Đền Hùng được xây dựng trên ngọn núi nào?

Đền Hùng là di tích lịch sử văn hoá đặc biệt quan trọng của quốc gia, được xây dựng trên núi Hùng, thuộc đất Phong Châu, vốn là đất kế đô của Nhà nước Văn Lang 4.000 năm trước đây.
Phú Thọ: Tổ chức Giỗ Tổ Hùng Vương năm 2022 theo quy mô cấp tỉnh Đền Hùng đón khoảng 500.000 lượt khách 2 ngày cuối tuần Phú Thọ sẵn sàng đón 2 triệu khách/ngày dịp Giỗ Tổ Hùng Vương 2023
Khu Di tích lịch sử Đền Hùng
Khu Di tích lịch sử Đền Hùng

Khu Di tích lịch sử Đền Hùng thuộc thôn Cổ Tích, xã Hy Cương, thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ, là nơi thờ cúng các vua Hùng đã có công dựng nước, tổ tiên của dân tộc Việt Nam. Đền Hùng cách trung tâm thành phố Việt Trì 7km về phía Bắc, cách thủ đô Hà Nội 90km. Từ Hà Nội, du khách có thể đến Đền Hùng bằng đường bộ theo quốc lộ 2 hoặc tuyến đường sắt Hà Nội - Lào Cai.

Đền Hùng là di tích lịch sử văn hoá đặc biệt quan trọng của quốc gia, được xây dựng trên núi Hùng, thuộc đất Phong Châu, vốn là đất kế đô của Nhà nước Văn Lang 4.000 năm trước đây. Toàn bộ Khu di tích có 4 đền, 1 chùa và 1 lăng hài hoà trong cảnh thiên nhiên, có địa thế cao rất ngoạn mục, hùng vĩ, đất đầy khí thiêng của sơn thuỷ hội tụ.

Đền Hùng được xây dựng trên núi Hùng (còn gọi là núi Cả theo tiếng địa phương hay còn có nhiều tên gọi khác nhau: Nghĩa Lĩnh, Nghĩa Cương, Hy Cương, Hy Sơn, Bảo Thiếu Lĩnh, Bảo Thiếu Sơn,…), có độ cao 175m so với mặt nước biển. Tục truyền rằng, núi Hùng là chiếc đầu rồng hướng về phía Nam , mình rồng uốn khúc thành núi Vặn, núi Trọc, núi Pheo,…. Núi Vặn cao 170m, xấp xỉ núi Hùng. Núi Trọc nằm giữa núi Hùng và núi Vặn, cao 145m. Theo truyền thuyết. đây là ba đỉnh “Tam sơn cấm địa” được dân gian thờ từ rất lâu đời.

Toàn khu di tích Đền Hùng xưa kia là rừng già nhiệt đới, đến nay chỉ còn núi Hùng là rậm rạp xanh tươi với 150 loài thảo mộc thuộc 35 họ, trong đó còn sót lại một số cây đại thụ như chò, thông, lụ,…và một vài giống cây cổ sơ như kim giao, thiên tuế,..

Từ chân núi, du khách sẽ được chiêm ngưỡng lần lượt các di tích kiến trúc như:

Cổng đền

Được xây dựng vào năm Khải Định thứ 2 (1917). Cổng xây kiểu vòm cuốn cao 8,5m, hai tầng 8 mái, lợp giả ngói ống. Tầng dưới có một cửa vòm cuốn lớn, đầu cột trụ cổng tầng trên có cửa vòm nhỏ hơn, 4 góc tầng mái trang trí Rồng, đắp nổi hai con Nghê. Giữa cột trụ và cổng đắp nổi phù điêu hai võ sỹ, một người cầm giáo, một người cầm rìu chiến, mặc áo giáp, ngực trang trí hổ phù. Giữa tầng một có đề bức đại tự: “Cao sơn cảnh hành” (lên núi cao nhìn xa rộng). Còn có người dịch là “Cao sơn cảnh hạnh” (Đức lớn như núi cao). Mặt sau cổng đắp hai con hổ là hiện thân vật canh giữ thần.

