Hàng trăm mã số vùng trồng bị thu hồi, nông sản phập phồng nỗi lo tiêu chuẩn xuất khẩu

Để nông sản đạt tiêu chuẩn xuất khẩu một trong những yêu cầu bắt buộc là cấp mã số vùng trồng. Quan sát tình hình xuất khẩu sầu riêng, thanh long, chuối... mới thấy mã số vùng trồng luôn là điểm nóng quyết định sự thành bại trong việc đưa trái cây chinh phục thị trường quốc tế. Tuy nhiên việc cấp và quản lý mã số vùng trồng của ngành chức năng còn nhiều bất cập, khiến trái cây Việt bị ảnh hưởng luôn đối mặt với rủi ro thị trường.
Hai loại quả đặc sản của Bà Rịa - Vũng Tàu được cấp mã vùng để xuất khẩu sang Nhật Bản Điểm nghẽn cấp mã số vùng trồng khiến 1 triệu tấn sầu riêng loay hoay trên thị trường nội địa Gian lận 'mã số vùng trồng' nguy cơ nông sản mất thị trường xuất khẩu Sầu riêng Đồng Nai bước vào chính vụ, được mùa giá tăng cao vẫn lo chuyện mã số vùng trồng
Một trong những yêu cầu bắt buộc để nông sản được xuất khẩu chính ngạch là được cấp mã số vùng trồng.
Một trong những yêu cầu bắt buộc để nông sản được xuất khẩu chính ngạch là được cấp mã số vùng trồng.

Giật mình khi có hơn 700 mã số vùng trồng bị thu hồi

Cục Bảo vệ thực vật (BVTV, Bộ NN-PTNT) cho biết hiện nay, cả nước có 6.439 vùng trồng ở 53/63 tỉnh thành và 1.618 cơ sở đóng gói tại 33 địa phương được cấp mã số xuất khẩu. Có 25 sản phẩm được cấp mã số như: thanh long, nhãn, vải, xoài, chôm chôm, vú sữa, chanh, bưởi, măng cụt, dưa hấu, mít, chuối, khoai lang… xuất khẩu đi 11 thị trường là Trung Quốc, Mỹ, Úc, New Zealand, Hàn Quốc, Nhật Bản, EU, Thái Lan, UAE, Malaysia và Singapore. Có thể nói, mã số xuất khẩu đã trở thành yêu cầu bắt buộc của nhiều thị trường.

Theo bà Nguyễn Thị Thu Hương, Phó cục trưởng Cục BVTV, thời gian đầu Tiền Giang là địa phương có số lượng mã số vùng trồng được cấp nhiều nhất. Tuy nhiên, hiện tại Đồng Tháp là địa phương thực hiện rất tốt và có lượng mã số vùng trồng, mã số cơ sở đóng gói tăng nhanh. Đáng nói, bên cạnh việc nhiều mã số được cấp mới thì số lượng mã số bị thu hồi cũng đang gây lo ngại. Cụ thể, có hơn 700 mã số vùng trồng bị thu hồi chủ yếu ở các tỉnh Tiền Giang, Tây Ninh, Lâm Đồng…; phần lớn là các mã số vùng trồng xuất khẩu đi Trung Quốc do không đáp ứng yêu cầu về chất lượng kỹ thuật.

Tỉnh Tiền Giang có 450 mã số trái cây bị thu hồi do cấp cả những hộ kinh doanh nhỏ lẻ.
Tỉnh Tiền Giang có 450 mã số trái cây bị thu hồi do cấp cả những hộ kinh doanh nhỏ lẻ.

Tiền Giang là địa phương có số lượng mã vùng trồng bị thu hồi nhiều nhất với gần 450 mã số. Ông Võ Văn Men, Chi cục trưởng Chi cục Trồng trọt và BVTV tỉnh Tiền Giang, giải thích: Thời điểm năm 2018, theo Văn bản 3690 của Bộ NN-PTNT thì Sở NN-PTNT giao việc này cho Chi cục Quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản thực hiện. Do mới có yêu cầu và cũng chưa có văn bản hướng dẫn cụ thể về cách thức thực hiện như thế nào, vì vậy mà có thể cán bộ đi thống kê, ghi nhận số liệu trên địa bàn với mục đích nhanh chóng đáp ứng yêu cầu về thủ tục, thuận lợi cho hoạt động kinh doanh của bà con. Đến giai đoạn 2020 - 2021, việc này được giao về cho ngành BVTV với những quy định rõ ràng và văn bản hướng dẫn cụ thể hơn.

