Xóa lời nguyền "vô danh" cho nông sản Việt

Có lợi thế về nông nghiệp, có nhiều nông sản xuất khẩu hàng đầu thế giới nhưng vì chưa xây dựng được thương hiệu mạnh nên giá trị thu về của người nông dân, doanh nghiệp và đất nước chưa tương xứng.
Hàng hóa Việt Nam sẽ tiến sâu hơn vào thị trường tỉ dân Giá cau tươi bất ngờ trở thành "câu chuyện thời sự" ở nhiều vùng quê Vì sao người dân ở nhiều địa phương mở rộng diện tích trồng tiêu?
Xóa lời nguyền
Xóa lời nguyền "vô danh" cho nông sản Việt.

Sự khác biệt giữa sản phẩm có và chưa có thương hiệu

“Cùng là sầu riêng nhưng giống Musang King (Malaysia) trồng tại Việt Nam đang được bán từ 500.000 - 800.000 đồng/kg. Nghĩa là để mua một trái sầu riêng 2 - 3 kg, chúng ta phải chi tới hơn 2 triệu đồng. Trong khi giống sầu riêng Ri-6 của ta, chất lượng không hề thua kém thì giá cao nhất cũng chỉ khoảng 100.000 đồng/kg, bằng khoảng 1/5 - 1/8 so với sầu riêng nước bạn. Đó chính là sự khác biệt giữa một sản phẩm có thương hiệu và chưa có hoặc có nhưng thương hiệu chưa đủ mạnh”. Đó là dẫn chứng của ông Nguyễn Ngọc Toàn, Tổng biên tập Báo Thanh Niên tại tọa đàm về “Xây dựng thương hiệu quốc gia cho nông sản Việt”, cho thấy sự cần thiết phải xây dựng và phát triển thương hiệu cho nông sản Việt.

Thiệt hại của việc xuất khẩu không có thương hiệu được bà Võ Thị Tam Dân, Chủ tịch HĐQT kiêm Giám đốc Công ty CP Trà Rồng Vàng, dẫn chứng cụ thể: Trà ô long hái tay chất lượng cao, giá xuất khẩu thô chỉ dao động 10 - 12 USD/kg. Tuy nhiên, sau khi các nước nhập khẩu sơ chế, đấu trộn, đóng gói dưới thương hiệu của đơn vị nhập khẩu thì bán ra thị trường với giá cao gấp hàng chục lần. "Việt Nam đứng thứ 5 trên thế giới về xuất khẩu trà, đứng thứ 7 về sản xuất trà. Sản phẩm trà của Việt Nam xuất khẩu tới 74 quốc gia và vùng lãnh thổ, gồm Pakistan, Trung Quốc, Nga, Indonesia… Tuy nhiên, khoảng 90% sản lượng trà xuất khẩu vẫn ở dạng thô, giá bán thấp và được tiêu thụ dưới thương hiệu của các nhà nhập khẩu, xuất khẩu trà dưới dạng thành phẩm có thương hiệu còn rất hạn chế", bà Dân nói.

Việt Nam là nước xuất khẩu hàng đầu thế giới nhiều mặt hàng nông sản như rau quả, gạo, cà phê, hạt điều, hồ tiêu, thủy sản, gỗ và sản phẩm gỗ…Đây là những mặt hàng nông sản xuất khẩu chủ lực của Việt Nam hiện nay, nhiều mặt hàng nông sản xuất khẩu đã đáp ứng ngày càng tốt hơn tiêu chuẩn chất lượng của các thị trường, ngay cả những thị trường nhập khẩu yêu cầu cao về tiêu chuẩn kỹ thuật, chất lượng.

Song hiện nay vẫn rất ít sản phẩm nông sản được đăng ký bảo hộ thương hiệu. Nhiều nông sản xuất khẩu của Việt Nam chưa có logo, nhãn mác riêng, chưa tham gia đầy đủ vào chuỗi giá trị toàn cầu… Chính điều này khiến giá trị của các mặt hàng thấp.

