Cây tía tô |
Trong kho tàng các thức uống giải nhiệt mùa hè, người Nhật đặc biệt dành nhiều tình cảm cho nước shiso. Điều này là do màu hồng siêu đẹp và hương vị tươi mát của nó.
Shiso chính là lá tía tô. Người Nhật gọi lá tía tô là "lá hồi sinh", do đó thức uống của loại lá này cũng được họ hi vọng mang lại nhiều công dụng về sức khỏe. Nước shiso có tác dụng giải nhiệt, giải khát rất tốt vào mùa hè, phụ nữ Nhật uống nước tía tô với mong muốn có thể chống lão hóa, làm mờ nếp nhăn.
Thực tế, lá tía tô là loại nguyên liệu rất quen thuộc đối với người dân Việt Nam. Tía tô cũng có nhiều giá trị trong việc chữa bệnh trong Đông y. Theo lương y đa khoa Bùi Đắc Sáng (Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ): Tía tô vị cay, tính ấm, vị thuốc được xếp vào loại kích thích ra mồ hôi, nước sắc và cồn chiết xuất lá tía tô đều có tác dụng giãn mạch ngoài da, hạ sốt, trừ cảm mạo.
Lá tía tô gồm những thành phần nào?
Lá tía tô |
Tía tô là loại rau thơm phổ biến có tác dụng chữa bệnh. Trong y học cổ truyền tía tô có vị cay, tính ấm, vào 3 kinh phế - tâm – tỳ, kích thích ra mồ hôi.
Hạt tía tô có hàm lượng tinh dầu lớn, giàu các axit béo chưa bão hòa, chủ yếu là axit alpha-linoleic.
Lá tía tô chứa khoảng 0.2% tinh dầu nguyên chất và các hydrocarbon, aldehyde, ceton, furan,... Chiết xuất lá tía tô có các chất chống oxy hóa, chống dị ứng, chống viêm giúp tái tạo mô tế bào, đặc biệt khi hấp thụ qua da bằng phương pháp xông hơi.
Ngoài ra, lá tía tô còn chứa nhiều protein thực vật, chất xơ, vitamin A, C cùng nhiều khoáng chất do đó tác dụng của lá tía tô giúp cơ thể tăng cường chuyển hóa và trao đổi chất.
Công dụng của lá tía tô
Điều trị mụn
Lá tía tô chứa hàm lượng cao chất kháng khuẩn, chống viêm có tác dụng chữa lành, ngăn ngừa mụn, điều trị viêm da hay mẩn ngứa.
Tác dụng của lá tía tô đó là thanh lọc, giải độc hiệu quả. Vậy có thể uống nước lá tía tô thay nước lọc được không? Uống lá tía tô hàng ngày giúp làm sạch cơ thể, giảm thiểu tình trạng da xỉn màu.
Xóa mờ thâm nám
Chiết xuất lá tía tô có khả năng ức chế sự tổng hợp tyrosinase và melanin giúp làm sáng da.
Uống nước lá tía tô thay nước lọc hàng ngày bổ sung cho cơ thể một lượng lớn dưỡng chất giúp cải thiện sắc tố, tẩy tế bào chết từ đó xóa mờ thâm nám, dưỡng da trắng sáng.
Ngăn ngừa lão hóa
Lá tía tô chứa hàm lượng cao chất chống oxy hóa giúp làm chậm quá trình lão hóa của cơ thể, ngăn ngừa các dấu hiệu của tuổi tác như nếp nhăn, tàn nhang, sạm da.
Giảm cân
Lá tía tô chứa nhiều protein thực vật, chất xơ, vitamin và khoáng chất thiết yếu do đó tác dụng của lá tía tô là tăng cường chuyển hóa, trao đổi chất từ đó đốt cháy, đào thải chất béo ra ngoài.
Lượng chất xơ trong lá tía tô có công dụng duy trì vóc dáng săn chắc, thon gọn.
Uống nước lá tía tô thay nước lọc hàng ngày là phương pháp giảm cân cực kỳ hiệu quả.
Cầm máu
Khi có vết thương chảy máu, người bệnh lấy lá tía tô non tán nhỏ, đắp trùm lên chỗ máu đang chảy rồi buộc lại. Tác dụng của lá tía tô sẽ giúp vết thương cầm máu, không gây mủ và không để lại sẹo khi lành.
Cách nấu nước tía tô
Rửa sạch khoảng 200g lá tía tô tươi, giữ nguyên cành và lá cây, cắt khúc nhỏ.
Đổ 2.5 lít nước cùng lá tía tô sau khi rửa sạch vào nồi đun sôi, để nhỏ lửa trong 2-3 phút rồi tắt bếp.
Lọc lấy nước tía tô để sử dụng.
Lưu ý khi sử dụng nước lá tía tô tươi
Sử dụng trong 24 giờ để đảm bảo chất lượng và mùi vị.
Không đun sôi lá tía tô quá 15 phút vì các tinh dầu trong lá, cành cây sẽ bị bốc hơi làm giảm tác dụng của nước lá tía tô.
Người bệnh cảm nóng không nên sử dụng nước lá tía tô.
Uống nước tía tô với lượng vừa phải, uống quá nhiều trong thời gian dài có thể gây chướng bụng, khó tiêu.