"Chúng tôi tiếp nhận công việc và rà soát lại toàn bộ mã số trên địa bàn theo các quy định hiện hành thì phát hiện có những mã số không còn tồn tại trên thực tế, một số chuyển đổi mô hình hoạt động, nên chúng tôi đã kiến nghị Cục BVTV hủy hoặc thu hồi những mã số đó", ông Men nói và khẳng định những mã số hiện tại, chỉ một vài mã có thiếu sót về mặt kỹ thuật đã được Sở NN-PTNT hướng dẫn hoàn thiện, chuẩn hóa theo đúng quy định.

Về cơ bản, các mã số vùng trồng và cơ sở đóng gói trên địa bàn tỉnh đều không xảy ra vấn đề gì nên không ảnh hưởng tới hoạt động xuất khẩu. Toàn tỉnh hiện có hơn 20.000 ha diện tích vùng trồng được cấp mã số, phần lớn là sầu riêng.

"Chúng tôi đang tích cực hỗ trợ người dân thực hiện việc cấp mã số với mục tiêu đến năm 2025 có đến 70% diện tích sầu riêng và 50% diện tích cây ăn trái nói chung sẽ có mã số với tổng diện tích trên 40.000 ha", ông Men nói.

Nâng cao chất lượng trái cây, quản lý chặt vùng trồng

Lãnh đạo Cục BVTV cho biết trong thời gian qua nhiều nước nhập khẩu liên tục nâng cao các rào cản kỹ thuật, yêu cầu sản phẩm phải có mã số vùng trồng và cơ sở đóng gói để buộc chúng ta nâng cao chất lượng sản phẩm. Thế nhưng tại địa phương, nhiều tổ chức và cá nhân chỉ mới tập trung vào công tác mở rộng số lượng diện tích vùng trồng và cơ sở đóng gói mà chưa quan tâm đúng mức đến công tác kiểm tra, giám sát các vùng nhằm đảm bảo tuân thủ yêu cầu của nước nhập khẩu cũng như nâng cao chất lượng sản phẩm. Có tình trạng một số hồ sơ ở các địa phương khác nhau, trên các đối tượng cây trồng khác nhau lại giống nhau đến 99%; thậm chí là giống từng dấu chấm, dấu phẩy. Nhiều trường hợp hồ sơ làm rất bài bản nhưng hoàn toàn không đúng theo yêu cầu của sản phẩm hoặc thị trường xuất khẩu.

Hiện nay, cả nước có 6.439 vùng trồng ở 53/63 tỉnh thành và 1.618 cơ sở đóng gói tại 33 địa phương được cấp mã số xuất khẩu.
Hiện nay, cả nước có 6.439 vùng trồng ở 53/63 tỉnh thành và 1.618 cơ sở đóng gói tại 33 địa phương được cấp mã số xuất khẩu.

Ông Hoàng Trung, Cục trưởng Cục BVTV, cho biết: Việc không tuân thủ nghiêm các quy định về mã số vùng trồng và cơ sở đóng gói đặt ra nhiều thách thức đối với việc xuất khẩu sản phẩm trồng trọt của VN, thậm chí có thể dẫn đến nguy cơ bị dừng xuất khẩu toàn ngành hàng. Chính vì vậy, để đảm bảo tuân thủ đúng yêu cầu xuất khẩu, tất cả các bên liên quan trong chuỗi cần hiểu rõ quy định và chuẩn bị sẵn sàng các điều kiện cần thiết. Trong thời gian tới phải quản lý chặt chẽ hơn nữa vùng trồng cũng như cơ sở đóng gói.

