Dịch bệnh Covid-19 tại Việt Nam - Kỳ 1: Giá trị và sự đổi thay

TH&SP Dịch Covid-19 lan nhanh trên thế giới bao trùm lên nền kinh tế một màu u ám, kéo theo nhiều hệ lụy trong xã hội. Người dân lo lắng kèm theo nỗi sợ hãi về sự lây lan của dịch bệnh đối với bản thân và gia đình.

Tính đến sáng ngày 04/04/2020 dịch bệnh Covid-19 đã xuất hiện ở 206 quốc gia, vùng lãnh thổ có 1.098.386 ca nhiễm bệnh, tử vong 59.159 người, đã chữa khỏi 228.893 người, tại Việt Nam có 239 người nhiễm và 85 người đã được công bố chữa khỏi.


Bảng thống kê số ca nhiễm và tử vong tại các quốc gia trên thế giới đến 7h00 ngày 3/4/2020. Nguồn Tuổi trẻ online.


Kể từ khi xuất hiện tháng 12/2019 tại Vũ Hán, Hồ Bắc, Trung Quốc đến nay Covid-19 đã gây ra rất nhiều ảnh hưởng đến con người và lan rộng ra các quốc gia trên thế giới. Dịch bệnh xuất hiện tưởng mang theo một mầu u ám bao trùm nền kinh tế của tất cả các quốc gia từ Châu Á, đến Châu Âu và lan rộng trên toàn thế giới.

Cuộc sống sinh hoạt của con người bị đảo lộn, học sinh không đến trường, hạn chế ra đường, hạn chế tụ tập, ngừng các hoạt động kinh doanh không cần thiết như: vui chơi, giải trí, café, dịch vụ ăn uống, nhà hàng, khách sạn. Nhà máy, công xưởng giảm tải công nhân, nhiều doanh nghiệp công bố đóng cửa hoặc tạm thời đóng cửa…

Covid-19 xuất hiện đã ảnh hưởng đến mọi khía cạnh đời sống, gia đình, xã hội. Những ngã tư đèn xanh đèn đỏ người đứng đợi như nêm, cảnh tắc đường trong giờ tan tầm đã không còn, các quán nhậu ồn ào đông đúc nay cửa đóng với tấm bảng tạm nghỉ treo ngoài cửa, trường học tạm nghỉ, trẻ con quen dần với việc ở trong nhà, quen với các buổi học online trên phần mềm máy tính, trực tuyến trên truyền hình.

Phố xá thưa thớt người trong giờ tan tầm


Nhiều bậc phụ huynh tháng trước còn loay hoay với việc con nghỉ biết thu xếp công việc thế nào để trông con thì nay nhiều gia đình cả nhà cùng nghỉ... tất cả đều quen với việc đeo khẩu trang khi ra đường, rửa tay với cồn hoặc nước như cơm ăn, áo mặc hàng ngày.

Cuộc sống đảo lộn, khẩu trang từ một thứ rẻ như cho sang đắt như vàng, nước rửa tay mọi khi để đầy trên các kệ hàng kèm theo rất nhiều thứ khuyến mại thì nay tranh nhau xếp hàng mãi mới mua được một chai. Thế mới biết mỗi thứ đều có giá trị riêng của nó miễn là đúng lúc, đúng thời điểm.

Người dân xếp hàng mua khẩu trang trên một tuyến phố ở Hà Nội - Ảnh: Kênh 14


Nền kinh tế bị ảnh hưởng, bắt đầu từ những ngành nghề kinh doanh có lợi nhuận cao và hút khách như: bất động sản, du lịch, hàng không, xăng dầu, ngân hàng, kinh doanh dịch vụ nhà hàng, khách sạn, đến những người bán trà đá vỉa hè cũng bị ảnh hưởng.

Bất động sản nhà đất đóng băng, ngưng giao dịch. Nhiều nhà đầu tư chấp nhận bán tháo nhằm thu hồi vốn hoặc chấp nhận bán lỗ mới mong có người mua.

Tạm dừng các chuyến bay, không cấp visa xuất nhập cảnh đến và đi khiến cho ngành kinh doanh bất động sản du lịch gần như đóng cửa. Theo thống kê của Tổng cục Du lịch Việt Nam thì trong tháng 2/2020 lượng khách đến Việt Nam giảm 37,7% so với tháng 1/2020. Chắc chắn trong tháng 3 và tháng 4 này, lượng khách sẽ còn sụt giảm gần như 80-90%.

