Dấu hiệu cảnh báo nguy cơ tim mạch khi tập thể dục Rau sam tốt cho tim mạch Rau tiến vua giúp hỗ trợ tim mạch, tăng cường trí nhớ |
Thực phẩm làm gia tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch
Bệnh tim mạch gây hẹp, xơ cứng và tắc nghẽn mạch máu, làm gián đoạn hoặc không cung cấp đủ oxy đến não và các bộ phận khác trong cơ thể. Từ đó khiến các cơ quan bị ngừng trệ hoạt động, phá hủy từng bộ phận dẫn đến tử vong.
Bệnh tim mạch do nhiều nguyên nhân gây ra, đặc biệt là liên quan đến các thói quen sinh hoạt hàng ngày (như hút thuốc lá; chế độ ăn uống nhiều muối, chất béo và cholesterol; ít vận động), thừa cân, béo phì, tăng cholesterol máu gây hình thành các mảng xơ vữa động mạch, tăng huyết áp…
Trong đó, chế độ ăn uống không lành mạnh là một trong những nguyên nhân gia tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch. Dưới đây là một số nguyên nhân liên quan đến việc ăn uống sai cách.
Thức ăn nhanh
Thức ăn nhanh chứa nhiều đường, muối và chất béo bão hòa, cũng như nhiều chất bảo quản và thành phần đã qua chế biến. Đây là những chất không tốt cho sức khỏe, làm tăng nguy cơ mắc bệnh béo phì, tim mạch, đái tháo đường type 2, tăng nguy cơ tử vong. Gà rán, khoai tây chiên ngập dầu… đều là những thức ăn nhanh phổ biến, có lượng lớn calo và ít chất dinh dưỡng, tất cả đều không tốt cho sức khỏe tim mạch.
Thịt chế biến sẵn
Nhiều bác sĩ tim mạch khuyến cáo người có bệnh tim nên tránh xa các loại thịt chế biến như xúc xích, thịt xông khói... Các loại thịt này không chỉ chứa nhiều calo, muối mà còn cả các loại chất béo không lành mạnh như chất béo bão hòa, chất béo chuyển hóa.
Người có bệnh tim không chỉ nên tránh các loại xúc xích đóng gói mà còn cả các loại bánh, món ăn có thành phần là thịt chế biến. Ngoài ra, xúc xích còn được chế biến bằng cách chiên lên. Lúc này, hàm lượng dầu mỡ trong xúc xích đã tăng lên. Ăn nhiều có thể khiến ngay cả người khỏe mạnh cũng phải đối diện nguy cơ mắc vấn đề tim mạch.
Tiêu thụ đường và thực phẩm chứa đường cao
Ăn nhiều thực phẩm giàu cholesterol là nguyên nhân gây bệnh tim mạch |
Tiêu thụ đường và thực phẩm chứa đường cao quá mức gây tăng cân, béo phì và tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch và bệnh lý tiểu đường tuýp 2.
Món thứ ba mà chuyên gia tim mạch khuyến cáo người bệnh nên tránh xa không phải là đồ ăn mà là đồ uống. Khi đã có bệnh tim thì mọi người cần hạn chế các loại đồ uống có đường như nước ngọt có gas hay nước tăng lực.
Vì uống thường xuyên các loại đồ uống này sẽ làm tăng nguy cơ mắc tiểu đường và các loại bệnh chuyển hóa khác. Tất cả đều làm tăng nguy cơ bệnh tim, theo Medical News Today.
Rượu, bia
1g rượu (ethanol) cung cấp 7kcal, nhưng không cung cấp bất kỳ chất dinh dưỡng nào. Quá trình chuyển hóa rượu để sinh năng lượng cần các enzym xúc tác có nguồn gốc từ các vitamin nhóm B. Vì vậy, với một lượng rượu lớn, cơ chế chuyển hóa ethanol thành năng lượng sẽ bị hạn chế, các chất chuyển hóa của rượu có khuynh hướng tổng hợp thành chất béo.
Do đó, uống nhiều rượu, bia có thể dẫn đến tăng huyết áp, rối loạn lipid máu, tổn thương tế bào gan, tế bào thần kinh, bệnh tim mạch, đột quỵ. Nên sử dụng rượu, bia vừa phải, trong ngưỡng khuyến cáo: Nam không quá 2 đơn vị cồn/ ngày, nữ không quá 1 đơn vị cồn/ ngày (1 đơn vị cồn = 1 chén rượu mạnh 30ml 40% = 330ml bia hơi = 3/4 lon/chai bia 5% = 1ly rượu vang 100ml 13,5%).
Người bị bệnh tim mạch nên ăn gì?
Sử dụng nhiều loại thực phẩm giàu chất xơ giúp kiểm soát bệnh lý về tim mạch |
Nếu đang mắc các bệnh lý về tim mạch, bạn hãy sử dụng nhiều loại thực phẩm giàu chất xơ trong chế độ ăn hàng ngày để đảm bảo lượng chất xơ. Dưới đây là một số thực phẩm giàu hàm lượng chất xơ:
Rau xanh: Các loại rau xanh như rau cải, bông cải xanh, bắp cải, rau chân vịt, bí đao, rau muống, cải thìa, cải xoong, rau bina, rau diếp cá, và cải ngọt đều giàu chất xơ. Nên thêm các loại rau này vào các bữa ăn hàng ngày.
Hoa quả: Một số loại hoa quả phổ biến, giàu chất xơ như táo, lê, chuối, cam, lựu, dứa, nho, kiwi, dâu tây, mâm xôi và các loại quả họ berry.
Lúa mì nguyên hạt: Lúa mì nguyên hạt, bao gồm lúa mì, lúa mạch, gạo lứt, ngũ cốc nguyên hạt, yến mạch, và lúa mạch lên men, là những nguồn chất xơ tốt.
Hạt và quả giàu chất xơ: Hạt chia, hạt lanh, hạt óc chó, hạt bí, hạt hướng dương và hạt cây cỏ là các nguồn chất xơ phong phú.
Đậu và quả hạch: Đậu như đậu nành, đậu đen, đậu xanh và đậu hà lan là nguồn chất xơ cao. Các quả hạch như đậu phộng và hạnh nhân cũng cung cấp chất xơ.
Các loại ngũ cốc nguyên hạt: Bắp, kê, lúa mạch, yến mạch, gạo lứt và mì nguyên cám đều chứa nhiều chất xơ.
Đảm bảo bổ sung các thực phẩm giàu chất xơ này vào chế độ ăn hàng ngày của mình uống đủ lượng nước để chất xơ có thể hoạt động hiệu quả trong cơ thể.
Nấm hương giúp xương chắc khỏe, tốt cho tim mạch |
Những dấu hiệu sớm cảnh báo nhồi máu cơ tim |
Tại sao ăn thịt cá thu giúp phòng chống một số bệnh về tim mạch? |