Một nhà khoa học từng nói thẳng: "Câu chuyện xây dựng thương hiệu nông sản đã bàn rất lâu nhưng vẫn chưa có những thay đổi lớn. Nguyên nhân bắt nguồn từ 3 bên. Đầu tiên là nhà nước cũng chưa thực sự quan tâm đúng mức đến việc quảng bá thương hiệu cho nông sản Việt. Thứ hai, DN không có nguồn nguyên liệu, không có diện tích lớn nên muốn xuất khẩu gạo thì phải mua qua thương lái là chính. Ngay cả các tổng công ty lương thực mạnh nhất Việt Nam cũng không có nguồn nguyên liệu. Thứ ba là từ chính người nông dân. Muốn làm dự án lớn, trồng lúa trên diện tích 10.000 ha đất là không dễ khi đồng ruộng phân mảnh. Muốn tập hợp người nông dân lại rất khó, bởi họ không muốn phá bờ thửa ruộng của mình. Nếu chúng ta có thể giải quyết những khó khăn đó thì việc xây dựng thương hiệu dễ dàng hơn".

Ông Phạm Ngọc Anh Tùng - nhà sáng lập Foodmap nhớ lại thời điểm 6 năm trước, chè ô long của Việt Nam chỉ bán được với giá 9 USD/kg, trong khi Đài Loan xuất khẩu cùng loại này sang Mỹ với giá lên tới 100 USD/kg. Ông Tùng nhấn mạnh, hầu hết sản phẩm nông sản của Việt Nam chủ yếu xuất khẩu dưới dạng thô. Nếu biết cách gia tăng giá trị sản phẩm, xây dựng thương hiệu và cải thiện chất lượng, chúng ta hoàn toàn có thể tăng giá trị xuất khẩu gấp đôi, thậm chí gấp ba lần.

Xây dựng thương hiệu bắt đầu từ sự thật tâm, đồng lòng

Chia sẻ kinh nghiệm của chính bản thân từng xây dựng cũng như chứng kiến sự lớn mạnh của nhiều thương hiệu trong và nước ngoài, "phù thủy marketing" Trần Bảo Minh, Phó chủ tịch Nutifood, khẳng định: Thương hiệu nông sản Việt muốn có vị thế, muốn cạnh tranh được trên thị trường quốc tế phải bắt đầu từ phân tích lợi thế. Muốn biết lợi thế, hãy đặt câu hỏi, với khí hậu, thổ nhưỡng, tập quán sản xuất của VN như hiện nay, vị trí địa lý như vậy thì loại cây nào, loại con nào sẽ có lợi thế cạnh tranh trong dài hạn? Đơn cử, nếu đem táo, lê của VN cạnh tranh với Úc thì thua chắc nhưng chôm chôm, sầu riêng thì chúng ta có nhiều cơ hội. "Nếu không biết lợi thế là gì sẽ rất khó để xây dựng thương hiệu nông sản Việt vì làm nông nghiệp phải có đất, mà đất thì có giới hạn. Trong giới hạn đất và nước như vậy, phải tạo ra những sản phẩm có giá trị cao nhất. Bên cạnh đó, làm thương hiệu không chỉ sản xuất rồi dán tên vào sản phẩm và mang đi xuất khẩu. Phải xây dựng một hệ sinh thái công nghiệp, mang lại giá trị lớn cho tất cả mọi đối tượng tham gia vào chuỗi giá trị, vào hệ sinh thái đó, tương tự như cách mà Ireland đã làm với sữa hay nhân sâm của Hàn Quốc thì mới tạo ra những thương hiệu mạnh", ông Trần Bảo Minh nói.

Tham vọng đưa thương hiệu mía đường của VN niêm yết trên thị trường chứng khoán Singapore, ông Đặng Văn Thành, Chủ tịch Tập đoàn Thành Thành Công (TTC), cho rằng muốn xây dựng thương hiệu quốc gia cho nông sản Việt, phải bắt đầu từ trách nhiệm và tinh thần doanh nhân, nói đúng hơn là tinh thần doanh nông. "Bây giờ là không đổ thừa hay đùn đẩy nữa, mà phải bắt tay vào làm", ông Thành nêu quan điểm và kể lại hành trình của TTC. Khi VN gia nhập ATIGA (hiệp định thương mại nội khối ASEAN), DN rất lo ngại, giới hạn hạn điền cùng nhiều vướng mắc khác có thể khiến họ khó cạnh tranh với DN ngoại. Nhưng với suy nghĩ, cái gì cũng phải có giải pháp, Công ty CP Thành Thành Công - Biên Hòa (TTC AgriS, trực thuộc Tập đoàn TTC) đã quyết tâm nghiên cứu, xây dựng theo mô hình phát triển bền vững từ trong nước rồi vươn ra thế giới. "Đến nay, có thể tự hào mà nói TTC đại diện cho ngành mía đường Việt được rồi. Chúng tôi đã xuất khẩu những mặt hàng đặc trưng và đáp ứng đủ nhu cầu tiêu thụ nội địa. Từ kinh nghiệm đó, khi xuất trực tiếp trái cây cũng vậy, chế biến phải chế biến sâu thì giá trị gia tăng mang lại mới cao. Bằng không chỉ có xuất khẩu thô mà thôi", ông Thành chia sẻ.

