Trứng vịt lộn rất tốt nhưng lại là “đại kỵ” với một số người. |
Trứng vịt lộn là trứng vịt được ấp trong thời gian từ 12 đến 20 ngày. Món ăn này khiến nhiều người phương Tây sợ hãi nhưng lại được yêu thích ở một số nước châu Á như Việt Nam, Philippines.
Có nhiều cách chế biến khác nhau nhưng người dân thường ăn trứng luộc trong 20-30 phút, cho gia vị, ăn kèm với gừng, rau răm, dưa góp. Nước tiết ra từ trứng cũng khá thơm ngon.
Trong Đông y, trứng vịt lộn có tính hàn, có tác dụng tu âm, dưỡng huyết, ích trí và có thể chữa được nhiều bệnh như: suy nhược, yếu sinh lý, đau đầu chóng mặt…
Trong trứng vịt lộn chứa 13,6g protein, 12,4g lipit, 82mg canxi, 212mg phốt pho, 600mg cholesterol, 182 kcal... Ngoài ra, mỗi quả trứng vịt lộn còn chứa rất nhiều vitamin A, chất sắt, gluxit, vitamin C…
Nếu ăn trứng lộn đúng cách sẽ bổ như nhân sâm, còn nhưng nếu dùng sai thì tác hại cũng không kém. Dưới đây sẽ là một số nhóm người không nên ăn trứng vịt lộn:
Người mắc bệnh gút
Trứng vịt lộn chứa rất nhiều protein, ăn càng ăn nhiều trứng vịt lộn sẽ càng làm tăng lượng protein trong máu, khiến tình trạng bệnh của người bệnh gút trầm trọng hơn.
Người bệnh thận
Ăn trứng vịt lộn sẽ làm cho lượng urê trong cơ thể tăng cao, gây tổn thương thận, thậm chí nhiễm độc đường tiết niệu.
Bệnh nhân bị bệnh gan
Trứng vịt lộn chứa quá nhiều đạm khiến cho gan bị hoạt động quá mức, dẫn đến suy gan nhanh chóng. Ngoài ra, còn khiến người bệnh gan bị đầy hơi, khó tiêu, chướng bụg,...
Người bị sốt
Việc tẩm bổ bằng trứng vịt lộn trong lúc ốm sẽ khiến cho cơ thể nhanh hồi phục hơn là một quan niệm sai lầm.
Ăn trứng vịt lộn sẽ hấp thụ Protein, lượng Protein này khi đi vào cơ thể sẽ phân hủy, sinh ra lượng nhiệt cao hơn 30% so với bình thường, khiến bệnh tình thêm trầm trọng.
Người bị cao huyết áp
Cơ thể sẽ thu nạp một lượng lớn chất đạm và cholesterol sau khi ăn trứng vịt lộn, 2 chất sẽ gây nên tình trạng cao huyết áp. Chính vì thế, người bị cao huyết áp tuyệt đối không được ăn.
Người vừa sinh con
Sản phụ vừa sinh con không nên ăn trứng vịt lộn là vì chúng chứa nhiều protein và chất béo, có thể gây khó tiêu, đầy bụng.
Sản phụ là chỉ nên ăn trứng sau khi sinh từ 1 - 2 ngày và không nên ăn quá 2 trứng mỗi ngày.
Trẻ nhỏ
Hệ tiêu hóa của trẻ nhỏ vẫn chưa thể phát triển hoàn toàn, nếu ba mẹ cho bé ăn quá sớm hoặc ăn quá nhiều trứng vịt lộn sẽ dẫn đến trướng bụng, rối loạn tiêu hóa. Bé từ 5 tuổi trở lên mỗi tuần chỉ nên ăn 2 lần và mỗi lần chỉ 1/2 quả.
Vì sao nên ăn trứng vịt lộn cùng rau răm?
Theo Đông y, trứng vịt lộn là món ăn có tính hàn, việc ăn cùng các loại rau, gia vị như răm, gừng là cách kết hợp đem lại sự cân bằng cho cơ thể. Rau răm và gừng có vị cay nồng, tính ấm, khi ăn cùng với trứng vịt lộn sẽ có tác dụng chống lạnh bụng và đầy hơi.
Lưu ý, người mang thai ăn trứng vịt lộn sẽ giúp cơ thể phần nào tránh được suy nhược, thiếu máu, chóng mặt; nên ăn 2 quả/tuần. Tuy nhiên, bà bầu tuyệt đối tránh ăn cùng rau răm.
Nên ăn trứng vịt lộn vào thời điểm nào?
Các chuyên gia dinh dưỡng khuyên nên ăn trứng vịt lộn vào buổi sáng. Người lớn khỏe mạnh chỉ nên ăn 2 quả trứng vịt lộn mỗi tuần.
Không nên ăn trứng vịt lộn vào buổi tối để tránh khó tiêu vì khi cơ thể đã mệt mỏi, cần nghỉ ngơi, chất đạm và cholesterol cao trong trứng sẽ khiến cơ thể khó hấp thụ và tiêu hoá, gây khó chịu cho dạ dày. Những người bụng dạ kém ăn món này và buổi tối có thể gặp tình trạng khó chịu, đầy hơi.