Đền Hạ

Đền Hùng được xây dựng trên ngọn núi nào?

Tương truyền nơi đây, Mẹ Âu Cơ sinh ra bọc trăm trứng, sau nở thành 100 người con trai, nguồn gốc “đồng bào” (cùng bọc) được bắt nguồn từ đây. Dấu tích giếng “Mắt Rồng” là nơi mẹ Âu Cơ ấp trứng nay vẫn còn ở phía sau đền.

Đền Hạ được xây dựng lại trên nền đất cũ vào thế kỷ XVII - XVIII. Kiến trúc kiểu chữ “nhị” gồm hai toà tiền bái và hậu cung, mỗi toà ba gian, cách nhau 1,5m. Kiến trúc đơn sơ kèo cầu suốt, bẩy gối vào đầu kèo làm cho mái sau dài hơn mái trước. Đốc xây liền tường với đốc Hậu cung, hai bên đắp phù điêu, một bên voi, một bên ngựa. Bờ nóc phẳng, không trang trí mỹ thuật. Mái lợp ngói mũi, địa phương gọi là ngói mũi lợn.

Ngay chân Đền Hạ là Nhà bia với kiến trúc hình lục giác, có 6 mái. Trên đỉnh có đắp hình nậm rượu, 6 mái được lợp bằng gạch bìa bên trong, bên ngoài láng xi măng, có 6 cột bằng gạch xây tròn, dưới chân có lan can. Trong nhà bia trước đây đặt tấm bia ghi lại việc tu sửa đường lên núi Hùng, hiện nay đặt bia đá, nội dung ghi lời dặn của Chủ tịch Hồ Chí Minh khi Người về thăm Đền Hùng ngày 19/9/1945:

“Các Vua Hùng đã có công dựng nước

Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước”

Gần Đền Hạ có một ngôi chùa, xưa có tên là Sơn cảnh thừa long tự, sau đổi là Thiên quang thiền tự. Chùa được xây theo kiểu nội công ngoại quốc, gồm các nhà: tiền đường (5 gian), thiêu hương (2 gian), tam bảo (3 gian) ở phía trước, dãy hành lang, nhà Tổ ở phía sau. Các toà được làm theo kiểu cột trụ, quá giang gối đầu vào cột xây, kèo suốt. Mái chùa được lập ngói mũi, đầu đao cong. Bờ nóc tiền đường đắp lưỡng long chầu nguyệt. Chùa thờ Phật theo phái Đại thừa.

Trước cửa chùa có cây thiên tuế là nơi Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nói chuyện với cán bộ và chiến sĩ Đại đoàn quân tiên phong trước khi về tiếp quản thủ đô Hà Nội. Trước sân chùa có 2 tháp sư hình trụ 4 tầng. Trên nóc đắp hình hoa sen. Lòng tháp xây rỗng, cửa vòm nhỏ. Trong tháp có bát nhang và tấm bia đá khắc tên các vị hoà thượng đã tu hành và viên tịch tại chùa.

Chùa còn có một gác chuông được xây dựng vào thế kỷ XVII, gồm 3 gian, 2 tầng mái, 4 vì kèo cột kiểu chồng giường kết hợp với bẩy lẻ. Các bẩy lẻ hầu như để trơn không chạm trổ gì. Trên gác chuông có treo quả chuông, không ghi niên đại đúc chuông mà chỉ ghi: “Đại Việt quốc, Sơn Tây dạo Lâm Thao phủ, Sơn Vi huyện, Hy Cương xã, Cổ Tích thôn cư phụng”. Qua đó có thể đoán quả chuông được đúc thời Hậu Lê.

Đền Trung (Hùng Vương Tổ miếu)

Đền Hùng được xây dựng trên ngọn núi nào?

