![]() |
Cúc tần |
Cúc tần
Cúc tần hay còn gọi là tần canh chua hay cây đài bi. Đây là loại cây mọc hoang dại và thường được trồng làm hàng rào nhưng lại có tác dụng trong việc chữa cảm cúm, nhức đầu.
Cây cúc tần có thể dùng làm nguyên liệu cho nồi xông giải cảm. Cho lá cúc tần cùng với lá sả và lá chanh sắc lên uống hoặc xông hơi sẽ có tác dụng giải cảm.
Cây bạc hà
Bạc hà có vị cay nhẹ, mát, thơm và là một trong nhiều vị thuốc nam chữa cảm cúm rất hiệu quả. Nếu bạn bị cảm cúm kèm theo sốt nóng nhức đầu sổ mũi thì có thể áp dụng bài thuốc với bạc hà gồm các nguyên liệu khác như hoa cúc, kinh giới, kim ngân, khoảng 10-15g mỗi loại, sắc lên rồi chia thành 2 lần uống trước khi ăn và nên thực hiện trong 3 ngày liên tiếp.
![]() |
Kinh giới
Kinh giới là loại lá gia vị quen thuộc và cũng là thành phần trong nhiều bài thuốc nam. Kinh giới có vị the mát giống như vị bạc hà, là cây thuốc nam chữa cảm cúm, đau nhức các đầu xương rất hiệu qủa.
Lá kinh giới có thể được giã với gừng tươi, vắt lấy nước uống đều đặn 2 lần 1 ngày trong 3 ngày sẽ có tác dụng giải cảm.
Tía tô
Tía tô cũng là một loại thuốc trị cảm cúm rất tốt khi kết hợp với hành tươi. Rửa sạch nguyên liệu, thái nhỏ rồi cho vào bát cháo nóng và ăn ngay. Cháo nóng có chứa tía tô và hành tươi sẽ làm toát mồ hôi và giảm cảm cúm hiệu quả.
![]() |
Tỏi
Trong các cách trị cảm cúm bằng phương pháp dân gian, tỏi có chứa thành phần kháng khuẩn, giảm đau, chống viêm, tiêu sưng… Nếu dùng tỏi đã giã nát lấy nước cốt uống và sử dụng tỏi nút mũi để tránh lây cúm sang người xung quanh.
Hành
Đây là nguyên liệu có tác dụng hiệu quả trong chữa cảm cúm, nhức đầu, sổ mũi. Thái nhỏ hành cho vào cháo nóng sẽ toát mồ hôi và nhanh chóng khỏi cúm.
Hoặc có thể kết hợp hành củ cùng húng tươi, chè búp khô, tía tô sắc nước uống 2 lần/ngày trong 2 ngày liên tiếp.
![]() |
Cỏ mần trầu
Đây là loại cỏ dại mọc ở rất nhiều nơi ở nước ta. Cỏ mần trầu có nhiều tác dụng đối với phụ nữ mang thai, trẻ nhỏ và cũng có tác dụng trong việc chữa cảm cúm.
Để thực hiện bài thuốc chữa cảm cúm từ cỏ mần trầu, bạn cần cỏ mần trầu khô, Cam thảo, Kim ngân và đem các nguyên liệu sắc thành thuốc uống 1 lần sẽ giúp bệnh cảm cúm.
Cam thảo đất
Cam thảo đất có tác dụng chữa cảm cúm nhẹ như sợ gió, mồ hôi, nặng đầu hay ho. Cần chuẩn bị lá bạc hà, lá tre, kim ngân và cam thào đất. Đem các nguyên liệu này sắc lên rồi chờ nguội rồi uống. Thực hiện 2-3 ngày để có thể khỏi hẳn cúm.
Gừng
Dùng gừng tươi bài thuốc trị cảm cúm, sốt cao, đau toàn thân, không ra mồ hôi, mặt mũi đỏ. Cần chuẩn bị gừng tươi thái lát, hạt rau mùi, hành củ đập dập cả rễ và đem sắc thảnh thuốc dùng để uống.
![]() |
Ngải cứu
Ngải cứu cũng được biết đến là vị thuốc nam trị cảm cúm nhức đầu hiệu quả. Ngải cứu khô lại có công dụng tuyệt vời trong điều trị sốt cao, ngạt mũi khó thở, người mệt mỏi, sốt rét. Có thể lấy ngải khô đem sắc nước uống 2 lần/ ngày và uống liền trong 3 ngày.
Bưởi
Vỏ bưởi chứa tinh dầu có vị cay, đắng, ngọt, tính ấm, có tác dụng trị ho, giải cảm rất tốt. Hay lá bưởi có thể kết hợp cùng các loại lá xông trị cảm, đau đầu.
Bạn dùng 1 nắm lá bưởi tươi rửa sạch, kết hợp cùng lá chanh, lá sả, hương nhu, đem các nguyên liệu đun lấy nước để xông.
![]() |
Mùi tàu
Mùi tàu là loại lá gia vị có mùi thơm, giúp tiêu hoá tốt và thường được sử dụng làm gia vị giúp ngon miệng, tiêu hóa tốt. Rau mùi tàu chứa nhiều protid, glucid, cellulose, calcium, phosphor, sắt, vitamin B1 và vitamin C. Theo y học cổ truyền, mùi tàu có vị cay hơi đắng, thơm, tính ấm, có tác dụng sơ phong thanh nhiệt, kiện tỳ, hành khí tiêu thũng, giảm đau. Mùi tàu có thể dùng để ăn hoặc xông hơi giải cảm rất tốt.
Cây sả
Theo Đông y, cây sả vị cay, tính ấm vào 2 kinh phế và vị. Khi kết hợp với một số nguyên liệu khác sẽ giúp giải cảm hàn, cúm như kết hợp với tía tô, lá bưởi để xông hay giải cảm, chữa ho do lạnh thì kết hợp với gừng và mật ong.
Xông hơi
Đây là phương pháp rất hiệu quả trong việc điều trị cảm lạnh, sốt. Tác dụng hơi nước ấm làm giãn mạch ngoại biên nên sẽ giúp kích thích tuyến mồ hôi hoạt động, đào thải các chất độc trong cơ thể ra ngoài. Hoặc cũng có thể chữa cảm cúm bằng thuốc nam từ sự kết hợp lá chanh, sả, hương nhu, bưởi, tía tô, kinh giới, hoắc hương, quế, gừng, bạc hà, húng chanh, tre, dâu… Mỗi lần dùng 5-10 loại lá, lượng khoảng 600-1000g, đun sôi các nguyên liệu rồi đặt nồi nước vào nơi kín gió và trùm kín chăn để xông trong khoảng 10-20 phút. Khi thấy mồ hôi toát ra khắp người thì dừng xông và lau khô mồ hôi bằng khăn sạch.
![]() |
Chanh, mật ong
Chanh chứa hàm lượng cao vitamin C giúp tăng sức đề kháng, mật ong có tính kháng khuẩn mạnh. Khi kết hợp hai nguyên liệu này sẽ mang lại món đồ uống có tác dụng đánh bay cơn cảm cúm nhanh chóng, đồng thời giúp hồi phục thể lực. Pha nước cốt chanh với nước ấm rồi thêm một muỗng mật ong vào khuấy đều uống luôn sẽ phát huy tốt nhất hiệu quả.