Những tín hiệu tích cực từ các địa phương

Nước mắm sá sùng Vân Đồn thương hiệu Vanbest được giới thiệu và bán tại Hội chợ OCOP Khu vực Đông Bắc - Quảng Ninh 2024.
Nước mắm sá sùng Vân Đồn thương hiệu Vanbest được giới thiệu và bán tại Hội chợ OCOP Khu vực Đông Bắc - Quảng Ninh 2024.

Tận dụng lợi thế có diện tích rừng lớn hơn 79,5 nghìn héc-ta, huyện Nậm Nhùn (tỉnh Lai Châu) đã phát triển nghề nuôi ong lấy mật gắn với xây dựng sản phẩm OCOP nhằm tạo sản phẩm nông sản đặc trưng của địa phương.

Tính đến thời điểm này, trên địa bàn huyện đã được hỗ trợ 1.249 thùng nuôi ong cho 2 hợp tác xã và 18 hộ dân, với tổng kinh phí trên 874 triệu đồng từ Nghị quyết số 07/2021/NQ-HĐND của HĐND tỉnh quy định chính sách phát triển nông nghiệp hàng hóa tập trung giai đoạn 2021-2025. Các hộ nuôi ong chú trọng áp dụng kỹ thuật trong khâu nuôi, khai thác, bảo quản mật ong. Nhờ đó, xây dựng thành công 3 sản phẩm mật ong đạt tiêu chuẩn OCOP 3 sao, đó là: mật ong nơi thượng nguồn sông Đà; mật ong hoa mắc-ca Lê Lợi; mật ong hoa rừng Lê Lợi. Dự kiến, thời gian tới sẽ có thêm các sản phẩm: mật ong tinh bột nghệ nơi thượng nguồn Sông Đà, phấn ong nơi thượng nguồn Sông Đà. Với giá trị kinh tế đạt từ 2-2,5 triệu đồng/thùng/năm, giúp nhiều hộ dân xác định hướng phát triển kinh tế mới.

Xây dựng thương hiệu cho sản phẩm mật ong, các cơ quan chuyên môn huyện tư vấn, hỗ trợ, hướng dẫn các chủ thể đăng ký tham gia đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP đầu tư máy móc, trang thiết bị đảm bảo quy trình khai thác, chế biến, bảo quản sản phẩm; thiết kế nhãn hiệu, mẫu mã, bao bì và đăng ký nhãn hiệu. Cấp ủy, chính quyền địa phương quan tâm hỗ trợ doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ gia đình xây dựng phương án sản xuất kinh doanh, tiếp cận nguồn vốn, thị trường. UBND huyện tạo điều kiện hỗ trợ các tổ chức, hộ sản xuất kinh doanh tham gia chương trình giới thiệu, quảng bá, tiêu thụ, kết nối cung - cầu các sản phẩm tại các siêu thị, hội chợ, cửa hàng trưng bày, giới thiệu sản phẩm tại điểm du lịch cộng đồng trong và ngoài huyện. Các chủ thể chủ động giới thiệu sản phẩm và bán hàng qua các sàn thương mại điện tử như: Tiktok, Facebook, Shopee… Nhờ đó, sản phẩm mật ong trên địa bàn huyện đang được nhiều khách hàng tin dùng và đánh giá cao về chất lượng, từng bước khẳng định giá trị và uy tín trên thị trường.