Từ đầu năm đến nay, nhiều lễ hội tạm dừng. Giỗ Tổ Hùng Vương mùng 10/03 âm lịch năm nay cũng thưa người về tham dự.

Ngành hàng không mấy năm gần đây số lượng khách hàng càng ngày càng tăng, mở thêm hãng bay, các hãng hàng không mở thêm đường bay, tăng chuyến lợi nhuận thu về là con số khổng lồ. “Thượng đế” bị “Delay” một hai tiếng là chuyện xảy ra như cơm bữa. Thậm chí, nhiều khách hàng còn đổi tên hãng hàng không thành “Sorry Air Lines”. Bây giờ, khi ra sân bay vào quầy làm thủ tục hay cửa an ninh ra máy bay thì đường thông, hè thoáng nhiều khi là một mình một đường.

Nhiều hãng hàng không cắt giảm nhân sự, giảm giá vé, đóng đường bay nhằm đối phó với dịch Covid-19


Các hãng hàng không đua nhau giảm giá, thu hút khách hàng, giá vé rẻ đến mức có những chuyến bay Hà Nội đến thành phố Hồ Chí Minh mà chỉ có mấy chục nghìn đồng nhưng lượng khách mua vé cũng chỉ một hai chục người. Thế mới biết khách hàng quan trọng như thế nào, để có một hãng hàng không phải bỏ ra hàng nghìn tỷ đồng nhưng việc nó có tồn tại được hay không lại quyết định bằng những tấm vé khách hàng bỏ tiền mà đôi khi chỉ là mấy chục nghìn đồng thôi. Đặc biệt, kể từ 0h ngày 30-3 đến hết 15-4, các hãng hàng không Việt Nam chỉ được khai thác vận chuyển hành khách với tần suất như sau:

Đường bay Hà Nội - TP.HCM - Hà Nội: Mỗi hãng hàng không Việt Nam được khai thác 1 chuyến/ngày. Các đường bay Hà Nội - Đà Nẵng, Hà Nội - Phú Quốc và ngược lại: Mỗi hãng hàng không Việt Nam được khai thác 1 chuyến/ngày/đường bay. Các đường bay TP.HCM - Đà Nẵng, TP.HCM - Phú Quốc và ngược lại: Mỗi hãng hàng không Việt Nam được khai thác 1 chuyến/ngày/đường bay.

Bộ Giao thông vận tải dừng toàn bộ các chuyến bay trên các đường bay nội địa còn lại đến Hà Nội, TP.HCM và ngược lại. Điều đó, khiến cho các hãng bay lao đao và tìm cách giảm biên chế nhân viên hay nợ lại tiền nhà kho, bãi đậu lên đến hàng trăm tỷ đồng.

Máy bay không bay, xăng không bán được, người dân hạn chế ra đường kéo theo giá xăng giảm xuống mức 12.560đ/lít. Chính phủ điều chỉnh giá xăng dầu 6 lần từ đầu năm 2020 đến nay. Giá gas cũng quay đầu giảm mạnh, người dân vui mừng, người kinh doanh lo lắng, Chính phủ trích lập và chi sử dụng quỹ bình ổn xăng dầu để hỗ trợ người dân trong đợt dịch Covid-19.

Hệ thống ngân hàng được coi là mạch máu của nền kinh tế, mọi năm vào thời gian này khách hàng đã tấp nập, doanh nghiệp lũ lượt trình hồ sơ xin vay vốn, dòng tiền huy động và cho vay tuần tự như dòng quay của đồng hồ mỗi ngày.

Ngân hàng nhà nước lên phương án hỗ trợ doanh nghiệp trong dịch Covid-19


Bỗng dưng Covid 19 xuất hiện doanh nghiệp không cần hoặc cần thì cũng không nhiều nên dòng tiền lưu lượng thấp, ngân hàng phải giảm lãi xuất cho vay tìm đến khách hàng mời gọi cho vay. Thực tiễn thay đổi, quy luật cung cầu luôn đúng, ngân hàng phải có những điều chỉnh phù hợp hơn, phục vụ chuyên nghiệp hơn để giữ lại “miếng bánh” mà doanh nghiệp mang đến. Thế mới biết kinh tế thị trường là lợi ích và quyền lợi của hai bên không có chỗ cho sự trịnh thượng, ban cho.

