Dự báo giá heo hơi ngày 15/11: Bật tăng trở lại, vượt mức 58.000 đồng/kg |
Giá heo hơi ngày 14/11 đồng loạt đi ngang
Tại miền Bắc, giá heo hơi hôm nay không ghi nhận biến động mới. Hiện tại, thương lái tỉnh Thái Bình tiếp tục thu mua heo hơi với giá cao nhất khu vực là 58.000 đồng/kg. Theo sau đó là TP Hà Nội với mức giá ổn định là 57.000 đồng/kg. Heo hơi tại Hưng Yên, Thái Nguyên, Phú Thọ, Vĩnh Phúc và Tuyên Quang đang được giao dịch ở cùng mức 56.000 đồng/kg. Các tỉnh còn lại giữ nguyên giá ở mức 55.000 đồng/kg.
Khu vực miền Trung, Tây Nguyên chứng kiến giá heo hơi cũng đứng yên trên diện rộng. Trong đó, mức giá thấp nhất khu vực là 53.000 đồng/kg, được chứng kiến tại tỉnh Lâm Đồng. Mức giá 54.000 đồng/kg vẫn được ghi nhận tại ba tỉnh Ninh Thuận, Đắk Lắk và Bình Định. Ngoại trừ tỉnh Thừa Thiên Huế đang neo ở ngưỡng 58.000 đồng/kg, các tỉnh còn lại duy trì thu mua ổn định trong khoảng 55.000 - 56.000 đồng/kg.
Giá heo hơi miền Nam đồng loạt lặng sóng theo xu hướng chung. Theo đó, giá heo hơi được ghi nhận tại Vũng Tàu là 57.000 đồng/kg, cao nhất khu vực. Trong khi đó, heo hơi tại tỉnh Kiên Giang vẫn được giao dịch với giá thấp nhất là 51.000 đồng/kg. Các tỉnh thành còn lại vẫn duy trì ổn định trong khoảng 52.000 - 55.000 đồng/kg.
Một số chuyên gia cho rằng giá heo hơi có thể tăng trở lại vào ngày mai do thị trường đang ghi nhận nhiều dấu hiệu tích cực khiến bà con chăn nuôi đẩy mạnh tái đàn.
Giá thức ăn chăn nuôi chưa có dấu hiệu hạ nhiệt
Theo dữ liệu từ trang trading economics, giá nguyên liệu sản xuất thức ăn chăn nuôi như đậu tương và ngô đang có xu hướng tăng trở lại kể từ giữa tháng 7. Theo đó, tính đến ngày 14/9, giá đậu tương giao sau giao dịch ở mức 15,13 USD/giạ (1 giạ = 27,2 kg), tăng 16% từ mức đáy 7 tháng thiết lập hôm 22/7. Cùng lúc, giá ngô giao dịch ở mức 7,11 USD/giạ, tăng 27% so với hôm 22/7.
Điều này dấy lên lo ngại giá nguyên liệu thức ăn chăn nuôi nhập khẩu thời gian tới sẽ tăng trở lại khi lượng tồn kho của đợt hàng giảm giá của trong tháng 6 - 7 của các doanh nghiệp cạn dần.
Diễn biến giá đậu tương trong 1 năm qua. Nguồn: Tradingeconomics |
Diễn biến giá ngô trong 1 năm qua. Nguồn: tradingeconomics |
Tại buổi Họp báo Triển lãm VietStock EXPO & FORUM 2022, ông Tống Xuân Chinh, Phó Cục Trưởng Cục Chăn nuôi cho biết đợt tăng giá nguyên liệu thức ăn chăn nuôi thế giới vừa qua, là do 3 nguyên nhân. Đầu tiên là xung đột giữa Nga - Ukraine leo thang. Trong khi đây là hai quốc gia sản xuất lúa mỳ, ngô và hướng dương lớn trên thế giới.
Thứ hai, các nước sản xuất ngô lớn ở Nam Mỹ, Châu Âu chịu tác động bởi biển động khí hậu và khủng hoảng năng lượng khiến chi phí tăng cao.
Cuối cùng COVID-19 cũng ảnh hưởng đến chuỗi cung ứng, ảnh hưởng đến nguồn cung nguyên liệu thức ăn chăn nuôi.
“Chúng tôi cho rằng năm 2023, giá thức ăn chăn nuôi vẫn chưa thể hạ nhiệt do căng thẳng giữa Nga - Ukraine vẫn chưa biết khi nào kết thúc”.
Theo số liệu của của Tổng Cục Hải quan, giá đậu tương, ngô, lúa mỳ nhập khẩu duy trì ở mức cao trong suốt 2 năm qua. Tính đến tháng 8, giá đậu tương nhập khẩu trung bình ở mức 751 USD/tấn, tăng gần gấp đôi với cùng kỳ năm 2020. Giá ngô cũng tăng khoảng 90% lên 363 USD/tấn.
Điều này đẩy giá thức ăn thành phẩm tăng khoảng 30%. Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn nhiều lần đã kêu gọi doanh nghiệp sản xuất thức ăn kìm giá bán để hạ giá thành chăn nuôi.
Hiện tại giá thức ăn chiếm khoảng 70% chi phí chăn nuôi. Do đó, việc giá thức ăn tăng ảnh hưởng lớn đến lợi nhuận hoạt động chăn nuôi.
Tại sao giá heo giảm mạnh từ chuồng đến chợ? |
Giá heo giảm bất thường ở giai đoạn cao điểm, nguy cơ khủng hoảng thừa hiện rõ |
Tại sao chuyên gia dự báo giá heo hơi sẽ tăng sốc vượt mức 70.000 đồng/kg |