Thông tin về hạt mắc khén
Nguồn gốc của hạt mắc khén
Về nguồn gốc, hạt mắc khén thu được từ cây mắc khén có tên khoa học là Zanthoxylum rhetsa, thuộc họ Rutaceae. Cây còn được gọi bởi một số cái tên khác như sẻn hôi, cóc hôi, vàng me, xong, hoàng mộc khôi.
![]() |
Tại Việt Nam, cây mắc khén phân bố rộng rãi ở các tỉnh miền núi, đặc biệt là các tỉnh miền núi phía Bắc như Sơn La, Lai Châu, Điện Biên. Thậm chí, hạt còn được ví như hồ tiêu của vùng Tây bắc dù mùi vị không hoàn toàn giống với hồ tiêu mà đậm đà, khác lạ hơn nhiều.
Được biết, đây là loại cây thân gỗ cao từ 14 – 18 mét, thân thẳng, vỏ có nhiều gai, lá kéo lông chim, chỉ mọc ở những vùng núi cao từ 500 – 1.500m so với mực nước biển. Hoa mọc thành chùm màu xám trắng, mùa hoa ra từ tháng 6 – 7, mùa quả chín từ tháng 10 – 11….
Đặc điểm của hạt mắc khén
Quả mắc khén non có màu xanh, khi chín chuyển dần sang màu hồng, mọc thành từng chùm. Các quả có hình tương đối tròn, có ngạnh, to cỡ hạt tiêu non.
Khi khô, quả sẽ tự động tách vỏ để lộ ra phần hạt có màu đen lấp lánh, phần vỏ hạt tạo thành hình bông hoa xinh xắn, trông khá giống cánh hồi thu nhỏ. Nhiều người lầm tưởng phần hạt màu đen là tinh túy của mắc khén và thường được dùng làm gia vị. Nhưng thực chất phần có hương vị tuyệt vời là vỏ quả. Phần hạt đen bên trong không có mùi vị đặc biệt nên nhiều người cẩn thận còn đãi bỏ chứ không dùng.
![]() |
Dưỡng chất có trong hạt mắc khén
Theo y học hiện đại, quả mắc khén chứa 0,24% alcaloid và tinh dầu. Trong khi đó, phần vỏ quả mắc khén chứa 4-caren, b-pinen, d-a-dihydrocarvol, d-terpinen, d-a-phellandren, 4-terpinol và dl-carvotanacetone và một số chất kháng khuẩn rất tốt cho sức khỏe.
Hương vị của hạt mắc khén
Loại hạt này mang nét đặc thù văn hóa, truyền thống và được ví như linh hồn ẩm thức của một bộ phận không nhỏ người dân tộc vùng cao.
Không cay nồng, xộc lên mũi như tiêu mà tỏa ra một mùi hương nồng dịu, cho bạn cảm giác sảng khoái như được xông tinh dầu trong spa. Với những người sành ăn thì chỉ cần ngửi mùi hạt mắc khén thôi cũng đủ để cảm nhận ra vị ngọt của hương thơm, một hương vị nồng dịu nhưng khó cưỡng. Khi cắn nhẹ một quả mắc khén bạn sẽ thấy cảm giác hơi tê tê, the trên đầu lưỡi, một chút đắng nhẹ và dư vị ngọt ngọt, thơm thơm trong miệng.
![]() |
Công dụng của hạt mắc khén
Làm gia vị
Công dụng làm nên “tên tuổi” của hạt mắc khén, mắc khén có thể nêm vào nhiều món ăn khác nhau. Với hương vị riêng biệt đặc trưng, mọi món ăn có sự góp mặt của hạt mắc khén như được nâng tầm lên gấp bội lần.
Có thể sử dụng mắc khén để tẩm ướp các nguyên liệu như thịt, cá, tôm,… trước khi chế biến hoặc để pha nước chấm cho các món ăn trong bữa ăn.
Chú ý không nên cho quá nhiều mắc khén bởi sẽ làm món ăn có vị đắng, khó ăn.
![]() |
Làm thuốc
Với vị ấm, cay the, người Tây Bắc còn tin dùng hạt mắc khén làm các bài thuốc dân gian chữa trị chứng đầy bụng, khó tiêu, hỗ trợ kích thích tiêu hóa và giảm đau nhức xương khớp. Ngoài ra còn rất nhiều bài thuốc dân gian hiệu quả khác có sự “góp mặt” của hạt mắc khén trong đó.
![]() |
Ngâm rượu
Hạt mắc khén khô còn dùng để ngâm rượu, dùng rượu như một loại thuốc xoa bóp giúp làm giảm các vết tụ máu, bầm tím, đau nhức hệ xương khớp.
![]() |
Giá bán hạt mắc khén
Mặc dù có nhiều sự chênh lệch nhưng nhìn chung trên thị trường hiện nay, hạt mắc khén khô được bán với giá từ 100.000 VNĐ – 350.000 VNĐ/kg. Sản phẩm đã được phơi khô, sơ chế cẩn thận, đóng gói kỹ càng.