Liên quan đến vấn đề này, ông Nguyễn Vĩnh Phúc, Chi cục trưởng Chi cục Trồng trọt và BVTV tỉnh Vĩnh Long, phản ánh việc cấp và quản lý mã số vùng trồng, mã số cơ sở đóng gói thời gian qua vẫn còn nhiều khó khăn. Bên cạnh lực lượng nhân sự mỏng, khó đảm đương hết công tác giám sát mã số, thì yêu cầu để có mã số cần phải có diện tích vùng trồng trên 10 ha, trong khi phần lớn diện tích sản xuất của người dân là nhỏ lẻ là chưa hợp lý. Ngoài ra, nhận thức của một bộ phận nông dân trong việc thực hiện cấp mã số, bảo vệ mã vùng trồng chưa cao. Nhiều người trồng sầu riêng vẫn nghĩ nếu không xuất khẩu được thì vẫn có thể bán tại nội địa.

Để khắc phục tình trạng nói trên, ông Võ Văn Men cho biết Chi cục Trồng trọt và BVTV tỉnh Tiền Giang tăng cường phối hợp với các huyện trong việc giám sát các mã số được cấp theo văn bản được hướng dẫn. Qua công tác giám sát, nếu các vùng trồng hay cơ sở đóng gói nào không thực hiện đúng sẽ kiên quyết thu hồi mã số để đảm bảo uy tín, thương hiệu của nông sản VN khi ra nước ngoài. Bên cạnh đó, Chi cục cũng đã trao đổi và kiến nghị với Cục BVTV, Bộ NN-PTNT về việc tăng cường trao đổi thông tin 2 chiều và liên tục hằng tuần, hằng tháng về số lượng mã số được cấp, lượng hàng hóa đã xuất để có cơ sở thực hiện giám sát tốt hơn. Ngoài ra, luật Trồng trọt (điều 64) có nội dung quy định về công tác quản lý mã số vùng trồng phục vụ xuất khẩu, nhưng chưa có thông tư, nghị định hướng dẫn, nên cần sớm hoàn thiện để có cơ sở pháp lý tốt hơn khi triển khai thực hiện.

Việc xây dựng mã số vùng trồng cho nông sản không những giúp truy xuất nguồn gốc mà còn gắn chặt sản xuất theo quy trình nhất định để đáp ứng yêu cầu của các thị trường.
Việc xây dựng mã số vùng trồng cho nông sản không những giúp truy xuất nguồn gốc mà còn gắn chặt sản xuất theo quy trình nhất định để đáp ứng yêu cầu của các thị trường.

Ngày 23/3/2023, Bộ NN-PTNT đã có văn bản chỉ đạo số 1776 về việc giao cho sở NN-PTNT các tỉnh, thành phố thực hiện cấp mã số và bảo đảm duy trì các điều kiện kỹ thuật đối với các mã số vùng trồng, cơ sở đóng gói đã cấp. Thực hiện chỉ đạo của Bộ, Cục BVTV cũng đã xây dựng văn bản hướng dẫn theo từng nội dung cụ thể và tập huấn triển khai cho các địa phương. Đối với việc giám sát sau khi được cấp mã số thì bên cạnh việc tự giám sát do tổ chức/cá nhân được cấp mã số tự thực hiện, còn có kế hoạch giám sát định kỳ do cơ quan quản lý tại địa phương tổ chức thực hiện để đảm bảo vùng trồng luôn duy trì tình trạng tuân thủ các yêu cầu kỹ thuật theo đúng tiêu chuẩn với tần suất giám sát tối thiểu 1 lần/năm. Đối với vùng trồng, thời điểm giám sát phải tiến hành trước thời kỳ thu hoạch./.

Kim Ngân

Có thể bạn quan tâm

Cùng chuyên mục

Tin khác

Thanh Hoá: Xác minh tài sản, thu nhập của cán bộ 10 cơ quan đơn vị

Thanh Hoá: Xác minh tài sản, thu nhập của cán bộ 10 cơ quan đơn vị

Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hoá Đỗ Minh Tuấn vừa có Quyết định số 261/QĐ-UBND về phê duyệt nội dung kế hoạch xác minh tài sản, thu nhập năm 2025 đối với người có nghĩa vụ kê khai hằng năm công tác tại 10 cơ quan, đơn vị.
Các mô hình trồng thử sâm Ngọc Linh đều chưa đạt

Các mô hình trồng thử sâm Ngọc Linh đều chưa đạt

Trung tâm Phát triển sâm Ngọc Linh và dược liệu (Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Quảng Nam) vừa có báo cáo đánh giá tình hình triển khai các mô hình trồng thử nghiệm di thực sâm Ngọc Linh trên địa bàn giai đoạn 2021-2024.
Định hướng tương lai cho ngành gốm sứ, thủy tinh trong kỷ nguyên mới

