Cải thảo (Chinese Cabbage) còn có tên gọi khác là cải tây, cải cuốn – thuộc họ cải, có xuất xứ từ Trung Quốc. Cải thảo được nhiều người yêu thích bởi vị ngọt mát, được dùng để chế biến thành nhiều món ăn ngon.
Cải thảo, nguyên liệu chính cho kim chi - một trong những món ăn tiêu biểu nhất của Hàn Quốc hàm chứa nhiều chất chống ung thư.
Đây là kết quả nghiên cứu của Cục phát triển nông thôn Hàn Quốc được đăng tải trên tờ Food Chemistry, tạp chí hàng đầu thế giới trong lĩnh vực khoa học thực phẩm.
Theo kết quả phân tích trên 23 giống cải thảo tại Hàn Quốc, cải thảo bao gồm 14 loại chất chống ung thư trong đó có Glucosinolate - một hợp chất có khả năng chống lại các thành phần gây độc, các chất gây ung thư hoặc chất thúc đẩy tiến triển của bệnh ung thư trong cơ thể.
Trong tổng số 23 giống cải thảo, giống có nhiều hàm lượng Glucosinolate nhất là giống mang tên là Kkori với 14mg/g.
Đặc biệt, trung bình mỗi gam cải thảo đều chứa 2,31mg Glucosinolate nhóm indol, hợp chất có hiệu quả phòng ngừa ung thư. Ngoài ra, tỷ lệ chất Glucobrassicin - nguồn dược liệu chính để điều chế một số loại thuốc chữa ung thư - cũng chiếm tới 0,8mg/g trong cải thảo, nhiều hơn bông cải xanh với 0,7mg/g.
Một quan chức Cục Phát triển nông thôn Hàn Quốc cho biết kết quả nghiên cứu lần này một lần nữa đề cao chức năng của giống cải thảo Hàn Quốc, qua đó đem đến hy vọng thúc đẩy xuất khẩu món kim chi cũng như phát triển ngành công nghiệp kim chi trong nước.
Quy trình kỹ thuật trồng cây cải thảo đúng cách cho năng suất, chất lượng cao
Môi trường và thời vụ trồng cải thảo
Cải thảo là loại rau ưa ánh sáng ngày dài, dễ trồng, thời gian sinh trưởng ngắn, có thể trồng nhiều vụ trong năm. Nhiệt độ thích hợp cho sinh trưởng dinh dưỡng 23 - 25OC. Trong điều kiện bảo đảm đủ ẩm thường xuyên 70 - 80%, cây sẽ cho năng suất thu hoạch cao. Cải thảo có thể trồng trên các loại đất khác nhau hoặc đất thịt nhẹ, pH thích hợp 5,5 - 6.
Về thời vụ, thì ở miền Bắc bà con nên trồng từ tháng 8 - 10. Miền Nam nên trồng từ tháng 7 đến tháng 4 sang năm. Khí hậu ở Đà Lạt người dân có thể trồng quanh năm.
Chọn giống
Có thể tự gieo cây giống, hoặc mua cây giống từ những vườn ươm đủ tiêu chuẩn, có uy tín. Nên chọn cây khỏe mạnh, không dị hình, rễ trắng, ngọn phát triển tốt, không có biểu hiện nhiễm sâu bệnh.
Chuẩn bị đất
Chọn đất tơi xốp, nhẹ, nhiều mùn, tầng canh tác dày, thoát nước tốt. Rải vôi, tưới nước trước khi cày xới để diệt một số nấm hại trên mặt đất tồn tại từ các vụ trước.
Cày xới độ sâu 20 - 25 cm, phơi ải trong 1 - 2 tuần, dùng thuốc xử lý đất trước khi trồng cây ít nhất 15 ngày để hạn chế sâu, bệnh hại. Sau đó bón phân lót cày lần cuối. Làm luống rộng 120 cm, rãnh 20 cm, cao 5 cm trong mùa khô, 15 cm trong mùa mưa.
Lượng phân bón (tính cho 1 sào Bắc bộ 360 m2): Phân chuồng hoai mục 0,7 - 1 tấn, đạm Urê 10 - 12 kg, Supe lân 15 - 20 kg, Kali Sunfat 5 - 6 kg. Nếu đất chua (độ pH< 6) bón thêm 20 - 25 kg vôi bột trước khi bừa lần cuối. Nên bón lót toàn bộ phân chuồng, phân lân + 1/4 lượng đạm và Kali. Trộn đều phân rồi cấy cây giống. Bón thúc lần 1 khi cây bén rễ hồi xanh 1/4 đạm, Kali. Bón thúc lần 2 khi lá cây bắt đầu vào cuốn bón 1/4 phân đạm và Kali. Bón lần 3 với lượng phân còn lại, sau lần 2 khoảng 12 - 15 ngày, kết hợp các đợt bón phân làm cỏ, xới xáo vun gốc, tưới nước.
Cách trồng và chăm sóc
Làm đất kỹ, lên luống rộng 1,2m, rãnh rộng 30cm, cao 25cm. Trồng hai hàng dọc trên luống với khoảng cách: Trồng hàng cách hàng 50cm, cây cách cây 35-40cm.
Lượng phân bón (tính cho 1 sào Bắc bộ 360m2): Phân chuồng hoai mục 0,7-1 tấn, đạm urê 10-12kg, supe lân 15-20kg, kali sunfat 5-6kg. Nếu đất chua (độ pH< 6) bón thêm 20-25kg vôi bột trước khi bừa lần cuối.
Cách bón: Bón lót toàn bộ phân chuồng, phân lân + 1/4 lượng đạm và kali. Trộn đều phân rồi cấy cây giống. Bón thúc lần 1 khi cây bén rễ hồi xanh 1/4 đạm, kali. Bón thúc lần 2 khi lá cây bắt đầu vào cuốn bón 1/4 phân đạm và kali. Bón lần 3 với lượng phân còn lại, sau lần 2 khoảng 12-15 ngày, kết hợp các đợt bón phân làm cỏ, xới xáo vun gốc, tưới nước.
Có thể dùng một số chế phẩm phân bón lá như: K-H; Atonic, Humate, Yogen,... khoảng 10-12 ngày phun/lần cho năng suất tăng thêm 20-30%, chất lượng vẫn đảm bảo. Bà con lưu ý dùng nước sạch, nước giếng khơi, giếng khoan, nước sông ngòi chưa bị ô nhiễm tưới cho cải thảo để đảm bảo an toàn thực phẩm.
Ngoài ra, kỹ thuật trồng cây cải thảo cũng chú trọng nhiều đến việc bón phân cân đối và hợp lý, tăng cường sử dụng phân hữu cơ sinh học, vi sinh, chăm sóc theo yêu cầu sinh lý của cây (tạo cây khỏe). Người trồng rau cải thảo cũng nên thường xuyên vệ sinh đồng ruộng hoặc luống trồng để phát hiện và kịp thời có biện pháp quản lý thích hợp đối với sâu, bệnh.
Thu hoạch
Khi trồng từ 60 - 70 ngày thì có thể thu hoạch, tuỳ theo từng giống, thu hoạch khi cây đã cuốn chặt, dùng dao chặt sát gốc, tỉa bỏ lá già, lá sâu bệnh và hạn chế làm dập nát bắp.