Tại tỉnh Quảng Ninh, khoảng chục năm trở lại đây, việc xây dựng thương hiệu được tỉnh quan tâm đầu tư mạnh mẽ với sự vào cuộc tích cực của các cấp, ngành, địa phương, doanh nghiệp và người dân với số kinh phí đầu tư lên tới hàng trăm tỷ đồng. Đặc biệt, Quảng Ninh là tỉnh đầu tiên trong cả nước xây dựng một chương trình riêng về phát triển thương hiệu nhằm nâng cao giá trị các nông sản. Theo đánh giá từ các chuyên gia, đây là sự chuẩn bị tốt cho các sản phẩm đặc thù, nhất là nông sản của tỉnh để hội nhập kinh tế quốc tế, tạo cơ sở để các sản phẩm nông nghiệp tự tin cạnh tranh và phát triển thị trường xuất khẩu.

Điển hình, như sản phẩm nước mắm sá sùng Vân Đồn thương hiệu Vanbest của Công ty TNHH MTV Newstar được công nhận là sản phẩm OCOP 4 sao của Quảng Ninh có đầu ra tương đối rộng ở thị trường trong và ngoài tỉnh với lượng tiêu thụ khoảng 40.000 lít/năm. Để có được những sản phẩm chất lượng, doanh nghiệp đã chú trọng đầu tư công nghệ hiện đại vào khâu chế biến, đóng gói. Đồng thời, áp dụng hệ thống quản lý VSATTP HACCP; ISO 22000 và công cụ 5S vào quy trình quản lý, sản xuất và đẩy mạnh chuyển đổi số, tăng cường quảng bá, giới thiệu sản phẩm trên các sàn thương mại điện tử.

Hiện toàn tỉnh có 336 sản phẩm OCOP của 13 địa phương đạt từ 3-5 sao. Trong đó, có 246 sản phẩm đạt 3 sao, 86 sản phẩm đạt 4 sao và 4 sản phẩm đạt 5 sao. Toàn tỉnh có 219 chủ thể sản xuất tham gia Chương trình OCOP, gồm 54 doanh nghiệp, 87 hợp tác xã, 78 hộ sản xuất. Nhiều sản phẩm OCOP Quảng Ninh đạt chất lượng, mẫu mã tốt, có thể xuất khẩu sang nhiều thị trường tiềm năng. Đặc biệt, tỉnh đã quan tâm xây dựng, triển khai dự án phát triển sản phẩm chủ lực cấp tỉnh theo hướng đáp ứng về số lượng, gia tăng về giá trị, đảm bảo tiêu chuẩn cao và từng bước chuẩn hóa theo tiêu chuẩn quốc tế, phục vụ xuất khẩu.

Có thể khẳng định, việc xây dựng, phát triển thương hiệu sản phẩm nông sản sẽ mở rộng thị trường tiêu thụ, giúp người tiêu dùng hài lòng, tin tưởng lựa chọn và ưu tiên sử dụng sản phẩm có thương hiệu; là cầu nối cho việc xuất khẩu sản phẩm vào các thị trường tiêu thụ ngoài nước, góp phần xây dựng nền nông nghiệp bền vững, tạo đà thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.

Ngành nông nghiệp xuất siêu hơn 11,8 tỷ USD trong 8 tháng Ngành nông nghiệp xuất siêu hơn 11,8 tỷ USD trong 8 tháng
Xuất khẩu nông lâm thủy sản 9 tháng đạt 46,28 tỷ USD Xuất khẩu nông lâm thủy sản 9 tháng đạt 46,28 tỷ USD
Xuất khẩu nông sản có thể đạt trên 60 tỷ USD trong năm 2024 Xuất khẩu nông sản có thể đạt trên 60 tỷ USD trong năm 2024
Anh Minh

Có thể bạn quan tâm

Cùng chuyên mục

Tin khác

Sắp công bố sản phẩm đạt Thương hiệu quốc gia - Vươn mình tiến vào Kỷ nguyên xanh

Sắp công bố sản phẩm đạt Thương hiệu quốc gia - Vươn mình tiến vào Kỷ nguyên xanh

