"Vua" của các loại hạt
Thường khi gặp vấn đề về sức khỏe, chúng ta có xu hướng sử dụng thuốc để điều trị triệu chứng. Tuy nhiên, đây chỉ là cách giải quyết tạm thời và không phải là giải pháp lâu dài để bảo vệ cơ thể khỏe mạnh và kéo dài tuổi thọ. Nếu muốn đảm bảo sức khỏe và tuổi thọ lâu dài, chúng ta cần tạo ra những thói quen ăn uống lành mạnh để chăm sóc cơ thể từ bên trong.
Một ví dụ về món ăn vặt lành mạnh giúp bảo vệ nội tạng và kéo dài tuổi thọ là các loại quả sấy khô, chúng có thể coi như là "loại thuốc vạn năng". Trong đó, hạt dẻ được mệnh danh là "vua của các loại hạt sấy khô". Hạt dẻ rất giàu chất đạm, chất béo, vitamin B... rất hữu ích cho việc bồi bổ lá lách và dạ dày.
Lợi ích khi ăn hạt dẻ
Chất chống oxy hóa tuyệt vời: Hạt dẻ giàu chất chống oxy hóa giúp chống lão hóa da và cơ quan nội tạng. Chất chống oxy hóa có lợi vì chúng tiêu diệt các gốc tự do trên da và trong cơ thể.
Giữ nước cho cơ thể: Hạt dẻ có sự hiện diện của lượng kali và một ít natri do đó giúp điều chỉnh cơ thể giữ nước.
Ổn định năng lượng: Hạt dẻ chứa 76 gam carbohydrate và 3 gam chất béo. Carbohydrate là chất quan trọng để cung cấp năng lượng cho cơ thể, và giúp ích cho chức năng hệ thần kinh.
Ngăn chặn thiếu máu: Bệnh thiếu máu thường xảy ra do thiếu sắt. Hạt dẻ rất hiệu quả trong việc làm giảm nguy cơ thiếu máu vì sự hiện diện của sắt và đồng trong hạt dẻ.
Xương khỏe mạnh: Đồng là một chất khoáng giúp nâng cao sức mạnh của xương, giúp hình thành hồng cầu và chức năng thần kinh và tăng cường hệ miễn dịch.
Trợ giúp hình thành hồng cầu: Hạt dẻ cũng giàu axit folic. Để hình thành hồng cầu và tổng hợp DNA, axit folic là rất cần thiết cho cơ thể. Tiêu thụ một ít hạt dẻ mỗi ngày sẽ cung cấp axit folic cần thiết cho sự hình thành của hồng cầu.
Giảm căng thẳng: Hạt dẻ có thể giúp giảm bớt căng thẳng nhờ sự hiện diện của chất chống stress. Kali có trong hạt dẻ giúp cơ thể kiểm soát và giữ mức huyết áp bình thường. Sức khỏe tim mạch trở nên tốt hơn bằng cách ăn hạt dẻ đều đặn mỗi ngày.
Tốt cho sức khỏe tim: Giàu chất dinh dưỡng, chất béo và chất chống oxy hóa mạnh, hạt dẻ bảo vệ cơ thể khỏi bệnh mãn tính liên quan đến tim. Do sự hiện diện của các axit béo omega-3, hạt dẻ hiệu quả trong việc làm giảm triglyceride và làm giảm nồng độ cholesterol xấu trong cơ thể.
Chống nhiễm khuẩn: Hạt dẻ chứa 62% nhu cầu vitamin C hàng ngày trên mỗi cốc. Vitamin C là chất chống oxy hóa tự nhiên tan trong nước mạnh giúp cơ thể phát triển sức đề kháng chống lại các tác nhân truyền nhiễm và loại bỏ các gốc tự do gây ung thư trong cơ thể.
Ngăn ngừa táo bón: Như đã đề cập ở trên, hạt dẻ giàu chất xơ. Chất xơ trong chế độ ăn uống sẽ giúp ích cho việc tiêu hóa thức ăn dễ dàng. Chế độ ăn uống chất xơ sẽ giúp điều hòa nhu động ruột và do đó giúp ngăn ngừa táo bón.
Những lưu ý khi ăn hạt dẻ
Không ăn quá nhiều: Hạt dẻ cung cấp lượng carbonhydrate và năng lượng cho cơ thể ở mức cao. Ăn 5 hạt dẻ tương đương với việc ăn 1 bát cơm trắng. Do đó, nếu ăn quá nhiều hạt dẻ có thể gây tăng cân.
Ngoài ra, vì chứa lượng tinh bột lớn và gần như không có chất xơ nên dễ gây hiện tượng nóng trong, táo bón, chướng bụng, khó tiêu.
Không nên dùng đường để chế biến hạt dẻ: Khi rang (nướng) hạt dẻ ở nhiệt độ cao, nếu sử dụng đường có thể khiến món ăn bị cháy khét, sinh ra các chất không tốt cho sức khỏe. Cách tốt nhất để chế biến hạt dẻ là luộc hoặc hầm.
Thời gian ăn hạt dẻ: Hạt dẻ nhiều tinh bột, ít chất xơ nên bạn không nên ăn ngay sau bữa chính vì có thể gây đầy bụng, cản trợ hoạt động của hệ tiêu hóa. Có thể coi hạt dẻ là bữa ăn phụ và dùng trong khoảng thời gian từ 9h-15h.