Tương truyền là nơi các Vua Hùng cùng các Lạc hầu, Lạc tướng du ngoạn ngắm cảnh thiên nhiên và họp bàn việc nước. Nơi đây vua Hùng thứ 6 đã nhường ngôi cho Lang Liêu - người con hiếu thảo vì đã có công làm ra bánh chưng, bánh dày.

Đền được xây theo kiểu hình chữ nhất, có 3 gian quay về hướng nam, dài 7,2m, rộng 3,7m. Mái hiên cao 1,8m, không có cột kèo, cầu quá giang gối vào tường, bít đốc tường hậu, phía trước mở 3 cửa.

Đền Thượng và Lăng Hùng Vương

Đền Hùng được xây dựng trên ngọn núi nào?

Đền Thượng được đặt trên đỉnh núi Hùng. Tương truyền rằng thời Hùng Vương, Vua Hùng thường lên đỉnh núi Nghĩa Lĩnh để tiến hành nghi lễ tín ngưỡng của cư dân nông nghiệp thờ trời đất, thờ thần lúa, cầu mong mưa thuận gió hoà, mùa màng tươi tốt, nhân khang vật thịnh. Tục truyền đây còn là nơi vua Hùng thứ 6 lập đàn cầu trời ban cho người tài ra giúp nước đánh giặc Ân. Sau khi Thánh Gióng đánh tan giặc và bay về trời, vua Hùng cho lập đền thờ vọng trên đỉnh núi, về sau, nhân dân đặt thêm bài vị vua Hùng vào thờ cúng. Đền Thượng có tên chữ là “Kính thiên lĩnh điện” (Điện cầu trời) còn có tên là “Cửu trùng tiên điện” (Điện giữa chín tầng mây). Trong Đền Thượng có bức đại tự đề “Nam Việt triệu tổ” (Tổ khai sáng nước Việt Nam). Đền được làm kiểu chữ Vương, kiến trúc đơn giản, kèo cầu, không có chạm trổ, được xây dựng qua bốn cấp khác nhau gồm: nhà chuông trống (cấp I), đại bái (cấp II), tiền tế (cấp III) và hậu cung (cấp IV).

Bên phía tay trái Đền có một cột đá thề, tương truyền do Thục Phán dựng lên khi được Vua Hùng thứ 18 truyền ngôi để thề nguyện bảo vệ non sông đất nước mà Hùng Vương trao lại và đời đời hương khói trông nom miếu vũ họ Vương. Cột đá cao 1,3m, rộng 0,3m, hình vuông. Đến năm 1968, Ty Văn hoá Vĩnh Phú tôn tạo lên bệ như hiện nay.

Đền Hùng được xây dựng trên ngọn núi nào?

Lăng Hùng Vương tương truyền là mộ của Vua Hùng thứ 6. Lăng mộ nằm ở phía đông Đền Thượng, có vị trí đầu đội sơn, chân đạp thủy, mặt quay theo hướng Đông Nam. Xưa là mộ đất, thời Tự Đức năm thứ 27 (1870) cho xây mộ dựng lăng. Thời Khải Định tháng 7 (1922) trùng tu lại. Lăng hình vuông, cột liền tường, có đao cong 8 góc, tạo thành 2 tầng mái. Tầng dưới 4 góc đắp 4 con rồng tư thế bò, tầng trên đắp rồng uốn ngược, đỉnh lăng đắp hình “quả ngọc” theo tích “cửu long tranh châu”. Mái đắpngói ống, cổ diêm, 3 phía đều đắp mặt hổ phù. Ba mặt Tây, Đông, Nam đều có cửa vòm, 2 bên cửa đều đắp kỳ lân, xung quanh có tường bao quanh, trang trí hoa, chất liệu bằng đá. Trong lăng có mộ Vua Hùng. Mộ xây hình hộp chữnhật dài 1,3m, rộng 1,8m, cao 1,0m. Mộ có mái mui luyện. Phía trong lăng có bia đá ghi: Biểu chính (lăng chính). Phía trên ba mặt lăng đều có đề: Hùng Vương lăng (Lăng Hùng Vương).

