Những điều bạn cần biết trước khi làm răng sứ 7 loại thực phẩm tốt cho sức khỏe, nhưng lại ảnh hưởng không tốt cho răng Chế độ ăn lý tưởng cho người đang niềng răng |
Nguyên nhân gây nhức răng rất đa dạng, bao gồm sâu răng, viêm nướu, và nhiều vấn đề khác liên quan đến răng miệng.
Các triệu chứng thường gặp của bệnh nướu răng là đau nhức khi cắn, răng nhạy cảm, nhức răng nhẹ khi ăn đồ ngọt, nướu sưng đỏ, hôi miệng và một số triệu chứng khác, theo chuyên trang sức khỏe Healthline (Mỹ).
Các biện pháp tự nhiên giúp giảm nhức răng mà không phải dùng thuốc gồm:
Súc miệng bằng nước muối
Súc miệng bằng nước muối là một trong những cách giảm nhức răng phổ biến nhất. Nước muối có tác dụng như chất khử trùng tự nhiên, giúp giảm viêm, làm dịu cơn đau nướu và loại bỏ các hạt thức ăn kẹt giữa 2 răng.
Ngoài ra, nước muối còn có tác dụng giảm lượng vi khuẩn trong miệng, đồng thời thúc đẩy quá trình chữa lành các mô miệng. Để làm nước muối, mọi người hãy cho 1/2 muỗng cà phê muối vào một ly nước ấm rồi súc miệng trong 30 giây. Lặp lại vài lần trong ngày.
Súc miệng với oxy già pha loãng
Nước súc miệng bằng oxy già pha loãng cũng có thể giúp giảm đau và giảm viêm. Ngoài việc tiêu diệt vi khuẩn, oxy già pha loãng có thể làm giảm mảng bám và chữa lành chảy máu nướu răng. Hãy chắc chắn rằng bạn pha loãng oxy già đúng cách. Pha 1 phần oxy già 3% với 1 phần nước và dùng làm nước súc miệng. Lưu ý không được uống.
Chườm lạnh
Chườm lạnh với khăn vải là cách giảm đau nhức răng tại nhà hiệu quả. Bạn có thể áp dụng chúng trong trường hợp cơn đau nhức xuất phát từ nguyên nhân chấn thương hoặc bị sưng nướu. Khi chườm lạnh, lượng máu lưu thông đến chỗ đau sẽ bị hạn chế, từ đó làm giảm sưng và viêm.
Cách thực hiện cũng khá đơn giản, trước tiên bạn chuẩn bị một ít đá lạnh rồi dùng khăn vải bọc lại. Ưu tiên sử dụng khăn vải có độ dày vừa phải, khăn vải quá mỏng sẽ gây ê buốt răng. Sau đó, dùng khăn chườm lên vùng răng bị đau nhức trong vòng 15-20 phút.
Dùng tỏi
Tỏi có đặc tính kháng khuẩn mạnh nhờ hàm lượng chất allicin cao. Chất này có tác dụng chống lại vi khuẩn gây viêm nhiễm răng nướu. Nghiên cứu trên chuyên san Phytotherapy Research đã chứng minh tỏi có tính kháng khuẩn mạnh, giúp giảm đau răng nướu bằng cách tiêu diệt vi khuẩn có hại.
Khi dùng tỏi, mọi người hãy giã nát một tép tỏi để giải phóng chất allicin ra ngoài. Sau đó, đắp trực tiếp phần tỏi đã giã này lên vùng răng nướu bị đau. Cách khác là nhai một tép tỏi một cách từ từ để chất allicin thấm vào vùng răng nướu bị đau, theo Healthline.
Trà bạc hà túi lọc
Trà bạc hà túi lọc có thể được sử dụng giảm đau và làm dịu tình trạng nướu nhạy cảm. Để túi trà đã qua sử dụng nguội một chút trước khi đắp lên vùng răng đau. Bạn cũng có thể sử dụng phương pháp này làm mát vùng đau răng thay vì làm ấm. Đặt túi trà đã qua sử dụng vào ngăn đá tủ lạnh trong vài phút để làm lạnh rồi đắp túi lên răng.
Ngậm mật ong
Từ lâu mật ong được biết đến là một loại dược liệu có thể đẩy lùi tình trạng sưng lợi và đau răng. Trước tiên, bạn cần xác định vùng răng bị đau nhức. Sau đó, lấy 1 thìa mật ong đắp lên rồi ngậm trong miệng khoảng 5 phút. Thực hiện như vậy vài lần là sẽ tạm thời khắc phục được cơn đau.