Định hướng tương lai cho ngành gốm sứ, thủy tinh trong kỷ nguyên mới

Đất nước đang bước vào kỷ nguyên với sự phát triển mạnh mẽ về khoa học kĩ thuật. Những đột phá về mặt công nghệ đã và đang tạo ra những cơ hội mới cũng như những thách thức mà ngành gốm sứ, thủy tinh công nghiệp cần phải thích ứng và vượt qua.
Phát triển thương hiệu sâm Ngọc Linh là một hành trình đầy gian nan

Phát triển thương hiệu sâm Ngọc Linh là một hành trình đầy gian nan

Người trồng sâm Ngọc Linh có thể thu về lợi nhuận cực lớn, lên tới 32 tỉ đồng sau 8 năm cho một ha. Chính vì giá trị quá lớn, gần đây rộ lên vấn nạn rất đau đầu cho cả người trồng và người tiêu dùng là gian thương trà trộn sâm giả và bán giá rất cao. Trước thực tế đó, cần làm gì để bảo tồn nguồn giống, phát triển thương hiệu sâm Ngọc Linh?
Nâng tầm giá trị hạt muối Việt Nam

Nâng tầm giá trị hạt muối Việt Nam

Với mong muốn tôn vinh, bảo tồn, phát triển nghề muối, từ ngày 6 - 8/3/2025, tại Bạc Liêu, Bộ NN-PTNT phối hợp với UBND tỉnh Bạc Liêu sẽ tổ chức Festival nghề Muối Việt Nam - Bạc Liêu năm 2025 “Hành trình 100 năm nghề muối - Đời người” với chủ đề “Nâng tầm giá trị hạt muối Việt Nam”.
Xây dựng thương hiệu gạo thành công chính là xây dựng được lòng tin

Xây dựng thương hiệu gạo thành công chính là xây dựng được lòng tin

Ông Phạm Thái Bình, Chủ tịch hội đồng quản trị Công ty cổ phần nông nghiệp công nghệ cao Trung An cho rằng, xây dựng thương hiệu gạo thành công là xây dựng được lòng tin của người tiêu dùng trong nước và thế giới.
Cần làm gì để biến sâm Ngọc Linh thành sản phẩm thương mại hóa có giá trị cao?

Cần làm gì để biến sâm Ngọc Linh thành sản phẩm thương mại hóa có giá trị cao?

Người trồng sâm Ngọc Linh có thể thu về lợi nhuận cực lớn, lên tới 32 tỉ đồng sau 8 năm cho một ha. Vì giá trị quá lớn, gần đây rộ lên vấn nạn rất đau đầu cho cả người trồng và người tiêu dùng là gian thương trà trộn sâm giả và bán giá rất cao.
Chung tay xây dựng thương hiệu gạo Việt Nam

Chung tay xây dựng thương hiệu gạo Việt Nam

Từng đạt giải gạo ngon nhất thế giới, luôn giữ vị trí hàng đầu thế giới về sản lượng gạo xuất khẩu, song hầu hết gạo Việt Nam chưa có thương hiệu riêng. Việc xây dựng thương hiệu cho gạo Việt Nam đang trở nên cấp bách hơn bởi chỉ khi có thương hiệu gạo Việt mới có giá trị và gia tăng nguồn thu cho đất nước.
Nhiều thương hiệu thời trang Việt rời cuộc chơi, nhường chỗ cho hàng ngoại

Nhiều thương hiệu thời trang Việt rời cuộc chơi, nhường chỗ cho hàng ngoại

Trong khi nhiều thương hiệu thời trang Việt rời cuộc chơi thì không ít thương hiệu nước ngoài như Zara, H&M và Uniqlo vẫn ăn nên làm ra, thậm chí liên tục mở thêm cửa hàng.
Lãnh đạo tỉnh livestream quảng bá sâm Ngọc Linh, tiết lộ giá sảm phẩm Quốc bảo của Việt Nam

Lãnh đạo tỉnh livestream quảng bá sâm Ngọc Linh, tiết lộ giá sảm phẩm Quốc bảo của Việt Nam

Sâm Ngọc Linh là sản phẩm được Nhà nước công nhận là Quốc bảo của Việt Nam. Đây là một sản phẩm có giá trị kinh tế cao, hiện lá sâm đã có giá trên 10 triệu đồng/kg, còn củ sâm khoảng 120 triệu đồng/kg.
Thương mại dịch vụ phát triển T&H – Nâng tầm chuẩn mực vệ sinh công nghiệp!