Đền Giếng (tên chữ là Ngọc Tỉnh)

Đền Hùng được xây dựng trên ngọn núi nào?

Tương truyền là nơi hai công chúa Tiên Dung và Ngọc Hoa (con gái của Vua Hùng thứ 18) thường soi gương, vấn tóc khi theo cha đi kinh lý qua vùng này. Hai bà có công dạy dân trồng lúa nước và trị thuỷ nên được nhân dân lập đền thờ phụng muôn đời. Đền được xây dựng vào thế kỷ XVIII, theo hướng Đông Nam, kiến trúc kiểu chữ công, gồm nhà tiền bái (3 gian), hậu cung (3 gian), 1 chuôi vồ và 2 nhà oản (4 gian), có phương đình nối tiền bái với hậu cung.

Cổng Đền Giếng được xây vào thế kỷ XVIII, kiểu dáng gần giống cổng chính nhưng nhỏ và thấp hơn. Cổng xây theo kiểu kiến trúc 2 tầng 8 mái. Tầng dưới, giữa có một cửa xây kiểu vòm, hai bên có hai cột trụ trên lắp nghê chầu. Tầng trên giữa cổng có bức đại tự đề: “Trung sơn tiểu thất” (ngôi miếu nhỏ trong núi). Hai bên có đề câu đối và tượng hai võ sỹ. Mặt sau cổng đắp hổ, mỗi con một bên.

Đền Tổ mẫu Âu Cơ

Đền Hùng được xây dựng trên ngọn núi nào?

Được bắt đầu xây dựng vào năm 2001 và khánh thành tháng 12/2004. Đền được xây dựng trên núi ốc Sơn (núi Vặn) theo kiến trúc truyền thống với cột, xà, hoành, dui bằng gỗ lim, mái được lợp bằng ngói mũi hài, tường bằng gạch bát. Đền chính có diện tích 137m2, làm theo kiểu chữ Đinh. Bên cạnh đền chính có nhà Tả vũ, nhà Hữu vũ, nhà Bia, Trụ biểu, Tứ trụ, cổng Tam quan, nhà tiếp khách và hoa viên.

Trong đền có tượng thờ Mẹ Âu Cơ và hai Lạc hầu, Lạc tướng. Đường đi lên đền được xây bằng 553 bậc đá Hải Lựu.

Bảo tàng Hùng Vương

Đền Hùng được xây dựng trên ngọn núi nào?

Bảo tàng Hùng Vương được khởi công xây dựng vào năm 1996 và được khánh thành đúng ngày khai hội Đền Hùng năm Quý Mùi (2003) do Tổng Bí thư Đỗ Mười cắt băng khánh thành. Với gần 700 hiện vật gốc trên tổng số hơn 4.000 hiện vật có trong Bảo tàng, 162 bức ảnh, 4 bức tranh gốm, 5 bức tranh sơn mài, 9 bức gò đồng, 5 hộp hình, một nhóm tượng lớn và nhiều hiện vật khác được trưng bày đã khắc hoạ chủ đề tổng quát: “Các Vua Hùng dựng nước Văn Lang trên mảnh đất Phong Châu lịch sử”.

Phần trưng bày của Bảo tàng Hùng Vương được tập trung vào 3 chủ đề chính:

Giới thiệu giai đoạn văn hoá Hùng Vương bằng các hiện vật liên quan đến thời đại Hùng Vương tìm được trên đất Phú Thọ và Vĩnh Phúc.

Giới thiệu việc hình thành khu di tích Đền Hùng và ý thức xây dựng khu di tích Đền Hùng của nhân dân cả nước.

Tình cảm của nhân dân, sự quan tâm của người đứng đầu Nhà nước phong kiến trước đây, của Bác Hồ và các đồng chí lãnh đạo Đảng ngày nay đối với Đền Hùng.