Theo Cục Xúc tiến thương mại, Lễ công bố sản phẩm đạt Thương hiệu Quốc gia (THQG) lần thứ 9 năm 2024, với chủ đề "Vươn mình tiến vào Kỷ nguyên xanh," sẽ diễn ra vào ngày 04/11/2024 tại Trung tâm Hội nghị quốc gia Việt Nam.
Thanh Hoá: Kỷ niệm 70 năm đồng bào, cán bộ, chiến sĩ, học sinh miền Nam tập kết ra Bắc

Thanh Hoá: Kỷ niệm 70 năm đồng bào, cán bộ, chiến sĩ, học sinh miền Nam tập kết ra Bắc

Tối 27/10, tại TP. Sầm Sơn, tỉnh Thanh Hóa đã long trọng tổ chức Lễ kỷ niệm 70 năm đón tiếp đồng bào, cán bộ, chiến sỹ, học sinh miền Nam tập kết ra Bắc và khánh thành Khu lưu niệm.
Đồng Tháp sắp tổ chức Ngày hội Cá tra năm 2024

Đồng Tháp sắp tổ chức Ngày hội Cá tra năm 2024

Với chủ đề “Cá tra Đồng Tháp: Hành trình xanh - Giá trị xanh”, Ngày hội Cá tra Đồng Tháp năm 2024 sẽ diễn ra trong 2 ngày 16 và 17/11, tại Quảng trường Võ Nguyên Giáp, TP Hồng Ngự.
Babego khẳng định vị thế thương hiệu với giải thưởng “Thương hiệu Vàng phát triển bền vững 2024”

Babego khẳng định vị thế thương hiệu với giải thưởng “Thương hiệu Vàng phát triển bền vững 2024”

Ngày 10/10 vừa qua, tại Nhà hát Quân đội, Babego vinh dự nhận giải thưởng “THƯƠNG HIỆU VÀNG PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG” tại chương trình vinh danh “Thương hiệu Vàng thời đại số” lần thứ nhất năm 2024. Khẳng định uy tín, chất lượng của thương hiệu sữa thảo dược số 1 dành cho trẻ táo bón, biếng ăn, chậm tăng cân.
Kết quả chương trình Vinh danh "Thương hiệu Vàng thời đại số" lần thứ nhất, năm 2024

Kết quả chương trình Vinh danh "Thương hiệu Vàng thời đại số" lần thứ nhất, năm 2024

Sáng 10/10/2024, tại Hà Nội, chương trình Vinh danh “Thương hiệu Vàng thời đại số” lần thứ nhất, năm 2024 đã diễn ra thành công tốt đẹp. Theo Ban Tổ chức, chương trình Vinh danh "Thương hiệu Vàng thời đại số" lần thứ nhất, năm 2024 đã lựa chọn được 40 sản phẩm và 22 thương hiệu để vinh danh ở 2 hạng mục là "Sản phẩm Vàng vì người tiêu dùng" và "Thương hiệu Vàng phát triển bền vững".
Chương trình “Thương hiệu Vàng thời đại số” lần thứ nhất năm 2024 vinh danh 40 sản phẩm, 22 thương hiệu

Chương trình “Thương hiệu Vàng thời đại số” lần thứ nhất năm 2024 vinh danh 40 sản phẩm, 22 thương hiệu

Sáng ngày 10/10/2024, tại Nhà hát Quân đội (số 130 đường Hồ Tùng Mậu, phường Mai Dịch, quận Cầu Giấy, Hà Nội) đã diễn ra Chương trình Vinh danh “Thương hiệu Vàng thời đại số” lần thứ nhất, năm 2024.
Cách nào định vị thương hiệu Việt trong xu thế hội nhập toàn cầu?

Cách nào định vị thương hiệu Việt trong xu thế hội nhập toàn cầu?

Theo chuyên gia, để xây dựng và định vị thương hiệu, cần quan tâm đến các yếu tố: lựa chọn giá trị nào, dựa vào cái gì?, định vị thương hiệu không cần quá cao siêu, hãy chọn cái gì là giá trị cốt lõi, đặc tính nổi trội mà doanh nghiệp có lợi thế.
Nghiên cứu công nghệ AI cho mục đích bảo vệ thương hiệu nông sản

