Cây Cải bẹ còn được gọi với các tên khác như Cải sen, Cải dưa, vân đài,…Tên khoa học là Brassica campestris L., thuộc họ Cải – Brassicaceae.
Cây mọc 1 năm hay 2 năm, cao đến 1 m, thân nhẵn hay hơi có lông/ Lá có bẹ to, dài 4 – 5cm, phiến lá dài 40 – 50cm, lá phía dưới sẻ sâu, lá phía trên sẻ nông hơn. Hoa nhỏ màu trắng hoặc vàng. Qủa hình trụ dài 2 – 4cm, đường kính 5mm, ở đầu có mỏ hơi dài ra. Hạt hình cầu, đường kính 1 – 2mm, vỏ màu nâu đen hoặc đỏ nâu, mặt sau có màu vàng.
Đây là giống cây dễ trồng, và được trồng ở khắp các vườn rau gia đình. Vì nó là thực phẩm dễ ăn, dễ trồng và thời gian sinh trưởng cũng ngắn khoảng 90 – 100 ngày nên thường được các bà nội trợ Việt đưa về trồng ở những khuôn vườn con con bằng thùng xuống, chậu xô,… . Tá các giống: Cải Thừa Thiên (Đồng Dư), Cải bẹ Nam Định (chủ yếu dùng muối dưa), Cải tiến, Cải tàu cuốn (Cải Thiều Châu) năng suất có thể đạt 30-40 tấn/ha.
Công dụng sức khỏe của cải bẹ xanh
Nguồn vitamin K tuyệt vời: Trong cải bẹ xanh chứa một lượng lớn vitamin K, đáp ứng đủ cho nhu cầu mỗi ngày của cơ thể. Vitamin K đóng vai trò vô cùng quan trọng, nếu cơ thể thiếu hụt loại vitamin này máu sẽ có thể không đông hoặc gặp các vấn đề sức khỏe liên quan đến tim và loãng xương.
Thậm chí, việc thiếu vitamin K có thể liên quan đến việc tăng nguy cơ suy giảm chức năng não, mất trí nhớ và bệnh Alzheimer.
Giúp tăng cường hệ miễn dịch: Cải cay chứa một lượng vitamin C dồi dào, giúp tăng cường hệ miễn dịch. Chỉ cần một bát canh rau cải (tương đương 56g rau tươi hoặc 140g rau cải đã nấu chín) có thể cung cấp hơn 1/3 nhu cầu vitamin C cần thiết mỗi ngày.
Ngoài ra, vitamin A trong cải bẹ xanh cũng giúp thúc đẩy sự tăng trưởng và phân chia của các tế bào T, một loại tế bào bạch cầu cần thiết để giúp chống lại các bệnh nhiễm trùng.
Bảo vệ sức khỏe tim mạch: Trong cải bẹ xanh có các hợp chất có tác dụng kiềm chế cholesterol. Do vậy, nếu ăn rau cải thường xuyên sẽ gián tiếp hỗ trợ tim, tốt cho mạch máu của cơ thể.
Đặc biệt, khi cải bẹ xanh được chế biến theo cách luộc, hấp thì hiệu quả trong việc giảm lượng cholesterol lớn hơn, so với ăn sống.
Giúp mắt sáng khỏe: Trong cải bẹ xanh có chứa hai hợp chất là lutein và zeaxanthin đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ mắt. Cụ thể, hai hợp chất này giúp bảo vệ võng mạc của chúng ta không bị oxy hóa, cũng như lọc được ánh sáng xanh có khả năng gây hại cho mắt.
Giúp chống lão hóa và đẹp da: Đối với những loại rau có màu xanh đậm như cải bẹ xanh luôn chứa hàm lượng vitamin khá cao. Những vitamin này cung cấp nhiều axit folic cần thiết cho tế bào máu, giúp chống oxy hóa, khiến da dẻ hồng hào và tươi tắn.
Cải bẹ xanh còn có thể được dùng trong chữa bệnh
Theo đông y Cải bẹ xanh có vị cay, tính ôn, có tác dụng giải cảm hàn, thông đàm, lợi khí. Trong y học cổ truyền Phương Đông, thì hạt cải xanh có vị cay đắng, tính ấm, có tác dụng thông đàm lợi khí, an thần, tiêu hóa đờm thấp, tiêu thũng, giảm đau. Dùng chữa ho hen, làm tan khí trệ, chữa kết hạch, đơn độc sưng tấy. Hạt cải, cây cải còn dùng làm thuốc chữa ho, long đờm, tiêu thũng, giảm đau….
Một số bài thuốc có cây Cải bẹ như
Chữa ho hen, đờm suyễn ở người già: Hạtcải bẹ xanh, hạt củ cải, hạt tía tô, mỗi vị cân lấy khoảng 8 – 12g/ngày, sắc uống hay tán bột uống mỗi lần 4-5gel, ngày uống 2-3 lần.
Viêm khí quản: Hạt cải bẹ xanh (cho đi sao), hạt cải củ (cho đi sao) 10g, thêm vào khoảng 600ml, bắc bếp sắc còn 300ml, chia làm ba lần uống trong ngày.
