Công dụng của lá nguyệt quế
Lá nguyệt quế thường dùng làm gia vị, có nhiều công dụng cho sức khỏe |
Cây nguyệt quế có tên khoa học là Murraya Paniculata L, lá cây thường được dùng để đan thành vòng nguyệt quế, tượng trưng cho sự chiến thắng, quyền lực và tài lộc. Khi lá cây nguyệt quế rụng, người ta sẽ thu lại, đem phơi khô để sử dụng.
Lá cây nguyệt quế luôn tỏa ra một mùi hương rất dễ chịu, làm dịu thần kinh, giúp thư giãn đầu óc. Vì vậy, cây nguyệt quế thường được trồng trong nhà, vừa làm cảnh, vừa mang lại nhiều tác dụng tốt cho sức khỏe.
Loại lá này luôn tỏa ra mùi hương nhẹ nhàng, dễ chịu, giúp bạn giải tỏa mệt mỏi, căng thẳng và làm thư giãn đầu óc. Có lẽ vì vậy mà cây nguyệt quế thường được trồng trong nhà, vừa để làm cảnh, lại vừa có nhiều tác dụng tốt cho sức khỏe.
Lá nguyệt quế có chiều dài khoảng 6–12cm và chiều rộng khoảng 2–4cm. Hình dạng của lá rất đặc trưng bởi mép lá nhăn và có khía răng cưa đều đặn. Lá có màu xanh lục, hình bầu dục, dày và nhẵn bóng. Khi lá cây nguyệt quế rụng, người ta sẽ thu gom chúng và đem phơi khô để phục vụ mục đích sử dụng.
Lá cây nguyệt quế là một loại gia vị nấu cà ri, phở, khử mùi, giúp món ăn thơm ngon, hấp dẫn hơn. Tuy nhiên, nó không chỉ có tác dụng làm gì vị đơn thuần, mà lá và quả của cây nguyệt quế còn được sử dụng làm thuốc.
Lá nguyệt quế có công dụng đặc biệt trong việc ngăn chặn sự xuất hiện của gián trong căn bếp. Nhược điểm lớn nhất của loài gián là sợ những mùi thơm, mùi hăng hoặc cay nồng. Mùi hương của lá nguyệt quế đối với loài gián lại là mùi hăng khó chịu.
Các nhà khoa học chứng minh rằng lá nguyệt quế có công dụng rất tốt trong việc làm giảm đường huyết, cholesterol và lượng triglycerid trong cơ thể người bị tiểu đường. Do đó, theo Vinmec, loại lá này giúp ngăn ngừa và hỗ trợ việc điều trị bệnh tiểu đường một cách hiệu quả. Bạn có thể sử dụng bột nguyệt quế trong 30 ngày, hoặc dùng 5g bột lá nguyệt quế tươi mỗi ngày.
Trong lá nguyệt quế có các enzyme giúp thúc đẩy quá trình tiêu hóa, đặc biệt tốt cho những người bị hội chứng ruột kích thích. Ngoài ra, nó còn thúc đẩy loại bỏ những độc tố dư thừa ra khỏi cơ thể con người, điều trị các bệnh về tiêu hóa như ợ chua hay đầy hơi…
Thành phần hóa học trong lá cây nguyệt quế có chứa một loại acid caffeic. Đây là hoạt chất có tác dụng loại bỏ cholesterol xấu, nó giúp phòng ngừa các bệnh liên quan đến tim mạch. Vì thế, các nhà khoa đã ứng dụng chiết xuất của lá cây nguyệt quế để điều chế các loại thuốc giúp hỗ trợ điều trị tim mạch.
Ngoài ra, trong nấu nướng, lá cây nguyệt quế bọc cá hồi là món ăn rất tốt cho người bệnh tim. Món ăn này đã được đưa vào thực đơn của nhiều nhà hàng và được nhiều thực khách yêu thích.
Một công dụng khác của lá nguyệt quế là giúp cải thiện làn da của bạn. Các vitamin A và vitamin C trong lá nguyệt quế giúp tăng cường hệ miễn dịch và chống oxy hóa hiệu quả. Bạn có thể đun sôi lá nguyệt quế với nước và lọc lại cho sạch, dùng nước này rửa mặt 2 lần mỗi ngày. Bạn sẽ bất ngờ vì sự thay đổi trên làn da của mình đấy.
Lá nguyệt quế xuất khẩu tăng gần 27 lần
5 tháng đầu năm, xuất khẩu lá nguyệt quế đạt 564.000 USD |
Số liệu thống kê mới nhất của Tổng cục Hải quan cho thấy, 5 tháng đầu năm, xuất khẩu các loại lá đạt gần 2,9 triệu USD, giảm 36% so với cùng kỳ năm ngoái. Trong khi lá chanh, chuối, vải, tre, khoai lang liên tục giảm ở mức hai con số, lá nguyệt quế lại lội ngược dòng tăng gần 27 lần so với cùng kỳ năm ngoái, đạt 564.000 USD.
Giám đốc một cửa hàng nông sản ở TP HCM cho biết diện tích trồng cây nguyệt quế ở Việt Nam còn thấp nên sản lượng lá khô bán ra thị trường chưa cao. Do đó, so với mọi năm, giá mặt hàng này tăng 20-30% vì khan hiếm.
Tại thị trường trong nước, giá lá nguyệt quế khô đang được các công ty nông sản bán ra với mức 450.000-550.000 đồng một kg. Tại các siêu thị ở Mỹ, giá lá nguyệt quế dao động 1,5-2 triệu đồng một kg.
Lá nguyệt quế, hồi Việt Nam được tiêu thụ mạnh ở nhiều khu vực Nam Á (như Ấn Độ, Bangladesh), Đông Á (Nhật Bản, Đài Loan, Hàn Quốc), Mỹ và các nước thuộc Liên minh châu Âu - EU.