Thương mại dịch vụ phát triển T&H – Nâng tầm chuẩn mực vệ sinh công nghiệp!

Trong bối cảnh đô thị hóa nhanh chóng và nhu cầu đảm bảo môi trường sống và làm việc sạch sẽ ngày càng cao, Công ty TNHH Thương mại dịch vụ phát triển T&H đã khẳng định vị thế tiên phong tại Việt Nam. Với sự kết hợp giữa dịch vụ đa dạng, công nghệ hiện đại và đội ngũ chuyên nghiệp, T&H không chỉ đáp ứng mà còn vượt qua kỳ vọng của khách hàng, mang đến những giải pháp toàn diện và bền vững.
Sau Lep', đến lượt thương hiệu thời trang Meo thông báo đóng cửa

Sau Lep', đến lượt thương hiệu thời trang Meo thông báo đóng cửa

Lep', sau 8 năm xây dựng hình ảnh thương hiệu với những thiết kế đậm chất nữ tính như váy hoa và áo dài, đã dừng lại bằng một bài đăng cảm động vào ngày 14/11.
Phát triển bền vững giúp thương hiệu Việt Nam ghi danh trên bản đồ toàn cầu

Phát triển bền vững giúp thương hiệu Việt Nam ghi danh trên bản đồ toàn cầu

Phát triển bền vững là điểm khác biệt giúp xây dựng thương hiệu Việt Nam, ghi danh trên bản đồ thương hiệu toàn cầu. Bởi đây không chỉ là vấn đề chung của thế giới, điều bắt buộc để cạnh tranh mà còn là điều người dân mong muốn, nhà đầu tư và du khách hướng tới.
Đưa Sâm Ngọc Linh trở thành ngành hàng hóa có giá trị kinh tế cao

Đưa Sâm Ngọc Linh trở thành ngành hàng hóa có giá trị kinh tế cao

Để sớm đưa cây Sâm Ngọc Linh thành cây trồng mũi nhọn, dẫn dắt nhiều ngành kinh tế khác, góp phần phát triển kinh tế - xã hội tại các vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi của tỉnh và vươn tầm thế giới; Ban Thường vụ Tỉnh ủy Quảng Nam đã ban hành Nghị quyết về tăng cường công tác quản lý, bảo tồn và phát triển Sâm Ngọc Linh trên địa bàn tỉnh đến năm 2030, định hướng đến năm 2035.
“Xanh hóa” sản phẩm để nâng cao thương hiệu cá tra Việt Nam

“Xanh hóa” sản phẩm để nâng cao thương hiệu cá tra Việt Nam

Cá tra đang bị cạnh tranh gay gắt từ các quốc gia và dòng sản phẩm cá thịt trắng khác. Theo các chuyên gia, doanh nghiệp, thời gian tới ngành hàng cần hướng tới sản xuất bền vững, xanh hóa giá trị sản phẩm để nâng cao thương hiệu, giúp cá tra Việt Nam tiến vào những thị trường khắt khe bậc nhất như cộng đồng các quốc gia Hồi giáo với hơn 2 tỷ dân.
Nhiều thương hiệu thời trang Việt tự khai tử trong cơn bão hàng giá rẻ Trung Quốc đổ bộ

Nhiều thương hiệu thời trang Việt tự khai tử trong cơn bão hàng giá rẻ Trung Quốc đổ bộ

Thời gian qua, nhiều hãng thời trang nữ “made in Vietnam” như Lep’, CATSA, Giian, MIÊU bất ngờ thông báo đóng cửa khiến hiều người tiêu dùng tỏ ra tiếc nuối.
Gia Lai: La Mơ Nông đẩy mạnh đa dạng truyền thông nâng cao nhận thức cán bộ, người dân về xây dựng nông thôn mới.