Chữa ho hen, đờm suyễn ở người già: Hạt Cải xanh, hạt Củ cải, hạt Tía tô, mỗi vị khoảng 8-12g, cho vào sắc lấy nước uống hoặc có thể tán thành bột mịn, khi dùng thì pha với chút nước nóng rồi uống khi còn ấm, mỗi lần 4 – 5g, ngày uống 2-3 lần.
Viêm khí quản: Hạt Cải xanh (cho vào sao) 6g + hạt Cải củ (cho vào sao), hạt Cải bẹ (cho vào sao) mỗi vị cân lấy 10g, thêm vào 600ml nước, sắc đến khi còn 300ml, chia làm ba lần uống trong ngày.
Đơn độc sưng tấy: Hạt Cải xanh tán nhỏ, sau đó thêm một lượng giấm vừa đủ, trộn đều, làm thành cao dán, đắp ngoài.
Chữa lao hạch: Hạt cải canh nghiền thành bột + hành đã giã nát, lấy với lượng bằng nhau, đem 2 dược liệu trộn đều rồi đắp tại chỗ, mỗi ngày thay một lần.
Chữa dạ dày lạnh đau, nôn ra thức ân: Hạt cải canh 3,5g đem đi tán thành bột, uống với rượu hâm nóng. Ngày dùng 2 lần.
Chữa đau khớp: Hạt cải canh nghiền thành bột, cho vào một chút bột mì trộn đều, đắp vào chỗ đau đến khi có cảm giác tê là thì bỏ đi.
Thanh nhiệt, giải độc: Vào ngày hè có thể luộc rau cải ăn hàng ngày, hoặc nấu các món ăn có chứa thực phẩm là rau cải sẽ giúp thanh nhiệt, giải độc.
Trồng cải xanh tại nhà cực dễ
Cải bẹ xanh cho năng suất cao nhất vào vụ đông xuân. Nếu gieo hạt với diện tích nhỏ, tận dụng không gian như ban công, sân thượng thì có thể trồng quanh năm.
Để gieo trồng hiệu quả thì đất phải tơi xốp, thoáng khí, dễ thoát nước. Đất cần được dọn sạch cỏ dại, bón lót vôi rồi phơi ải ít nhất từ 7-10 ngày trước khi gieo hạt để diệt mầm bệnh. Bạn có thể trộn thêm phân trùn quế, phân gà và mùn hữu cơ vào đất trước khi trồng để tăng dinh dưỡng cho cây. Để đất có độ tơi xốp, thoáng khí, thoát nước tốt thì bạn nên trộn thêm mùn dừa và trấu hun.
Các bước gieo hạt giống cải bẹ xanh
Ngâm hạt giống cải bẹ xanh trong nước ấm 2 sôi 3 lạnh (khoảng 40 độ C) trong 2-5h rồi ủ qua đêm để hạt giống nảy mầm nhanh hơn, hạt khỏe. Sau ngâm có thể gieo hạt trực tiếp hoặc làm bầu ươm cây con rồi mới cấy vào đất.
Rắc đều hạt giống lên bề mặt đất, có thể gieo cách nhau 20cm, phủ lớp đất mỏng che kín hạt, tưới nước làm ẩm.
Hàng ngày tưới giữ ẩm, sau 3 – 5 ngày hạt giống cải bẹ xanh sẽ nảy mầm. Che phủ cây trong vòng 5 ngày sau khi gieo hạt để cây không bị cháy nắng.
Các bước chăm sóc cải bẹ xanh mỡ
Cải bẹ xanh cần được tưới nước 1-2 lần/ngày để cây phát triển tốt, nên tưới trực tiếp vào gốc cho đến khi cây bén rễ hồi xanh. Sau đó, chỉ cần tưới nước khi thấy đất thiếu ẩm. Mỗi ngày tưới cho 1 thùng xốp khoảng 300 – 500 ml/lần.
Lúc cây mới ra lá nên bón lót cho cây, dùng phân NPK, phân sinh học, phân chuồng tự nhiên. Cây trưởng thành thì bón thúc bằng urê hoặc kali. Trong suốt quá trình sinh trưởng của cây cần bón thúc 5 – 7 lần tuỳ tốc độ sinh trưởng của cây, màu sắc của thân lá mà tăng hay giảm lượng phân bón cho phù hợp.
Cần thường xuyên nhặt cỏ dại và dùng các chế phẩm sinh học tưới cây để phòng trừ sâu bệnh cho cây, đảm bảo cây phát triển tốt.
Sau 30-45 ngày gieo trồng có thể thu hoạch rau ăn, dùng dao sắc cắt tận gốc. Bạn có thể tỉa lá ăn dần hoặc thu cả cây. Khi thu hoạch xong, cần nhặt hết gốc rễ, để 1 ngày phơi đất, bổ sung thêm lượng đất mới (có trộn phân hữu cơ) rồi tiếp tục trồng đợt sau để đảm bảo tiêu diệt các nguồn bệnh trong đất.
Rau cải bẹ xanh cũng như các loại rau cải khác như cải ngọt, cải bẹ dưa, cải shiro ngọt, cải thìa… đều có chứa hàm lượng chất xơ cao, nhiều vitamin, thích hợp là món rau ăn hàng ngày cho sức khỏe toàn diện, đặc biệt là những người có bệnh tiểu đường, mỡ máu, tim mạch thì việc bổ sung một lượng chất xơ cân đối giúp hệ tiêu hoá khoẻ mạnh, giúp phòng ngừa bệnh tật.