Đền Hùng vừa là thắng cảnh đẹp, vừa là một di tích lịch sử - văn hóa đặc biệt quan trọng đối với người Việt Nam. Về với Đền Hùng là về với cội nguồn dân tộc, để tự hào về dòng giống tiên rồng đang chảy trong huyết mạch của mỗi người dân Việt Nam!

Khai trương tour du lịch đêm Đền Hùng “Trở về cội nguồn - linh thiêng Đất Tổ” Khai trương tour du lịch đêm Đền Hùng “Trở về cội nguồn - linh thiêng Đất Tổ”
Lễ hội Đền Hùng không tổ chức các hoạt động tập trung quá đông người Lễ hội Đền Hùng không tổ chức các hoạt động tập trung quá đông người
Phú Thọ sẵn sàng đón 2 triệu khách/ngày dịp Giỗ Tổ Hùng Vương 2023 Phú Thọ sẵn sàng đón 2 triệu khách/ngày dịp Giỗ Tổ Hùng Vương 2023
Phạm Anh

Có thể bạn quan tâm

Cùng chuyên mục

Tin khác

Vụ Bản phát triển du lịch văn hóa tâm linh gắn với bảo tồn di sản

Vụ Bản phát triển du lịch văn hóa tâm linh gắn với bảo tồn di sản

Những năm qua, huyện ủy, UBND huyện Vụ Bản (tỉnh Nam Định) đã quán triệt sâu sắc, triển khai thực hiện nghiêm túc, hiệu quả các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước về bảo vệ, gìn giữ và phát huy giá trị các di sản văn hóa gắn với .
Bún cá rô đồng Hải Dương - hương vị dân dã níu chân thực khách

Bún cá rô đồng Hải Dương - hương vị dân dã níu chân thực khách

Bún cá rô đồng từ lâu đã là đặc sản của Hải Dương, không chỉ gắn liền với bữa sáng quen thuộc của người dân địa phương mà còn hấp dẫn thực khách từ nhiều nơi.
Quảng Ninh: "Mở cánh cửa" khai thác tuyến du lịch tàu biển

Quảng Ninh: "Mở cánh cửa" khai thác tuyến du lịch tàu biển

Thời gian gần đây, lượng khách du lịch tàu biển đến Quảng Ninh ngày càng tăng và sôi động trở lại là cơ hội để Quảng Ninh khai thác hiệu quả trong thời gian tới. Theo các chuyên gia dự báo các năm tiếp theo, lượng khách du lịch tàu biển đến Hạ Long tăng khoảng 15-20% với sự xuất hiện đều của các hãng tàu biển lớn trên thế giới.
Lâm Đồng: Xe điện tiếp tục hoạt động trên một số tuyến đường ở Đà Lạt

Lâm Đồng: Xe điện tiếp tục hoạt động trên một số tuyến đường ở Đà Lạt

Xe điện chở du khách tham quan tiếp tục được hoạt động từ 6h-23h, tốc độ tối đa cho phép 30km/h, hoạt động trên 3 tuyến đường Trần Quốc Toản, Đinh Tiên Hoàng và Trần Nhân Tông, TP. Đà Lạt.
Gỏi cá bỗng sông Lô đặc sắc cỡ nào mà khiến bao người mê đắm?

Gỏi cá bỗng sông Lô đặc sắc cỡ nào mà khiến bao người mê đắm?

Cá bỗng sông Lô được biết đến là một trong những loài cá tiến vua nhờ vào chất lượng thịt thơm ngon đặc trưng. Đây là nguyên liệu làm nên món gỏi cá đặc sản ở Tuyên Quang.
Tuấn Cry cắn một miếng bánh trong MV Bắc Bling khiến đặc sản 300 năm của Bắc Ninh được réo tên

Tuấn Cry cắn một miếng bánh trong MV Bắc Bling khiến đặc sản 300 năm của Bắc Ninh được réo tên

Trong phân cảnh Tuấn Cry xuất hiện bên người dân địa phương và thưởng thức một món ăn trong MV Bắc Bling đã thu hút sự chú ý của đông đảo khán giả, khiến nhiều khán giả rất tò mò không biết đó có phải món đặc sản nào của Bắc Ninh hay không?
Về Hải Dương "chơi pháo đất"!