Nghiên cứu công nghệ AI cho mục đích bảo vệ thương hiệu nông sản

Tại tọa đàm “Giải pháp bảo vệ thương hiệu nông sản Đà Lạt”, nhiều chuyên gia đầu ngành đã nêu nhiều đề xuất, giải pháp bảo vệ thương hiệu nông sản Đà Lạt, bảo vệ nông dân, giữ niềm tin của người tiêu dùng.
Sự trỗi dậy của các thương hiệu trà Việt

Sự trỗi dậy của các thương hiệu trà Việt

Nếu cách đây từ 5-7 năm, các thương hiệu trà sữa ngoại gần như chiếm lĩnh thị phần đồ uống Việt, thì gần đây, những cái tên như Phúc Long, Phê La với phong cách đậm vị từ nguồn nguyên liệu địa phương, đã vươn lên giành lại vị thế trong phân khúc nhiều tiềm năng này.
Detech Motor vinh dự nhận giải thưởng Top 50 nhãn hiệu nổi tiếng 2024

Detech Motor vinh dự nhận giải thưởng Top 50 nhãn hiệu nổi tiếng 2024

Vừa qua, thương hiệu ESPERO của DETECH Motor đã xuất sắc nhận được giải thưởng Top 50 Nhãn hiệu nổi tiếng 2024 từ VIPA (Hội sở hữu trí tuệ Việt Nam). Đây là một dấu ấn mới khẳng định vị thế của ESPERO DETECH trên thị trường xe máy, xe điện tại Việt Nam.
Phát triển Làng nghề truyền thống sản xuất bánh tráng, bún số 8

Phát triển Làng nghề truyền thống sản xuất bánh tráng, bún số 8

UBND tỉnh Bình Định vừa ban hành Quyết định số 3038, ngày 26/8/2024 phê duyệt Đề án phát triển làng nghề truyền thống sản xuất bánh tráng, bún số 8 Tăng Long 1, phường Tam Quan Nam, thị xã Hoài Nhơn để góp phần bảo tồn phát huy bản sắc, giá trị văn hóa địa phương.
Ngành sầu riêng Việt Nam có nhiều lợi thế nhưng cũng không ít thách thức

Ngành sầu riêng Việt Nam có nhiều lợi thế nhưng cũng không ít thách thức

Diện tích trồng tăng nhanh, thời gian thu hoạch kéo dài tạo ra lợi thế cạnh tranh rất lớn của sầu riêng Việt Nam so với Thái Lan và các nước trong khu vực. Tuy nhiên, các chuyên gia nhận định bênh cạnh yếu tố tích cực, thuận lợi thì ngành hàng sầu riêng đang đối mặt với nhiều khó khăn thách thức lớn.
Huyện Tam Nông và tỉnh Đồng Tháp có thể tạo thương hiệu lúa gạo mùa nước nổi

Huyện Tam Nông và tỉnh Đồng Tháp có thể tạo thương hiệu lúa gạo mùa nước nổi

Đó là khẳng định của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) Lê Minh Hoan tại Hội nghị sơ kết Dự án sản xuất nông nghiệp tuần hoàn, hiện đại và phát thải thấp, tại huyện Tam Nông, Đồng Tháp.
Thủ phủ sầu riêng hướng đến xây dựng ngành hàng tử tế, lấy chữ tín làm đầu

Thủ phủ sầu riêng hướng đến xây dựng ngành hàng tử tế, lấy chữ tín làm đầu

Đó là khẳng định của bà Ngô Thị Minh Trinh - Phó chủ tịch UBND huyện Krông Pắk (Đắk Lắk) trước những biến động của vụ mùa sầu riêng năm nay. Krông Pắk được xem như thủ phủ sầu riêng của tỉnh Trung tâm Vùng Tây Nguyên này.
Xuất khẩu tỉ đô, vì sao nông sản Việt chưa có thương hiệu trên trường quốc tế?

Xuất khẩu tỉ đô, vì sao nông sản Việt chưa có thương hiệu trên trường quốc tế?