Gia Lai: La Mơ Nông đẩy mạnh đa dạng truyền thông nâng cao nhận thức cán bộ, người dân về xây dựng nông thôn mới.

Trong khuôn khổ của Dự án thuộc Chương trình MTQG số 04 về xây dựng nông thôn mới, xã Ia Mơ Nông (huyện Chư Păh, tỉnh Gia Lai) đã đẩy mạnh, đa dạng hình thức thông tin, truyền thông nhằm nâng cao nhận thức, thực hiện có hiệu quả, chuyển đổi tư duy của các bộ, người dân trong công tác truyền thông về xây dựng nông thôn mới, quyết tâm cán đích nông thôn mới 2024.
Lộ diện Top 8 barista tại Chung kết miền Bắc Dalatmilk Barista Championship 2024

Lộ diện Top 8 barista tại Chung kết miền Bắc Dalatmilk Barista Championship 2024

Ngày 26/10 vừa qua tại Trill Rooftop Cafe (Hà Nội) đã chính thức diễn ra vòng Chung kết miền Bắc của cuộc thi Pha chế chuyên nghiệp Dalatmilk Barista Championship 2024 với những màn tranh tài đầy kịch tính từ các barista xuất sắc.
Tân Á Đại Thành 12 năm liên tiếp được vinh danh là Thương hiệu Quốc gia Việt Nam

Tân Á Đại Thành 12 năm liên tiếp được vinh danh là Thương hiệu Quốc gia Việt Nam

Ngày 4/11/2024 tại Lễ công bố Thương hiệu Quốc gia Việt Nam năm 2024, Tập đoàn Tân Á Đại Thành tự hào được vinh danh lần thứ 6 liên tiếp, đánh dấu chặng đường 12 năm liền được công nhận là Thương hiệu Quốc gia của Việt Nam. Sự kiện có sự tham gia và phát biểu chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính cùng sự có mặt của Phó Thủ tướng Chính phủ Bùi Thanh Sơn, Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên và cùng các đồng chí Ủy viên Trung ương Đảng, lãnh đạo các bộ, ban, ngành, cơ quan trung ương, các lãnh đạo tỉnh/thành địa phương…
Xây dựng, phát triển thương hiệu quốc gia Việt Nam có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, mang tính chiến lược

Xây dựng, phát triển thương hiệu quốc gia Việt Nam có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, mang tính chiến lược

Tại Lễ công bố sản phẩm đạt Thương hiệu quốc gia Việt Nam năm 2024, Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh, xây dựng, phát triển Thương hiệu quốc gia Việt Nam là nhiệm vụ có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, mang tính chiến lược; trong đó việc xây dựng thương hiệu sản phẩm quốc gia là một trong những nội dung cốt lõi.
Sắp công bố sản phẩm đạt Thương hiệu quốc gia - Vươn mình tiến vào Kỷ nguyên xanh

Sắp công bố sản phẩm đạt Thương hiệu quốc gia - Vươn mình tiến vào Kỷ nguyên xanh

Theo Cục Xúc tiến thương mại, Lễ công bố sản phẩm đạt Thương hiệu Quốc gia (THQG) lần thứ 9 năm 2024, với chủ đề "Vươn mình tiến vào Kỷ nguyên xanh," sẽ diễn ra vào ngày 04/11/2024 tại Trung tâm Hội nghị quốc gia Việt Nam.
Thanh Hoá: Kỷ niệm 70 năm đồng bào, cán bộ, chiến sĩ, học sinh miền Nam tập kết ra Bắc

Thanh Hoá: Kỷ niệm 70 năm đồng bào, cán bộ, chiến sĩ, học sinh miền Nam tập kết ra Bắc

Tối 27/10, tại TP. Sầm Sơn, tỉnh Thanh Hóa đã long trọng tổ chức Lễ kỷ niệm 70 năm đón tiếp đồng bào, cán bộ, chiến sỹ, học sinh miền Nam tập kết ra Bắc và khánh thành Khu lưu niệm.
Đồng Tháp sắp tổ chức Ngày hội Cá tra năm 2024