Về Hải Dương "chơi pháo đất"!

Trong tâm niệm của người dân Hải Dương, trò chơi pháo đất thể hiện tinh thần thượng võ của dân tộc cũng là để trai tráng trong làng rèn luyện sức khỏe. Trong các hội thi, tiếng pháo nổ to sẽ dự báo mùa mùa màng bội thu, công việc thuận lợi.
Cần “đánh thức” tiềm năng, lợi thế phát triển du lịch Quảng Trị

Cần “đánh thức” tiềm năng, lợi thế phát triển du lịch Quảng Trị

Để ngành du lịch địa phương có những bước tiến đột phá, thời gian tới huyện Hải Lăng (Quảng Trị) sẽ tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền quảng bá về tiềm năng, lợi thế phát triển du lịch của địa phương, nhằm thu hút mời gọi các doanh nghiệp đến khảo sát, đầu tư.
Du lịch muối – tại sao không?

Du lịch muối – tại sao không?

Bạc Liêu từ lâu đã nổi danh là cái nôi của nghệ thuật Đờn ca tài tử, những cánh đồng điện gió... Nhưng ít ai biết rằng, vùng đất này còn có một "tài nguyên du lịch" tiềm năng chưa được khai thác đúng mức, đó là nghề làm muối thủ công hơn 100 năm tuổi.
Bình Định tổ chức các tour du lịch bằng tàu hỏa miễn phí

Bình Định tổ chức các tour du lịch bằng tàu hỏa miễn phí

Chương trình miễn phí vé tàu hỏa khứ hồi tỉnh Bình Định không chỉ tạo điều kiện thuận lợi cho du khách mà còn góp phần quảng bá, thúc đẩy du lịch địa phương, đưa hình ảnh Bình Định - vùng đất võ trời văn đến gần hơn với du khách trong và ngoài nước.
Bánh khúc làng Diềm: Nét văn hóa ẩm thực đặc sắc của vùng đất Quan họ

Bánh khúc làng Diềm: Nét văn hóa ẩm thực đặc sắc của vùng đất Quan họ

Bắc Ninh không chỉ nổi tiếng với danh xưng "cái nôi của dân ca Quan họ", mà còn được nhiều người biết đến nhờ một món quà quê mộc mạc bánh khúc làng Diềm.
Bắc Ninh mở 2 tour du lịch miễn phí, thoải mái check-in các địa danh trong MV "Bắc Bling"

Bắc Ninh mở 2 tour du lịch miễn phí, thoải mái check-in các địa danh trong MV "Bắc Bling"

Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch Bắc Ninh tổ chức 2 tour du lịch miễn phí nhằm quảng bá các điểm đến của tỉnh, trong đó có nhiều địa điểm, di tích và làng nghề xuất hiện trong MV "Bắc Bling" của Hòa Minzy.
Món ăn từ loài cá "leo cây" độc đáo của miền Tây

Món ăn từ loài cá "leo cây" độc đáo của miền Tây

Cá thòi lòi nướng là một món ăn đặc sản nổi tiếng của miền Tây Nam Bộ. Món ăn này được chế biến từ loài cá độc đáo, có khả năng leo cây.
Quảng Nam công bố Cung đường di sản Hội An – Mỹ Sơn – Cổng trời Đông Giang

Quảng Nam công bố Cung đường di sản Hội An – Mỹ Sơn – Cổng trời Đông Giang

Sáng 8/3, trong khuôn khổ Hội thảo lữ hành quốc tế Quảng Nam 2025 diễn ra tại Khu du lịch sinh thái Cổng Trời Đông Giang, tỉnh Quảng Nam đã công bố hành lang phát triển du lịch mới “Cung đường di sản Hội An - Mỹ Sơn - Cổng trời Đông Giang”.
Hà Nội yêu cầu không giới thiệu, tổ chức tour "Cà phê đường tàu"