"Việt Nam tự hào với nền nông nghiệp phát triển, là ngành xuất khẩu tỉ đô. Tuy nhiên, hầu hết sản phẩm nông sản của Việt Nam vẫn chủ yếu xuất khẩu dưới dạng thô, nên chưa có thương hiệu trên trường quốc tế", đó là chia sẻ của ông Phạm Ngọc Anh Tùng, nhà sáng lập Foodmap tại Toạ đàm "Vai trò của nông nghiệp đối với Việt Nam trong định hướng phát triển 2045".
Nâng tầm thương hiệu cho cà phê Việt Nam

Nâng tầm thương hiệu cho cà phê Việt Nam

Lô cà phê Arabica của Công ty TNHH Pun Coffee vừa được một khách hàng trả giá lên đến 1,2 triệu đồng/kg.
LOTTE Mart giữ vững danh hiệu Top 10 nhãn hiệu nổi tiếng Việt Nam

LOTTE Mart giữ vững danh hiệu Top 10 nhãn hiệu nổi tiếng Việt Nam

Công ty Cổ phần trung tâm thương mại LOTTE Việt Nam (LOTTE Mart) tiếp tục được vinh danh Top 10 Nhãn hiệu nổi tiếng – Nhãn hiệu cạnh tranh Việt Nam năm 2024. Đây là lần thứ 6 liên tiếp, Công ty giữ vững danh hiệu uy tín này, khẳng định niềm tin yêu của người tiêu dùng và đối tác dành cho thương hiệu bán lẻ LOTTE Mart trong suốt hành trình kinh doanh bền vững hơn 15 năm qua tại thị trường Việt Nam.
Liksin được vinh danh Top 20 Nhãn hiệu nổi tiếng Việt Nam 2024

Liksin được vinh danh Top 20 Nhãn hiệu nổi tiếng Việt Nam 2024

Liksin - Nhà cung cấp giải pháp In - Bao bì chuyên nghiệp và chất lượng cao. Với hệ sinh thái sản phẩm đa dạng, hệ thống ISO đạt chuẩn quốc tế, Liksin đã khẳng định vị thế và vinh dự góp mặt trong Top 20 Nhãn hiệu nổi tiếng Việt Nam năm 2024.
Hệ thống trung tâm tiêm chủng VNVC vào “Top 10 nhãn hiệu nổi tiếng Việt Nam 2024”

Hệ thống trung tâm tiêm chủng VNVC vào “Top 10 nhãn hiệu nổi tiếng Việt Nam 2024”

Hệ thống trung tâm tiêm chủng VNVC tiếp tục khẳng định vị thế là hệ thống trung tâm tiêm chủng vaccine uy tín - chất lượng hàng đầu Việt Nam khi vào danh sách top 10 “Nhãn hiệu nổi tiếng Việt Nam 2024”.
Bưu điện Việt Nam: Chuyển đổi số toàn diện, giữ vững thương hiệu Quốc gia

Bưu điện Việt Nam: Chuyển đổi số toàn diện, giữ vững thương hiệu Quốc gia

Mang trên mình trọng trách Doanh nghiệp Bưu chính Quốc gia, Bưu điện Việt Nam đã nỗ lực đón đầu xu thế, ứng dụng công nghệ vào hoạt động sản xuất kinh doanh.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam đào tạo ngành Kỹ thuật cơ khí

Học viện Nông nghiệp Việt Nam đào tạo ngành Kỹ thuật cơ khí

Trong thời đại ngày nay, hầu hết các vật dụng mà chúng ta sử dụng hàng ngày, từ chiếc bàn chải đánh răng đến chiếc điện thoại thông minh, trong quá trình sản xuất ra chúng đều có sự đóng góp vô cùng quan trọng của ngành kỹ thuật cơ khí. Đó là sự hiện diện của các thiết bị, máy móc cơ khí, dùng các quy trình công nghệ gia công hợp lý, để chế tạo ra các linh kiện, các chi tiết từ đủ các loại vật liệu khác nhau. Ví dụ như, máy in bản mạch điện tử trong một chiếc ti vi chính là một sản phẩm cơ khí. Rồi quá trình lắp ráp các chi tiết máy để tạo ra các đồ vật, dụng cụ, thiết bị dùng trong mọi lĩnh vực kinh tế, đời sống, xã hội cũng là một quá trình của sản xuất cơ khí. Công nghiệp cơ khí là một ngành trụ cột, chiếm tỷ trọng lớn trong nền kinh tế Việt Nam hiện nay.
Hạt điều sâu, mốc tràn ngập trên thị trường không phải hạt điều Bình Phước

Hạt điều sâu, mốc tràn ngập trên thị trường không phải hạt điều Bình Phước

Quá trình xác minh hạt điều giá rẻ, chất lượng kém tràn lan trên thị trường không phải của tỉnh Bình Phước, Hội Điều tỉnh Bình Phước đã đề nghị các cơ quan chức năng có giải pháp bảo vệ thương hiệu điều đặc sản.
Giá xuất khẩu tiến gần mốc 1.000 USD, tại sao gạo Việt Nam vẫn “vô danh”?