Dịch bệnh đến doanh nghiệp tạm dừng hoạt động hay cắt giảm nhân công người lao động tìm mọi cách để có công việc ổn định, không phải ở nhà “ngồi chơi xơi nước”. Doanh nghiệp được một phen chứng minh sức khoẻ sự đề kháng, miễn nhiễm của mình trước dịch bệnh mang tính chất toàn cầu.

Mạng xã hội tràn ngập thông tin cập nhật về dịch bệnh Covid-19. Nhiều cá nhân tung tin giả thất thiệt gây hoang mang trong dư luận, ảnh hưởng tâm lý của người dân. Cơ quan chức năng xử phạt hành chính rất nhiều trường hợp và yêu cầu gỡ bỏ thông tin sai sự thật.

Một cơ sở sản xuất khẩu trang vải


Nhiều trang bán hàng online nhan nhản khẩu trang kháng khuẩn, nước rửa tay, máy đo nhiệt độ với giá cao ngất ngưởng mà vẫn liên tục kêu khan hàng, hết hàng.

Trong lúc cả xã hội, hệ thống chính trị của nhà nước đang tập trung phòng chống dịch bệnh thì một số cá nhân vì mục đích, lợi ích của chính mình mà trà đạp lên tất cả nhằm trục lợi từ những mặt hàng khan hiếm, đẩy giá lên cao, găm hàng khiến cho hàng hóa đã thiếu lại càng thiếu, đã đắt lại càng đắt hơn.

Để đồng hành với hệ thống chính trị trong việc phòng chống và ngăn chặn dịch bệnh Covid-19 mỗi công dân cần có ý thức, trách nhiệm hơn trong việc tự bảo vệ bản thân, gia đình và toàn xã hội.

Mời bạn đọc theo dõi kỳ 2: Dịch bệnh Covid-19 tại Việt Nam: Sự sẻ chia và quyết tâm thắng dịch.

Linh Hương (Theo HHTH)

Có thể bạn quan tâm

Cùng chuyên mục

Tin khác

Nhiều quy định mới của EU tác động tới xuất khẩu của Việt Nam

Nhiều quy định mới của EU tác động tới xuất khẩu của Việt Nam

Mặc dù tiềm năng xuất khẩu sang EU là rất lớn nhưng các chuyên gia lo ngại những điều chỉnh, quy định mới đây của EU ban hành đã, đang và sẽ tác động tới xuất khẩu của Việt Nam.
Đưa hàng Việt vươn tầm thế giới, chinh phục mọi thị trường

Đưa hàng Việt vươn tầm thế giới, chinh phục mọi thị trường

Hàng triệu người tiêu dùng cả nước sắp chứng kiến một không gian độc đáo hoành tráng - nơi hội tụ tinh hoa hàng Việt, trưng bày các sản phẩm Việt Nam chất lượng cao, lan tỏa niềm tự hào dân tộc và khẳng định cam kết của Bộ Công Thương trong việc đưa hàng Việt chinh phục mọi thị trường.
Cần làm gì để ngành chè Việt Nam vươn xa, nâng cao giá trị

Cần làm gì để ngành chè Việt Nam vươn xa, nâng cao giá trị

Việt Nam hiện đứng thứ 5 thế giới về xuất khẩu chè, với sản phẩm được xuất khẩu đến hơn 100 quốc gia và vùng lãnh thổ, tuy nhiên, giá bán chè Việt Nam hiện vẫn đang ở mức thấp, thời gian tới người làm chè cần thay đổi tư duy để tìm con đường thương mại mới cho chè Việt.
Cua ghẹ của Việt Nam được khách hàng Trung Quốc ưa chuộng

Cua ghẹ của Việt Nam được khách hàng Trung Quốc ưa chuộng

Trung Quốc & HongKong, Nhật Bản, Mỹ, Canada và Hàn Quốc đang là 5 thị trường đơn lẻ nhập khẩu nhiều nhất cua ghẹ và giáp xác khác của Việt Nam.
Hà Lan nhập khẩu cá tra Việt Nam nhiều nhất trong khối EU

Hà Lan nhập khẩu cá tra Việt Nam nhiều nhất trong khối EU

Người tiêu dùng tại Hà Lan luôn ý thức về sức khỏe và quan tâm đến việc ăn uống lành mạnh và họ lựa chọn cá tra Việt Nam là một trong những thực phẩm trên bàn ăn hàng ngày.
Cơ hội nào cho cá ngừ Việt Nam tại thị trường Mỹ?

