Người xưa vẫn thường ví "Một nắm đậu đen tốt như thang thuốc bổ" là bởi loại hạt quen thuộc, giá bán chỉ vài chục ngàn 1kg này có thể trị rất nhiều bệnh.
Đậu đen là họ nhà đậu chứa hàm lượng protein lên đến 49,8%, đứng đầu trong các loại hạt, thậm chí lượng protein trong đậu đen còn cao gấp đôi thịt bò, gấp 3 so với trứng, và gấp 16 lần so với sữa.
Các chất như axít nicotinic, vitamin B1, vitamin B2, carotene và nguyên tố vi lượng đồng, coban, sắt trong đậu đen cũng rất cao.
Đậu đen còn chứa 18 loại axit amin, bao gồm 8 loại axit amin cần thiết cho cơ thể, hàm lượng axit béo không no chiếm đến 80%, tỷ lệ hấp thụ của cơ thể có thể lên đến 95%.
Đậu đen không có cholesterol, chỉ chứa sterol thực vật và steroid vì thế ăn đậu đen thường xuyên có thể giúp loại trừ mơ thừa trong cơ thể, hạ cholesterol máu hiệu quả.
Trong Đông y, đậu đen không có độc tính, tính ấm, vị ngọt, có tác dụng bổ thận thủy, bổ can, thanh nhiệt giải độc, lợi niệu, bổ huyết giải phong nhiệt.
Đặc biệt, nước đậu đen có tác dụng điều trị hiệu quả đối với thận yếu, mặt sưng phù, phong thấp tê liệt, thấp khớp hoặc các bệnh lở loét.
Theo lương y đa khoa Bùi Đắc Sáng (Viện hàn lâm KH&CN Việt Nam, Hội Đông y Hà Nội), đậu đen được coi là một vị thuốc quý trong Đông y, có vị ngọt và tính mát. Đậu đen có thể được sử dụng để chữa nhiều bệnh như gan hư, mụn nhọt, bổ thận âm, bổ gan, thanh nhiệt, giải độc và lợi tiểu.
Muốn tận dụng triệt để công dụng của đậu đen bạn có thể tham khảo một số cách chế biến sau:
Canh đậu đen với lê: Nguyên liệu: 30g đậu đen xanh lòng, 1-2 quả lê tươi. Cách làm: Lê gọt vỏ bỏ hạt, đậu đen vo sạch, cho cả hai nguyên liệu vào nồi đổ ngập nước đun to lửa cho sôi rồi dùng lửa nhỏ ninh mềm. Ngày dùng hai lần có thể giúp bổ phổi, thận tránh bạc tóc, mướt da, giảm béo
Đậu đen chua cay: Nguyên liệu: 500g đậu đen, 100g dấm, 8 g đường nâu, 20g bột năng, bột ớt, muối theo khẩu vị. Cách làm: Đậu đen vo sạch ngâm qua đêm, vo lại lần nữa rồi cho vào nồi hầm cách thủy cho thật mềm. Tiếp đến cho giấm, đường, bột năng vào đảo đều trên lửa nhỏ cho thành hỗn hợp nước sốt sánh mịn. Cuối cùng cho đậu đen đã hấp chín cùng muối, ớt bột vào đảo đều là được. Món ăn này vừa ngon vừa giúp kích thích tiêu hóa, tốt cho dạ dày, bổ thận, chống lão hóa rất tốt.
Cháo đậu đen: Nguyên liệu: 100g đậu đen, 100 g gạo tẻ, 30g kê huyết đằng, đường nâu vừa khẩu vị. Cách làm: Đậu đen rửa sạch, cho vào nồi châm ngập nước đun nhỏ lửa. Kê huyết đằng cho nước đun khoảng 40 phút chắt lấy nước cốt rồi cho vào nồi đỗ đen đun cùng. Sau khi đỗ đen chín được 8-9 phần tiếp tục cho thêm gạo vào, chế thêm nước lạnh nấu cho chín mềm thành cháo là được. Khi ăn cho thêm đường nâu theo khẩu vị từng người. Món cháo này vừa tốt cho tiêu hóa, vừa bổ thận, hoạt huyết, thông kinh mạch, giảm đâu hiệu quả, thích hợp với những người bị thuyên tắc mạch máu.
Những điều cần tránh khi sử dụng đậu đen
Dù đậu đen là loại thực phẩm tuyệt vời dành cho sức khỏe và làm đẹp nhưng lương y Bùi Đắc Sáng khuyến cáo loại thực phẩm này cần phải được sử dụng phù hợp liều lượng và từng đối tượng. Trước khi sử dụng đậu đen, mọi người cần nhớ một số điều sau để đảm bảo sức khỏe.
Không nên dùng đậu đen nếu cơ thể hàn lạnh
Lương y Bùi Đắc Sáng cho rằng, những người mệt mỏi, tứ chi lạnh, đi ngoài phân lỏng hay tiêu chảy thì không nên dùng đỗ đen vì sẽ làm trầm trọng thêm các dấu hiệu không tốt nêu trên, tệ hơn là có thể gây ra các loại bệnh khác.
Tránh dùng đậu đen nếu đang trong thời kỳ uống thuốc chữa bệnh
Vì đậu đen có tác dụng giải độc nên những người đang trong quá trình sử dụng thuốc thì nên tránh vì đậu đen có thể phản ứng với các thành phần của thuốc làm giảm tác dụng của thuốc chữa bệnh.
Người già, trẻ nhỏ có thể trạng yếu cần tránh sử dụng đậu đen
Trong đỗ đen có hàm lượng protein cao (cao hơn cả thịt gà), trong quá trình tiêu hóa các phân tử protein buộc phải chuyển hóa thành peptide dưới tác động của enzym và axit amin thì cơ thể chúng ta mới có thể hấp thụ được. Người già, trẻ em hay người có thể trạng yếu, hệ tiêu hóa không khỏe sẽ khó tiêu thụ lượng protein cao trong đậu đen, nếu dùng đậu đen có thể gây ra vấn đề về tiêu hóa, đầy bụng, đau bụng.
Người bệnh thận không nên ăn đậu đen
Theo lương y Sáng, những bệnh nhân mắc bệnh thận không nên ăn đậu đen vì có thể làm cho bệnh tình thêm trầm trọng hơn.
Tránh sử dụng quá nhiều đậu đen trong 1 lúc
Vị lương y cho rằng dù nước đậu đen khá lành tính nhưng lại có hại khi chúng ta lạm dụng, đặc biệt là uống thay nước. Như vậy sẽ làm ảnh hưởng tới khả năng hấp thu của các chất trong cơ thể.
Lương y Sáng khẳng định rằng: "Không thể dùng loại nước này để thay thế cho nước uống hàng ngày bởi sẽ làm ảnh hưởng tới khả năng hấp thu của các chất trong cơ thể. Đặc biệt đối với trẻ nhỏ trong những ngày nắng nóng mẹ dùng nước đậu đen cho con uống thay nước có thể khiến cho trẻ không hấp thu được dinh dưỡng dẫn tới thấp còi, suy dinh dưỡng."
Sức khỏe: Những 'đại kỵ' khi uống nước đậu đen giải nhiệt ngày nóng |
Một số công dụng tuyệt vời của đậu đen |
Nước đậu đen có tác dụng gì mà dân văn phòng ai cũng có 1 chai |