Giá xuất khẩu tiến gần mốc 1.000 USD, tại sao gạo Việt Nam vẫn “vô danh”?

Giá xuất khẩu gạo sang nhiều thị trường đã tiệm cận mức 1.000 USD/tấn. Gạo Việt cũng đã xuất khẩu được vào một số thị trường khó tính trên thế giới. Song, gạo Việt Nam vẫn chưa phải thương hiệu mạnh, nói đến gạo, nghĩ đến Việt Nam thì còn rất nhiều việc phải làm.
Biến vườn thành… rừng để nâng cao giá trị cho cà phê

Biến vườn thành… rừng để nâng cao giá trị cho cà phê

Để nâng cao giá trị cho cà phê, phù hợp với xu thế tiêu dùng toàn cầu, ngành cà phê ở Đắk Lắk đang từng bước “chuyển mình” theo hướng sản xuất xanh, sạch, có chứng nhận.
Quảng bá thương hiệu vải thiều Việt Nam bằng sticker tại Thái Lan

Quảng bá thương hiệu vải thiều Việt Nam bằng sticker tại Thái Lan

Bộ sticker gồm hình ảnh quảng cáo được vẽ tay đặc sắc, kể câu chuyện về hương vị độc đáo của vải Lục Ngạn, Bắc Giang, là một phương thức tiếp cận mới, hứa hẹn thu hút sự quan tâm của đông đảo người tiêu dùng Thái Lan đối với trái vải Việt Nam.
Hành trình phát triển ấn tượng của Eco-HHB

Hành trình phát triển ấn tượng của Eco-HHB

Đi vào hoạt động từ tháng 6/2023, Công ty TNHH Đầu tư Thương mại và Dịch vụ quốc tế Eco-HHB đã có hành trình phát triển với những thành tựu ấn tượng.
5 giải pháp xây dựng thương hiệu, gia tăng giá trị xuất khẩu

5 giải pháp xây dựng thương hiệu, gia tăng giá trị xuất khẩu

Thương hiệu Quốc gia Việt Nam tiếp tục thăng hạng mạnh mẽ với tốc độ tăng trưởng 102% trong giai đoạn từ năm 2019-2023, xếp thứ 33 trong Top121 thương hiệu quốc gia mạnh trên thế giới được Tổ chức tư vấn định giá thương hiệu hàng đầu thế giới-Brand Finance đánh giá, xếp hạng.
CEO Oriflame Việt Nam: Sản phẩm mỹ phẩm organic, thiên nhiên ngày càng được quan tâm

CEO Oriflame Việt Nam: Sản phẩm mỹ phẩm organic, thiên nhiên ngày càng được quan tâm

“Phải thừa nhận rằng hiện nay trên thị trường vẫn còn tình trạng mỹ phẩm không rõ nguồn gốc, hàng nhái, kém chất lượng gây ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe và sự an toàn của người tiêu dùng. Chính vì thế nhu cầu về các sản phẩm mỹ phẩm organic, thiên nhiên và an toàn cho sức khỏe ngày càng tăng. Người tiêu dùng sẽ ngày càng quan tâm hơn đến các sản phẩm có nguồn gốc rõ ràng, đến từ các thương hiệu uy tín”, bà Hà Thị Quỳnh Trâm - CEO Oriflame Việt Nam nhấn mạnh.
Xem thêm

Thương hiệu nổi bật

eco-parl
cai-lan
vinamil
richy-nho
sun-group
logo-erowindow
partner-bivaco
partner-shb
partner-tan-hoang-minh-group
partner-hdbank
sunshine
partner-vinacomin
partner-viglacera
partner-th
partner-bacabank
partner-danko-group
ttp
doji
nam-cuong
partner-vingroup
bidv3
phu-dien-2
gleximco
Phiên bản di động