Hà Nội yêu cầu không giới thiệu, tổ chức tour "Cà phê đường tàu"

Sở Du lịch Hà Nội vừa ban hành văn bản số 221 gửi các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ lữ hành, vận chuyển khách trên địa bàn thành phố Hà Nội về việc đảm bảo an toàn, trật tự an ninh giao thông đường sắt cho khách du lịch.
Khánh Hòa: Phát triển du lịch cộng đồng tại làng Bích Đầm

Khánh Hòa: Phát triển du lịch cộng đồng tại làng Bích Đầm

Ông Nguyễn Văn Minh - Phó Chủ tịch UBND TP. Nha Trang cho biết, một trong những nhiệm vụ quan trọng để phát triển du lịch cộng đồng ở Bích Đầm cần phải sớm được tiến hành là phải đầu tư nâng cấp hạ tầng kỹ thuật phục vụ dân sinh và phát triển du lịch.
Thanh Hoá quy hoạch 340ha để phát triển du lịch, sinh thái

Thanh Hoá quy hoạch 340ha để phát triển du lịch, sinh thái

UBND tỉnh Thanh Hoá vừa có quyết định phê duyệt đồ án Quy hoạch phân khu tỷ lệ 1/2000 Phân khu D - Khu đô thị du lịch sông Đơ, thành phố Sầm Sơn.
Miễn thị thực cho công dân 12 nước, du lịch Việt Nam "mở toang" cửa đón khách

Miễn thị thực cho công dân 12 nước, du lịch Việt Nam "mở toang" cửa đón khách

Châu Âu luôn là thị trường khách tiềm năng, đến nhiều, ở lâu và chi tiêu mạnh. Do đó, các đơn vị lữ hành chuyên đón khách inbound (khách quốc tế đến) đều tỏ ra hào hứng, kỳ vọng lượng khách từ các thị trường này được miễn thị thực sẽ khác biệt.
Kon Tum: Xây dựng trái phép, điểm du lịch săn mây bị xử lý

Kon Tum: Xây dựng trái phép, điểm du lịch săn mây bị xử lý

Ông Võ Văn Lương - Chủ tịch UBND huyện Kon Rẫy cho biết, vừa chỉ đạo các phòng ban, địa phương liên quan củng cố hồ sơ để xử lý vi phạm hành chính và có biện pháp yêu cầu tháo dỡ điểm du lịch săn mây xây dựng trái phép trên địa bàn.
Bắp nướng - đặc sản không thể bỏ qua khi ghé thăm Đà Lạt

Bắp nướng - đặc sản không thể bỏ qua khi ghé thăm Đà Lạt

Bắp nướng một đặc sản không thể bỏ qua khi ghé thăm Đà Lạt, điểm đặc biệt của món ăn này sự kết hợp với mỡ hành, tạo nên hương vị thơm ngon, hấp dẫn khó cưỡng.
Việt Nam đón gần 4 triệu lượt khách quốc tế sau 2 tháng đầu năm

Việt Nam đón gần 4 triệu lượt khách quốc tế sau 2 tháng đầu năm

Hai tháng đầu năm 2025, lượng khách quốc tế đến Việt Nam đạt gần 4 triệu lượt, tăng 30,2% so với cùng kỳ năm trước. Trong số đó, thị trường Trung Quốc tiếp tục tăng trưởng mạnh, dẫn đầu với 77,8%.
Bánh nghệ - món ăn dân dã mà gây nghiện của quê lúa

Bánh nghệ - món ăn dân dã mà gây nghiện của quê lúa

Bánh nghệ là một đặc sản của Thái Bình, được cả người già lẫn trẻ em yêu thích trong những phiên chợ quê. Chiếc bánh nhỏ xinh, vàng ươm như que kem, gói gọn trong lớp lá riềng xanh mướt.
TP.HCM quyết liệt xử lý tình trạng chèo kéo, "chặt chém" du khách

