Xe sang, sâm Ngọc Linh gây sốt thị trường tuần qua Sâm Ngọc Linh Sơn La – Tấm chân tình của người con vùng đất Mai Sơn Kon Tum: Đầu tư hệ thống kiểm định sâm Ngọc Linh |
Sâm Ngọc Linh. |
Sâm Ngọc Linh nằm trong top những loại sâm tốt nhất thế giới, với giá trị kinh tế rất cao, được coi là quốc bảo của Việt Nam. Các loại sâm này được trồng chủ lực ở Quảng Nam, Kon Tum, Lai Châu. Trong đó, Sâm Lai Châu cũng lên đến hơn 120.000.000 đồng/kg, sâm Ngọc Linh chính gốc loại 1 cũng có giá lên đến hơn 300.000.000 đồng/kg.
Tuy nhiên, thời gian qua, trên thị trường trôi nổi nhiều sâm Ngọc Linh, sâm Lai Châu với giá rẻ giật mình, chỉ vài triệu đồng 1kg. Cây giống sâm cũng có giá siêu rẻ.
Ông Nguyễn Đức Lê - Phó cục trưởng Cục Nghiệp vụ, Tổng cục Quản lý thị trường chia sẻ - quy trình trồng sâm ở Trung Quốc rất ngắn, thường sử dụng chất kích thích, hóa chất nên chỉ 2-3 năm đã cho thu hoạch.
Khi kiểm nghiệm sâm Trung Quốc phát hiện dư lượng thuốc bảo vệ thực vật (BVTV) gấp nhiều lần cho phép. Trong đó có cả hoạt chất BVTV đã cấm ở Việt Nam.
Ông Lê cho biết, từ năm 2018, lực lượng quản lý thị trường đã tiến hành nắm bắt, giám sát các địa bàn trong nội địa về hành vi buôn lậu, kinh doanh hàng giả, hàng kém chất lượng, không rõ nguồn gốc xuất xứ đối với dược liệu, trong đó có cây sâm. Trong 8 tháng đầu năm nay đã kiểm tra phát hiện hơn 4.400 vụ việc và xử lý 2.400 vụ.
"Chúng tôi không chỉ phát hiện nhiều cửa hàng bán sâm củ, mà còn phát hiện thêm nhiều sản phẩm bánh, kẹo, mỹ phẩm, dược phẩm mạo danh nguồn gốc sâm Ngọc Linh, sâm Lai Châu", ông Lê nói.
Hiện nay, trên thị trường xuất hiện ngày càng nhiều giao dịch buôn bán quốc bảo này với mức giá rẻ bất ngờ. Thật khó tin, khi giá sâm Ngọc Linh chính gốc lên đến hàng trăm triệu đồng/kg, còn trên thị trường trôi nổi, chỉ vài triệu đồng đến hơn chục triệu đồng/kg.
Sâm Ngọc Linh |
Ngoài ra, 1 cây giống sâm Ngọc Linh có giá 300.000 đồng nhưng trên mạng chỉ bán 100.000 đồng. Đặc biệt, loại cây sâm giống từ Trung Quốc tràn sang giá chỉ 20.000-25.000 đồng/cây.
Theo ông Ngụy Đình Phúc - Đội trưởng Đội Quản lý thị trường số 2 (Cục QLTT tỉnh Kon Tum), trên mạng xã hội bày bán tràn lan từ cây giống, hạt giống đến củ sâm. Thậm chí, các đầu mối rao bán sâm Ngọc Linh và Lai Châu giả mạo còn sử dụng hình ảnh lãnh đạo Trung ương, lãnh đạo tỉnh, hình ảnh người nông dân trồng sâm... để bán hàng.
Những đối tượng buôn lậu sâm liên hệ với các chủ buôn Trung Quốc, thống nhất về mặt giá cả, vận chuyển, bỏ sâm Trung Quốc vào thùng xốp rồi thả trôi sông ở khu vực biên giới. Đối tượng bên Việt Nam sẽ đón nhận hàng.
Theo Ông Nguyễn Trọng Lịch - Phó Giám đốc Sở NN&PTNT tỉnh Lai Châu, có thể dựa vào các chất trong sâm để phân biệt chính xác hơn. Tuy nhiên, nếu cần phân biệt nhanh để xử lý vi phạm thì phải có phương án khác, như xây dựng hệ thống dữ liệu lớn, sử dụng máy quét, phân biệt qua hình thái để nhanh chóng có kết quả.
Phương pháp phân biệt Sâm Ngọc Linh thật và giả
Tam thất rừng |
Trên thị trường Tam thất có hình dạng tương tự như sâm Ngọc Linh nên cũng thường bị lạm dụng để làm giả. Củ tam thất hoang có hình dáng ngoài cũng khá mảnh, có các đốt, mắt rất giống với Sâm Ngọc Linh, tuy nhiên tam thất có hương nồng hơn, có vị đắng và hơi ngứa ở đầu lưỡi chứ không thơm, ngọt thanh ở hậu như Sâm Ngọc Linh.
Sâm Ngọc Linh thật có mùi thơm nồng, dễ dàng nhận ra khi ngửi bằng mũi. Khi nếm thử, sẽ thấy có vị đắng, nhưng hơi pha ngọt nhẹ, thanh mát, giòn và không có xơ.
Ngược lại, sâm giả thì không có mùi thơm đặc trưng, khi nhai thấy cứng, có nhiều xơ và dai, vị ngái, có vị đắng ngắt chứ không thanh mát, không có vị ngọt như sâm Ngọc Linh thật.
Củ sâm thật thường có những mắt cây so le nhau. Vỏ Sâm Ngọc Linh thật rất mỏng và nhẵn, không xù xì. Khi rửa sạch củ có màu vàng nâu hoặc màu xanh xám. Trong khi vỏ sâm giả thì các mắt dày, chạm vào thấy vỏ sần sùi, các mắt hình tròn, lõm, mắt mọc thẳng hàng.
Cấu tạo rễ của sâm Ngọc Linh là rễ chùm phân bổ dọc theo thân, rễ chính và rễ phụ bám và phát triển từ các đốt. Trong khi các loại sâm khác có thân trơn và rất ít sợi rễ.
Sâm Ngọc Linh thật cầm rất chắc tay, củ tuy bé nhưng rất nặng. Trong khi đó, sâm Ngọc Linh giả cầm có cảm giác rỗng bên trong, củ nhìn to nhưng có trọng lượng rất nhẹ.
Sâm Ngọc Linh hiện nay cũng có thể phân biệt bằng máy móc khi tỉnh Kon Tum mới đầu tư thiết bị để phân tích, kiểm định sâm Ngọc Linh thật – giả.
Hệ thống kiểm định sâm Ngọc Linh, gồm hệ thống thiết bị kiểm định thành phần hoạt chất sinh học saponin sâm Ngọc Linh (với 11 thiết bị) và hệ thống thiết bị phục vụ tách chiết, nhân bản, kiểm tra ADN (có 25 thiết bị).
Vườn sâm Ngọc Linh tiền tỷ của nhà nông trẻ gốc Kon Tum |
Cây sâm Ngọc Linh đạt kỷ lục với giá bán 868 triệu đồng có gì đặc biệt? |
Kon Tum: Đầu tư hệ thống kiểm định sâm Ngọc Linh |