Tuy nhiên, sống trong một thị trường phức tạp, quý khách hàng phải hết sức cẩn trọng, dành thời gian tìm hiểu địa chỉ mua hạt mắc khén uy tín, chất lượng để tránh mua phải hàng giả, hàng kém chất lượng.
Hướng dẫn sử dụng hạt mắc khén
Khi mua ở cửa hàng, hạt mắc khén đã được rang, xay sắn thì bạn chỉ việc sử dung. Nhưng ngược lại, nếu bạn mua mắc khén thô, còn nguyên hạt thì việc của bạn bây giờ là:
Bước 1: Nhặt các cành khô bị lẫn trong quả và hạt mắc khén mà bạn mua về.
Bước 2: Bắc chảo lên bếp, đợi chảo nóng.
Bước 3: Cho một lượng mắc khén vừa phải lên chảo đang nóng, đảo liên tục và đều tay. Công đoạn này rất quan trọng, đòi hỏi bạn phải hết sức cẩn thận, để đảm bảo an toàn tuyệt đối, nên rang hạt mắc khén ở mức độ lửa nhỏ vừa phải bởi vì nếu để lửa to và đảo không đều tay, khả năng mắc khén bị cháy sẽ rất cao.
![]() |
Bước 4: Sau 2 đến 3 phút, khi thấy mắc khén trong chảo bốc khói, đi kèm với một mùi thơm dịu nhẹ, đặc trưng đó là lúc mắc khén của bạn đã đạt đến độ chín. Nên tắt lửa và đổ mắc khén ra một cái khay.
Bước 5: Sau khi rang xong không nên giã hoặc xay luôn mà bạn nên đợi trong khoảng 30p cho mắc khén nguội hẳn. Bởi nếu vội vàng xay luôn trong khi còn nóng, nó sẽ không tạo được độ mịn vì trong hạt mắc khén chứa rất nhiều tinh dầu.
Ngoài ra, nếu bạn lên vùng núi Tây Bắc, đi vào các bản người Thái sinh sống và để ý thì thấy ở đây còn có một cách rang hạt mắc khén rất hay và độc đáo, đó là: Nướng mắc khén bằng cách cho cả chùm vào bếp củi hoặc sử dụng một viên than đang cháy đượm cho vào bát con có đựng sẵn một ít hạt mắc khén. Lắc đều tay cho đến khi dậy lên mùi thơm đặc trưng của hạt mắc khén thì gắp than ra, nhẹ nhàng thổi hết bụi và tàn than bám vào mắc khén, sau đó dùng chuôi dao giã mịn.
Lưu ý: Chỉ nên rang một lượng mắc khén vừa phải, đủ ăn trong thời gian ngắn. Rang quá nhiều có thể sẽ làm mất đi mùi vị đặc trưng của nó.
Không cần xay mịn như tiêu, chỉ cần giã hoặc xay mịn vừa phải.
Cách bảo quản hạt mắc khén
Dù là hạt nguyên bản hay đã rang xay, cần cho vào lọ thật kín để bảo quản thì mắc khén mới không bị mất mùi. Cũng không cần phải bảo quản hạt mắc khén ở trong tủ lạnh, mà chỉ cần để nơi râm mát là đủ.
Gợi ý một số món ăn có thể chế biến kết hợp với hạt mắc khén
Thịt nướng Tây Bắc
![]() |
Tây Bắc còn có những món nướng không những ăn rất ngon mà còn có mùi rất thơm. Đó là vì người dân tộc Thái nơi đây thường kết hợp mắc khén cùng các gia vị khác, ướp thật kỹ vào cá và thịt rồi đem nướng.
Sử dụng hạt mắc khén nướng cá và thịt không chỉ mang lại hương thơm đặc trưng mà còn giúp át đi mùi tanh khó chịu vốn có.
Thịt gác bếp
![]() |
Như chúng ta đã biết, ở các tỉnh thành thuộc vùng miền núi phía Tây Bắc thường có một món ăn độc đáo rất nổi tiếng, đó chính là các món thịt khô như: thịt trâu gác bếp, thịt lợn gác bếp, thịt bò gác bếp…
Khi thưởng thức những món ăn này, chúng ta thường cảm nhận được bên cạnh phảng phất mùi khói bám trên bề mặt thịt, còn có một mùi vị và hương thơm rất đặc biệt, và hạt mắc khén chính là thứ góp phần tạo nên điều đặc biệt đó.
Chẳm chéo - Gia vị nổi tiếng
![]() |
Chẳm chéo là món chấm tinh túy nhất của ẩm thực Tây Bắc, và tất nhiên không thể thiếu hạt mắc khén.
Cơ bản chẳm chéo có 2 loại là chẳm chéo khô và chẳm chéo ướt. Cách làm của chúng cơ bản bao gồm muối hạt to, mì chính, mắc khén, ớt rừng, gừng, các loại rau thơm như rau mùi, mùi tàu, húng… đem giã và trộn với nhau. Thành phẩm cuối cùng có vị cay cay, thơm và tê đầu lưỡi rất đặc biệt.