Độc đáo làng nghề sản xuất bún ngũ sắc tại Cao Bằng Đắk Lắk: Làng nghề bánh tráng, bún.. đang "chạy đua" dịp Tết Nguyên đán Thanh Hóa: Làng nghề mây tre đan nhộn nhịp sản xuất đầu xuân |
![]() |
Làng nghề mây, tre Phú Vinh, Phú Nghĩa - Chương Mỹ - Hà Nội |
Nghề mây tre đan có lẽ đã không còn quá xa lạ đối với chúng ta hiện nay. Đây là nghề đã có mặt tại Việt Nam từ rất lâu đời ở một số làng nghề truyền thống, chủ yếu nhằm mục đích để phục vụ cho đời sống hàng ngày của con người như là các vật dụng rổ, giá, thúng, bàn, ghế,...
Tuy nhiên, càng về sau thì nghề mây tre đan càng phát triển, đi lên cùng với tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế - xã hội. Tính đến nay, tại Việt Nam đã có đến hơn 1000 làng nghề làm về mây tre đan, sản xuất ra rất nhiều các sản phẩm với tính ứng dụng cao, phục vụ cho nhiều ngành nghề, lĩnh vực khác nhau như là giỏ đựng đồ, túi xách, khay, giá, chụp đèn, giỏ hoa, đồ dùng trên bàn ăn,...
Nghề làm mây tre đan trải qua quá trình dài phát triển đã ngày càng cải thiện về chất lượng sản phẩm, các chủng loại, đa dạng về kiểu dáng, mẫu mã, màu sắc,... với rất nhiều các chi tiết mới lạ, độc đáo, tinh xảo.
Đặc biệt là khi công nghệ sơn mài ra đời đã được ứng dụng vào nghề này, tạo ra các sản phẩm xuất sắc. Chính bởi vậy mà các sản phẩm này đang rất được ưa chuộng bởi người tiêu dùng hiện nay, thậm chí nhiều sản phẩm còn trở nên “hot trend” và được sử dụng tại các cuộc thi quốc tế
Tính đến nay, nghề làm mây tre đan đã trở thành một trong số những nghề về thủ công mỹ nghệ mang đến giá trị cao cho các hoạt động kinh doanh, xuất khẩu ra nước ngoài như Nhật Bản, Hàn Quốc, Nga,..., thúc đẩy cho nền kinh tế của Việt Nam ngày càng mạnh mẽ. Thêm vào đó, nghề này cũng tạo ra rất nhiều cơ hội việc làm với thu nhập hấp dẫn dành cho người lao động tại các tỉnh thành trên cả nước, giải quyết được phần lớn tình trạng thất nghiệp tại Việt Nam trong thời gian qua.
Nghề mây tre đan đã đem lại thu nhập ổn định cho nhiều người trẻ thích sáng tạo, cần cù, chịu khó.
![]() |
Khu vực đóng gói hàng tại xưởng anh Lê Quốc Đại |
Lê Quốc Đại (sinh năm 1999), sinh ra và lớn lên ở Thanh Hoá, mảnh đất giàu truyền thống với nghề mây tre đan lâu đời. Được tiếp xúc với nghề từ rất sớm nên với nghề đan lát anh có sự gắn bó rất sâu sắc.
Từ hồi còn là sinh viên của trường Đại học Thương Mại, anh đã từng làm qua một số nghề nhưng vì lòng yêu nghề truyền thống, muốn tiếp nối và phát triển nét đẹp mà cha ông truyền lại nên anh đã quyết định rời Thủ đô về quê lập nghiệp.
Chia sẻ về những khó khăn ban đầu, anh Đại cho biết: “Bên cạnh những công nhân có tay nghề ở làng còn có nhiều công nhân đến từ các xã khác, họ chưa được tiếp xúc với nghề mây tre đan nên phải đào tạo từ đầu cho họ. Mặt bằng chưa có nên người dân đem nguyên liệu về nhà làm dẫn đến việc khó theo sát được tiến độ công việc. Ngoài ra mới đi vào sản xuất nên công ty chưa có lãi mà chỉ đủ để trả lương cho công nhân và duy trì các chi phí khác.”
Tính đến nay, công ty của anh Đại đã đi vào hoạt động được gần 4 năm. Từ địa điểm khởi nghiệp ban đầu là ngôi nhà nhỏ của gia đình, hiện tại anh đã mở được xưởng sản xuất mây tre đan với quy mô vừa, tạo việc làm cho gần 1.000 lao động địa phương, bao gồm cả nhân công chính thức làm việc tại xưởng cũng như nhân công tự do - làm việc tại nhà. Mỗi tháng, công ty sản xuất được hàng ngàn sản phẩm.
Nói về dự định trong tương lai, anh Đại chia sẻ, sẽ sớm ổn định nguồn vốn, tiếp tục mở rộng quy mô xưởng sản xuất mây tre đan ở những vùng khác trên địa bàn tỉnh để người lao động có cơ hội làm việc gần, tạo thêm viêc làm cho người trẻ được làm việc trên chính mảnh đất quê hương mình. Đồng thời, anh cũng đang tìm hướng đi mới, xuất khẩu hàng mây tre đan sang thị trường các nước châu Âu.
![]() |
Anh Phụng tự tay làm ra các sản phẩm để bán ra thị trường |
Ngược ra mảnh đất nghìn năm văn hiến, anh Nguyễn Văn Phụng (trú tại Chương Mỹ, Hà Nội) cũng quyết định khởi nghiệp với cây tre, cây mây. Sinh ra và lớn lên tại làng nghề mây tre đan, anh thấu hiếu những nỗi vất vả của bố mẹ, sớm nắng chiều mưa từng ngày đan hàng chỉ đủ để nuôi mấy người con ăn học.
“Nhưng dần dần, xã hội hiện đại, đồ thủ công của làng nghề dần mai một đi. Người ta dần dần lãng quên đi những nghề truyền thống, những công việc chân tay mà thay vào đó là những công việc dùng máy móc.
Vì vậy, tôi luôn nghĩ mình phải làm cái gì đó để lưu giữ những nghề truyền thống, các đồ thủ công đến gần hơn với mọi người. Nên tôi quyết định học và theo nghề đan của gia đình, làng quê mình”, anh chia sẻ.
“Nhà vẫn đang làm nghề đan phụ kiện từ mây, tre, guột… nên tôi thử đăng bán online kiếm phụ thêm cho gia đình. Từ việc bán hàng, tôi bắt đầu học cách đan để phụ bố mẹ lúc rảnh rỗi”, anh chia sẻ.
Thời gian đầu, anh cho biết bán chủ yếu online, tiếp cận khách hàng trong nước. Được một thời gian, anh mở rộng thị trường, bán cho khách sỉ và xuất khẩu sang Trung Quốc.
Do mặt hàng này thủ công, giá khá cao nên cũng kén khách. Giá mỗi sản phẩm từ vài chục đến hàng triệu đồng/sản phẩm. Lượng hàng bán ra cũng bấp bênh, không ổn định, mỗi tháng anh bán từ vài trăm đến vài nghìn sản phẩm ra thị trường.
Anh dự định sẽ mở rộng xưởng nếu như các sản phẩm của anh tiếp cận được nhiều khách hàng hơn.
![]() |
![]() |
![]() |