TP.HCM quyết liệt xử lý tình trạng chèo kéo, "chặt chém" du khách

Chủ tịch UBND TP.HCM yêu cầu các đơn vị đẩy mạnh xử lý tình trạng lang thang, ăn xin, chèo kéo du khách, tăng cường kiểm tra, tuần tra tại các điểm du lịch, đảm bảo trật tự và hình ảnh đô thị.
Quảng Nam thêm “điểm đến” được cấp Chứng nhận du lịch xanh

Quảng Nam thêm “điểm đến” được cấp Chứng nhận du lịch xanh

Những năm trở lại đây, ngành Du lịch tỉnh Quảng Nam xác định xây dựng thương hiệu, hình ảnh "Quảng Nam – Điểm đến du lịch xanh" nhằm đáp ứng yêu cầu thay đổi tất yếu của ngành du lịch, khai thác hiệu quả, bền vững tài nguyên du lịch.
Loạt "đặc sản văn hóa" Bắc Ninh xuất hiện trong MV gây sốt của Hòa Minzy

Loạt "đặc sản văn hóa" Bắc Ninh xuất hiện trong MV gây sốt của Hòa Minzy

Sau 3 ngày ra mắt, MV "Bắc Bling" của Hòa Minzy đã đạt hơn 8 triệu view trên Youtube - top 1 trending trên nền tảng này. Hòa Minzy đã khéo léo giới thiệu, quảng bá du lịch Bắc Ninh gắn với bảo tồn và phát huy giá trị làng nghề truyền thống.
Bánh đa kê - dân dã, bình dị nhưng để lại ấn tượng khó phai

Bánh đa kê - dân dã, bình dị nhưng để lại ấn tượng khó phai

Bánh đa kê là một món ăn vặt dân dã, mang đậm hương vị truyền thống của miền Bắc Việt Nam, đặc biệt là ở Hải Phòng.
Chương trình kích cầu du lịch Đà Nẵng năm 2025 có gì đặc biệt?

Chương trình kích cầu du lịch Đà Nẵng năm 2025 có gì đặc biệt?

Để kích cầu du lịch năm 2025, Đà Nẵng triển khai 2 chương trình kích cầu xuyên suốt với hàng loạt sự kiện, sản phẩm, dịch vụ mới và các gói dịch vụ ưu đãi hấp dẫn dành cho du khách trong năm 2025.
Năm Du lịch Quốc gia 2025: Cơ hội quảng bá và phát triển du lịch Huế

Năm Du lịch Quốc gia 2025: Cơ hội quảng bá và phát triển du lịch Huế

Năm Du lịch Quốc gia và Festival Huế 2025 được lãnh đạo ngành khẳng định có ý nghĩa rất lớn, tạo ra nhiều giá trị thúc đẩy du lịch Huế, là để truyền thông, hình ảnh Huế và tăng trưởng lượng khách, tạo đà để phát triển du lịch mạnh mẽ.
Tăng cường trao đổi khách du lịch hai chiều giữa Việt Nam-Hàn Quốc

Tăng cường trao đổi khách du lịch hai chiều giữa Việt Nam-Hàn Quốc

Tổng cục du lịch Hàn Quốc tại Việt Nam đã tích cực hỗ trợ trực tiếp hơn 18 công ty du lịch Việt Nam trong việc phát triển và quảng bá sản phẩm du lịch Hàn Quốc, tạo ra những sản phẩm chất lượng, phù hợp với nhu cầu và thị hiếu của du khách Việt.
Xem thêm

Thương hiệu nổi bật

eco-parl
cai-lan
vinamil
richy-nho
sun-group
logo-erowindow
partner-bivaco
partner-shb
partner-tan-hoang-minh-group
partner-hdbank
partner-vinacomin
partner-viglacera
partner-th
partner-bacabank
partner-danko-group
ttp
doji
nam-cuong
partner-vingroup
bidv3
phu-dien-2
gleximco
Phiên bản di động