Cơ hội nào cho cá ngừ Việt Nam tại thị trường Mỹ?

Nhiều chuyên gia dự báo, với vị trí địa lý ngay sát Trung Quốc, Việt Nam bị coi là cửa ngõ để hàng hóa Trung Quốc vào Mỹ, chính quyền Mỹ có thể cố gắng ngăn chặn lỗ hổng này và áp thuế lên hàng từ Việt Nam. Do đó, ngành thuỷ sản Việt Nam, trong đó có cá ngừ, cũng có thể đối mặt với khó khăn khi nhu cầu từ thị trường Mỹ giảm vì hàng hóa nhập quá đắt đỏ vì bị áp thuế cao.
Xuất khẩu tôm sang Mỹ sẽ bị tác động ra sao khi ông Trump tái đắc cử Tổng thống?

Xuất khẩu tôm sang Mỹ sẽ bị tác động ra sao khi ông Trump tái đắc cử Tổng thống?

Sự kiện Tổng thống mới của Mỹ sẽ mang lại cả cơ hội và thách thức cho xuất khẩu tôm của Việt Nam, phụ thuộc vào mức thuế hàng hóa mà Chính quyền ông Trump sẽ áp dụng.
Đánh giá kỹ lưỡng để có lộ trình tăng thuế tiêu thụ đối với đồ uống có cồn phù hợp

Đánh giá kỹ lưỡng để có lộ trình tăng thuế tiêu thụ đối với đồ uống có cồn phù hợp

Các đại biểu đồng tình tăng thuế với đồ uống có cồn, đồng thời nhấn mạnh cần đánh giá kỹ lưỡng, toàn diện để có lộ trình và mức tăng phù hợp, bảo đảm các mục tiêu đề ra.
Mặt hàng cồng kềnh, tươi sống vẫn khó đưa lên sàn TMĐT

Mặt hàng cồng kềnh, tươi sống vẫn khó đưa lên sàn TMĐT

Dù logistics Việt Nam đã có những bước tiến dài nhưng con đường phía trước không hề dễ dàng. Theo các doanh nghiệp, các mặt hàng cồng kềnh hay tươi sống vẫn là bài toán khó để đưa lên sàn thương mại điện tử (TMĐT).
Việt Nam đang nhập khẩu gạo nhiều thứ 3 thế giới

Việt Nam đang nhập khẩu gạo nhiều thứ 3 thế giới

Trong báo cáo cập nhật về thị trường gạo thế giới của Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA), năm 2024 Việt Nam sẽ nhập khẩu gạo đến 3,2 triệu tấn, tăng thêm 300.000 tấn so với báo cáo cách đây một tháng.
Chính thức hoãn thực thi EUDR, Việt Nam khẳng định vẫn chủ động chuẩn bị, thích ứng

Chính thức hoãn thực thi EUDR, Việt Nam khẳng định vẫn chủ động chuẩn bị, thích ứng

Theo quyết định mới, các doanh nghiệp lớn sẽ phải tuân thủ Quy định chống phá rừng (EUDR) từ ngày 30/12/2025, trong khi các doanh nghiệp siêu nhỏ và nhỏ sẽ có thời gian đến ngày 30/6/2026.
Mở rộng thị trường xuất khẩu các sản phẩm chủ lực của Cà Mau

Mở rộng thị trường xuất khẩu các sản phẩm chủ lực của Cà Mau

Hội nghị xúc tiến thương mại sản phẩm nông, thuỷ sản năm 2024 thu hút nhiều doanh nghiệp quốc tế, các hội, hiệp hội và nhà mua trên thế giới, được kỳ vọng là cầu nối mở rộng thị trường xuất khẩu các sản phẩm chủ lực của Cà Mau.
Vượt Thái Lan, Việt Nam trở thành nhà cung cấp sầu riêng lớn nhất cho Trung Quốc

Vượt Thái Lan, Việt Nam trở thành nhà cung cấp sầu riêng lớn nhất cho Trung Quốc

Trong tháng 9, Việt Nam trở thành nguồn cung sầu riêng lớn nhất cho thị trường Trung Quốc với gần 177.000 tấn, trị giá 640,72 triệu USD.
Ngành Hải quan tăng cường kỷ luật, kỷ cương hành chính trong thi hành công vụ

