnh trở nên nghiêm trọng, khó chữa hơn.
Phụ nữ mang thai
Với chỉ số đường huyết ở mức trung bình, chôm chôm có thể mang đến rủi ro tiểu đường thai kỳ. Nghiên cứu cho rằng thực phẩm có chỉ số đường huyết cao gây ra khuyết tật bẩm sinh. Do đó, phụ nữ mang thai nên thận trọng khi ăn chôm chôm.
Tốt nhất, bạn hãy tham khảo ý kiến bác sĩ về số lượng chôm chôm phù hợp với tình trạng đường huyết và sức khỏe của mình.
Ăn chôm chôm bao nhiêu là hợp lý?
Thông thường, mỗi ngày bạn chỉ cần ăn khoảng 300 – 500gr chôm chôm là được.
Người bình thường có thể ăn chôm chôm vào bất cứ thời điểm nào nào trong ngày, tuy nhiên, tốt nhất là nên ăn trước bữa ăn khoảng 30 phút.
Những người béo phì nếu muốn ăn chôm chôm thì chỉ nên ăn vài quả và ăn trước bữa ăn chín để giảm lượng cơm. Còn với người gầy thì không nên ăn chôm chôm trước bữa cơm vì loại trái cây này sẽ làm giảm cảm giác ngon miệng ở bữa ăn chính.
Chôm Chôm Ia Grai được cấp Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu |
Chôm chôm chế biển được vô số món ăn hấp dẫn thanh nhiệt ngày hè |