Xuất khẩu gạo có nhiều triển vọng vượt kế hoạch năm 2022 Giá lúa gạo hôm nay 4/10/2022: Giá lúa OM 5451 tăng 100 đồng/kg Sức hút từ gạo Ông Cua ST25 với các nhà nhập khẩu quốc tế |
Giá gạo xuất khẩu của Việt Nam được điều chỉnh tăng dần |
Vượt qua mức đỉnh hồi giữa tháng 3
Hiệp hội Lương thực Việt Nam cho biết, ngày 3/10, giá gạo xuất khẩu của Việt Nam điều chỉnh tăng 5 USD/tấn, trong khi gạo Thái Lan giảm 1 USD/tấn, gạo Pakistan giảm 5 USD/tấn và gạo Ấn Độ giảm 15 USD/tấn. Với lần điều chỉnh này, hiện giá gạo 5% tấm của Việt Nam đứng ở mức 428 USD/tấn, gạo 25% tấm ở mức 408 USD/tấn.
Ở mức giá này, hiện gạo 5% tấm của Việt Nam đang duy trì vị trí dẫn đầu thị trường thế giới với mức 428 USD/tấn, vượt qua mức đỉnh hồi giữa tháng 3 khoảng 425 USD/tấn. Hiện gạo Việt đang cao hơn gạo cùng loại của Thái Lan 6 USD/tấn, cao hơn gạo Pakistan 40 USD/tấn và gạo cùng loại của Ấn Độ 50 USD/tấn.
Theo các doanh nghiệp xuất khẩu, sau lệnh hạn chế xuất khẩu gạo của Ấn Độ, đến thời điểm này mặt bằng giá gạo của Việt Nam tăng khoảng 40 - 50 USD/tấn. Hiện thị trường gạo đang chuyển biến tích cực, lượng khách hàng tìm đến Việt Nam như nguồn cung thay thế nhiều hơn và xu hướng tăng giá vẫn còn tiếp diễn.
Ông Phan Văn Có - Giám đốc Marketing Công ty TNHH VRICE cho biết, gạo 5% tấm của Việt Nam chào giá cho cuối tháng 10, đầu tháng 11 mức 455 - 450 USD /tấn (FOB), hàng container, cao hơn gạo của Thái Lan khoảng 10 USD/tấn. Tuy nhiên, giá chào này là khá cao nên khách hàng đang xem xét lại.
Gạo OM 18, ĐT 8 chào mức 480 USD - 490 USD/tấn tùy theo chất lượng có sortex hay không. Gạo Jasmine chào bán đi các thị trường cơ bản có giá từ 540 USD - 550 USD/tấn. Gạo Jasmine vẫn giao dịch bình thường, còn với gạo thơm nhẹ hay gạo trắng thường giao dịch khá trầm lắng, do giá mức khá cao nên khách hàng tỏ ra e dè. Ở thị trường trong nước mua các loại gạo này muốn mua với số lượng lớn cũng không mua được vì đã qua mùa vụ.
Ở phân khúc gạo 25% tấm, gạo Việt Nam có giá 408 USD/tấn, tăng 5 USD so với cuối tháng 9/2022 và tăng 30 USD so với thời điểm trước ngày 8/9.
Gạo Thái Lan ở mức 406 USD/tấn. Gạo Ấn Độ có giá 363 USD/tấn, giảm 15 USD, trong khi gạo Pakistan ở mức 371 USD/tấn.
Nguồn cung gạo 100% tấm thiếu hụt
Với gạo 100% tấm, theo VFA, ngoại trừ Ấn Độ đã cấm xuất khẩu thì hiện Việt Nam cũng không có giá chào bán đối với phân khúc này. Trong khi gạo 100% tấm của Thái Lan và Pakistan đều có giá chào bán ở mức 378 USD/tấn.
Việt Nam thường nhập một lượng nhất định gạo 100% tấm từ các nước, trong đó có số lượng lớn từ Ấn Độ. Gạo phân khúc này được bán phục vụ cho các nhà máy sản xuất thức ăn chăn nuôi, làm bánh, bún… trong nước và xuất khẩu.
Sau khi nước này cấm xuất khẩu gạo 100% tấm thì nguồn cung cho các doanh nghiệp Việt Nam bị thiếu hụt, trong khi nguồn cung trong nước không đáp ứng đủ nhu cầu cho các nhà máy sản xuất thức ăn chăn nuôi… nên hầu như các doanh nghiệp không có hàng để xuất khẩu.
Các doanh nghiệp thu mua lúa tươi khoảng 6.200- 6.700 kg/kg |
Đối với giá lúa tại ĐBSCL, hiện các doanh nghiệp thu mua lúa tươi khoảng 6.200- 6.700 kg/kg với các giống như OM18, OM5451, Đài Thơm 8… Giá lúa tăng do các doanh nghiệp đang đẩy mạnh thu mua vào kho, phục vụ cho thị trường trong những tháng cuối năm.
Việc giá gạo xuất khẩu tăng cũng khiến các doanh nghiệp đã ký hợp đồng trước đó bị lỗ do thời điểm ký giá bán còn thấp. Hiện nay, giá gạo xuất khẩu lên và giá lúa mua vào tăng theo.
Theo ông Nguyễn Ngọc Nam - Chủ tịch VFA, động thái của Ấn Độ ảnh hưởng đến thị trường gạo thế giới, bởi quốc gia này chiếm 40% thương mại gạo toàn cầu.
Năm 2021, Ấn Độ xuất khẩu 21,5 triệu tấn gạo, nhiều hơn 4 nước Việt Nam, Thái Lan, Mỹ và Myanmar cộng lại; 6 tháng đầu năm 2022, Ấn Độ xuất khẩu 11,3 triệu tấn gạo.
Dự báo xuất khẩu gạo Việt Nam năm 2022 có thể vượt kế hoạch (6,3- 6,5 triệu tấn), cao hơn 100-200 nghìn tấn so với năm 2021.