Ngành Hải quan tăng cường kỷ luật, kỷ cương hành chính trong thi hành công vụ

Mới đây, Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan ký ban hành Chỉ thị số 5269/CT-TCHQ về việc chấp hành kỷ luật, kỷ cương hành chính trong khi thi hành công vụ nhằm giữ nghiêm kỷ luật, kỷ cương hành chính, xây dựng môi trường làm việc chuyên nghiệp, văn minh, hiện đại và bảo đảm quản lý công chức, xây dựng lực lượng, bảo vệ chính trị nội bộ.
Rau củ quả Việt Nam có nhiều dư địa xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc

Rau củ quả Việt Nam có nhiều dư địa xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc

Trung Quốc có dân số đông 1,4 tỷ người, là nền kinh tế lớn thứ hai của thế giới nên nhu cầu tiêu thụ rau quả ngày càng rất lớn, nhất là các loại trái cây vùng nhiệt đới mà Việt Nam có lợi thế sản xuất với số lượng lớn, chất lượng tốt.
Xuất khẩu máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện thu về 58,66 tỉ USD

Xuất khẩu máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện thu về 58,66 tỉ USD

10 tháng đầu năm 2024, tổng trị giá xuất khẩu máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện đã mang về cho cả nước hơn 58,66 tỉ USD.
Thái Lan khởi động dự án “sầu riêng kỹ thuật số”, sầu riêng Việt có đáng lo?

Thái Lan khởi động dự án “sầu riêng kỹ thuật số”, sầu riêng Việt có đáng lo?

Dự án “sầu riêng kỹ thuật số” nhằm giúp người nông dân trồng sầu riêng Thái Lan giải quyết nhiều thách thức bằng cách sử dụng các ứng dụng để ghi lại, lưu trữ và theo dõi dữ liệu cây trồng.
Thịt nhập khẩu giá rẻ gây sức ép lớn cho ngành chăn nuôi trong nước

Thịt nhập khẩu giá rẻ gây sức ép lớn cho ngành chăn nuôi trong nước

10 tháng đầu năm 2024, giá trị nhập khẩu thịt, phụ phẩm dạng thịt đạt gần 1,4 tỉ USD, tăng 14,2% so với cùng kỳ năm 2023. Nhiều chuyên gia lo ngại, nếu không được kiểm soát, Việt Nam sẽ trở thành quốc gia nhập khẩu thịt lợn.
Các "chiến thần livestream" chốt được bao nhiêu đơn hàng dịp sale 11/11?

Các "chiến thần livestream" chốt được bao nhiêu đơn hàng dịp sale 11/11?

Đại diện TikTok Shop cho biết, phiên livestream kéo dài 14 tiếng liên tục được tổ chức tại phố đi bộ Nguyễn Huệ (TP.HCM) đã ghi nhận 200.000 đơn đặt hàng.
Nông sản Việt nối dài “kỳ tích” xuất khẩu

Nông sản Việt nối dài “kỳ tích” xuất khẩu

10 tháng đầu năm 2024, ba loại nông sản tỷ USD là cà phê, rau quả và gạo bội thu về đơn hàng lẫn giá xuất khẩu. Các chuyên gia dự báo, với kết quả đã đạt được, xuất khẩu toàn ngành nông nghiệp năm nay có thể đạt kỷ lục 60-61 tỷ USD.
Thái Lan dự kiến nâng mức xuất khẩu gạo năm 2024 lên 9 triệu tấn

Thái Lan dự kiến nâng mức xuất khẩu gạo năm 2024 lên 9 triệu tấn

Thái Lan dự kiến xuất khẩu 9 triệu tấn gạo trong năm 2024, tăng so với các mức dự báo trước đó là 8,2 và 7,5 triệu tấn.
Áp thuế VAT 5% với phân bón - hướng đi đúng vì lợi ích "ba nhà"

Áp thuế VAT 5% với phân bón - hướng đi đúng vì lợi ích "ba nhà"