Chiết xuất vani giúp chữa đau răng
Chiết xuất vani có chứa cồn, có thể giúp giảm đau. Các đặc tính chống oxy hóa của vani đã được chứng minh có tác dụng chữa bệnh hiệu quả. Chấm một lượng nhỏ chiết xuất vani lên ngón tay hoặc bông gòn. Bôi trực tiếp vào khu vực bị ảnh hưởng vài lần mỗi ngày.
Uống trà bạc hà
Trước tiên, bạn cần đun sôi nước trong vòng 20 phút. Sau đó, lấy lá bạc hà khô ngâm vào nước đã đun sôi. Đợi nước nguội là bạc đã có thể sử dụng để uống hoặc súc miệng. Hoạt chất tanin trong lá bạc hà có khả năng kháng khuẩn, kháng viêm, gây tê vết thương và làm giảm nhanh cơn đau nhức.
Đinh hương trị nhức răng
Đinh hương được sử dụng để điều trị đau răng từ rất lâu. Dầu đinh hương chứa eugenol, một chất khử trùng tự nhiên, có tác dụng làm tê và giảm viêm hiệu quả. Pha loãng dầu đinh hương với dầu thực vật, như dầu hướng dương. Hãy sử dụng tỷ lệ khoảng 15 giọt dầu đinh hương với 30ml dầu thực vật. Sau đó, chấm lượng nhỏ dầu đã pha loãng lên miếng bông gòn và bôi lên vùng răng đau vài lần trong ngày. Bạn cũng có thể thêm một giọt dầu đinh hương vào nước và làm nước súc miệng.
Sử dụng nước gừng tươi
Một trong những cách giảm đau nhức răng an toàn tại nhà được rất nhiều người áp dụng chính là sử dụng nước gừng tươi. Các hoạt chất tecpen, oleoresin và men zingibain có trong gừng có khả năng kháng khuẩn, kháng viêm, xoa dịu cơn đau nhức tức thì, giảm hôi miệng.
Cách thực hiện khá đơn giản, đầu tiên bạn cần cạo sạch vỏ gừng, đem đi giã nhẹ. Và dùng nó đắp lên răng đau nhức từ 10-15 phút.
Lá ổi
Lá ổi có đặc tính chống viêm có thể giúp chữa lành vết thương. Đặc tính kháng khuẩn trong lá ổi có tác dụng chăm sóc răng miệng và là một trong những cách trị đau răng được nhiều người biết đến. Bạn hãy nhai lá ổi tươi hoặc cho lá ổi giã nát vào nước sôi, sau đó để nguội làm nước súc miệng.
Kê gối cao khi ngủ
Bạn có thể dùng 1 đến 2 chiếc gối mềm để kê cao đầu khi nằm ngủ. Việc làm này sẽ giúp hạn chế tình trạng máu tụ ở chân răng, làm giảm bớt các cơn đau nhức. Nhờ đó, bạn có thể dễ đi vào giấc ngủ hơn. Tuy nhiên, bạn không nên kê gối quá cao hoặc quá cứng. Vì khi ngủ với tư thế này sẽ làm ảnh hưởng đến cột sống.
Nha đam
Trong nha đam chứa nhiều vitamin A, C, E và các khoáng chất như Ca, Ma, P,… giúp ức chế sự phát triển và sinh sôi của vi khuẩn, từ đó phát huy tác dụng kháng viêm, giảm đau hiệu quả. Chuẩn bị một lá nha đam. Lột vỏ, cắt nhỏ và lọc lấy phần gel nha đam. Dùng gel nhỏ trực tiếp vào vùng răng đang bị đau, chờ khoảng từ 10 – 15 phút và dùng nước ấm súc miệng lại.
Lưu ý
Đau răng sảy ra do nhiều nguyên nhân khác nhau, vì vậy cách điều trị đau răng hiểu quả là bạn nên đến bác sĩ để tìm hiểu nguyên nhân và điều trị dứt điểm.
Không ăn đồ ngọt, quá nóng hoặc quá lạnh không hút thuốc – có thể làm cho một số vấn đề về răng trở nên tồi tệ hơn
Kiêng ăn gì sau khi niềng răng |
Cách lựa chọn kem đánh răng phù hợp |
Đánh răng trước hay sau khi ăn sáng, nha sĩ khuyên gì? |