Đồng Tháp sắp tổ chức Ngày hội Cá tra năm 2024

Với chủ đề “Cá tra Đồng Tháp: Hành trình xanh - Giá trị xanh”, Ngày hội Cá tra Đồng Tháp năm 2024 sẽ diễn ra trong 2 ngày 16 và 17/11, tại Quảng trường Võ Nguyên Giáp, TP Hồng Ngự.
Xóa lời nguyền "vô danh" cho nông sản Việt

Xóa lời nguyền "vô danh" cho nông sản Việt

Có lợi thế về nông nghiệp, có nhiều nông sản xuất khẩu hàng đầu thế giới nhưng vì chưa xây dựng được thương hiệu mạnh nên giá trị thu về của người nông dân, doanh nghiệp và đất nước chưa tương xứng.
Babego khẳng định vị thế thương hiệu với giải thưởng “Thương hiệu Vàng phát triển bền vững 2024”

Babego khẳng định vị thế thương hiệu với giải thưởng “Thương hiệu Vàng phát triển bền vững 2024”

Ngày 10/10 vừa qua, tại Nhà hát Quân đội, Babego vinh dự nhận giải thưởng “THƯƠNG HIỆU VÀNG PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG” tại chương trình vinh danh “Thương hiệu Vàng thời đại số” lần thứ nhất năm 2024. Khẳng định uy tín, chất lượng của thương hiệu sữa thảo dược số 1 dành cho trẻ táo bón, biếng ăn, chậm tăng cân.
Kết quả chương trình Vinh danh "Thương hiệu Vàng thời đại số" lần thứ nhất, năm 2024

Kết quả chương trình Vinh danh "Thương hiệu Vàng thời đại số" lần thứ nhất, năm 2024

Sáng 10/10/2024, tại Hà Nội, chương trình Vinh danh “Thương hiệu Vàng thời đại số” lần thứ nhất, năm 2024 đã diễn ra thành công tốt đẹp. Theo Ban Tổ chức, chương trình Vinh danh "Thương hiệu Vàng thời đại số" lần thứ nhất, năm 2024 đã lựa chọn được 40 sản phẩm và 22 thương hiệu để vinh danh ở 2 hạng mục là "Sản phẩm Vàng vì người tiêu dùng" và "Thương hiệu Vàng phát triển bền vững".
Chương trình “Thương hiệu Vàng thời đại số” lần thứ nhất năm 2024 vinh danh 40 sản phẩm, 22 thương hiệu

Chương trình “Thương hiệu Vàng thời đại số” lần thứ nhất năm 2024 vinh danh 40 sản phẩm, 22 thương hiệu

Sáng ngày 10/10/2024, tại Nhà hát Quân đội (số 130 đường Hồ Tùng Mậu, phường Mai Dịch, quận Cầu Giấy, Hà Nội) đã diễn ra Chương trình Vinh danh “Thương hiệu Vàng thời đại số” lần thứ nhất, năm 2024.
Cách nào định vị thương hiệu Việt trong xu thế hội nhập toàn cầu?

Cách nào định vị thương hiệu Việt trong xu thế hội nhập toàn cầu?

Theo chuyên gia, để xây dựng và định vị thương hiệu, cần quan tâm đến các yếu tố: lựa chọn giá trị nào, dựa vào cái gì?, định vị thương hiệu không cần quá cao siêu, hãy chọn cái gì là giá trị cốt lõi, đặc tính nổi trội mà doanh nghiệp có lợi thế.
Nghiên cứu công nghệ AI cho mục đích bảo vệ thương hiệu nông sản

Nghiên cứu công nghệ AI cho mục đích bảo vệ thương hiệu nông sản

Tại tọa đàm “Giải pháp bảo vệ thương hiệu nông sản Đà Lạt”, nhiều chuyên gia đầu ngành đã nêu nhiều đề xuất, giải pháp bảo vệ thương hiệu nông sản Đà Lạt, bảo vệ nông dân, giữ niềm tin của người tiêu dùng.
Xem thêm

Thương hiệu nổi bật

eco-parl
cai-lan
vinamil
richy-nho
sun-group
logo-erowindow
partner-bivaco
partner-shb
partner-tan-hoang-minh-group
partner-hdbank
partner-vinacomin
partner-viglacera
partner-th
partner-bacabank
partner-danko-group
ttp
doji
nam-cuong
partner-vingroup
gleximco
Phiên bản di động