Hiện nay, Quốc hội đang bàn một vấn đề lớn đối với nông dân, nông nghiệp, đó là đưa lĩnh vực phân bón vào chịu thuế giá trị gia tăng, theo chuyên gia kinh tế, nó sẽ đảm bảo hài hòa lợi ích, Nhà nước, doanh nghiệp, người nông dân.
Doanh số của sàn TMĐT ngoại lấn lướt sàn nội

Doanh số của sàn TMĐT ngoại lấn lướt sàn nội

Thứ hạng của các sàn tiếp tục có sự thay đổi, đặc biệt với sự xuất hiện của một số gương mặt mới như Temu, Shein... cuộc cạnh tranh tại thị trường thương mại điện tử (TMĐT) Việt Nam càng trở nên khốc liệt.
Đầu tư công và tiêu dùng nội địa sẽ là đòn bẩy tăng trưởng năm 2025

Đầu tư công và tiêu dùng nội địa sẽ là đòn bẩy tăng trưởng năm 2025

Xuất khẩu năm 2025 được sự báo có nhiều thách thức, động lực tăng trưởng năm tới sẽ nằm trong tay Chính phủ, cụ thể là việc thúc đẩy mạnh mẽ chi tiêu chính phủ, bao gồm cả chi tiêu ngân sách và giải ngân đầu tư công. Điều này có thể kéo theo tiêu dùng nội địa và đầu tư tư nhân tăng thêm.
Mặt hàng nào của Việt Nam hưởng lợi khi ông Donald Trump đắc cử Tổng thống Mỹ?

Mặt hàng nào của Việt Nam hưởng lợi khi ông Donald Trump đắc cử Tổng thống Mỹ?

Theo các chuyên gia, ông Donald Trump đắc cử Tổng thống Mỹ xuất khẩu thủy sản, xuất khẩu nông sản của Việt Nam có thể gặp thách thức từ chính sách phòng vệ thương mại, nhưng cũng có thêm cơ hội tăng trưởng trong những năm tới.
Temu nộp tờ khai thuế quý III với doanh thu bằng 0

Temu nộp tờ khai thuế quý III với doanh thu bằng 0

Đây là thông tin được Phó tổng cục trưởng Tổng cục Thuế Mai Sơn chia sẻ tại phiên họp báo Chính phủ thường kỳ diễn ra chiều 9/11.
Lạc quan về triển vọng kinh tế, người Việt Nam tăng chi tiêu cho các mặt hàng thiết yếu

Lạc quan về triển vọng kinh tế, người Việt Nam tăng chi tiêu cho các mặt hàng thiết yếu

Ngân hàng UOB (Singapore) vừa công bố Báo cáo nghiên cứu tâm lý người tiêu dùng ASEAN 2024. Theo đó, ba hạng mục hàng đầu mà người tiêu dùng Việt Nam cho biết họ đã chi nhiều hơn trong năm qua là giáo dục cho con cái (42%), chăm sóc sức khỏe (33%) và các dịch vụ tiện ích (33%).
Kỳ vọng Hiệp định CEPA sẽ mở thêm cánh cửa cho xuất khẩu tôm sang UAE

Kỳ vọng Hiệp định CEPA sẽ mở thêm cánh cửa cho xuất khẩu tôm sang UAE

Với Hiệp định CEPA mới được ký kết, tôm Việt Nam được kỳ vọng sẽ được hưởng ưu đãi thuế cao nhất, sớm nhất để có thể tăng thị phần tại thị trường UAE.
Nhiều cơ hội, không ít thách thức cho xuất khẩu thủy sản sang Mỹ khi ông Donald Trump đắc cử Tổng thống

Nhiều cơ hội, không ít thách thức cho xuất khẩu thủy sản sang Mỹ khi ông Donald Trump đắc cử Tổng thống

Theo đánh giá của các chuyên gia, việc ông Donald Trump đắc cử Tổng thống trong cuộc bầu cử vừa qua sẽ tạo ra cả cơ hội lẫn thách thức cho xuất khẩu thủy sản Việt Nam trong thời gian tới.
Xem thêm

Thương hiệu nổi bật

eco-parl
cai-lan
vinamil
richy-nho
sun-group
logo-erowindow
partner-bivaco
partner-shb
partner-tan-hoang-minh-group
partner-hdbank
partner-vinacomin
partner-viglacera
partner-th
partner-bacabank
partner-danko-group
ttp
doji
nam-cuong
partner-vingroup
bidv3
phu-dien-2
Phiên bản di động