Món ăn sáng cực tiện lợi, trẻ thích mê nhưng lại là “cú lừa”, ăn thường xuyên có thể gây hại cho sức khỏe Sức khỏe vàng đến từ việc ăn chay Chế độ ăn uống giúp đẩy lùi bệnh trĩ |
Ngũ cốc là tên gọi chung của thực phẩm được làm từ sự kết hợp giữa 5 nguyên liệu khác nhau. |
Nguồn dinh dưỡng từ ngũ cốc
Ngũ cốc là tên gọi chung của thực phẩm được làm từ sự kết hợp giữa 5 nguyên liệu khác nhau. Trong đó, các nguyên liệu phổ biến nhất để làm ngũ cốc gồm gạo lứt, lúa mì, yến mạch, các loại đậu, các loại hạt dinh dưỡng… Ăn ngũ cốc có tốt không? Câu trả lời chắc chắn là có. Bởi vậy nên mới có những người sử dụng ngũ cốc thay thế cơm trong chế độ ăn hàng ngày.
Ngũ cốc thường được làm từ các loại gạo và hạt nguyên cám với thành phần chính gồm:
Lớp cám bao bọc ngoài hạt và bên trong lớp vỏ cứng. Lớp cám chứa nhiều chất xơ, vitamin, khoáng chất và chất chống oxy hóa.
Mầm hạt là phần rất giàu dinh dưỡng, là phôi sau này sẽ phát triển thành cây. Mầm hạt giàu vitamin, khoáng chất, chất đạm, chất béo, chất xơ, chất chống oxy hóa và các acid amin quan trọng.
Nội nhũ chính là phần lớn nhất của hạt với thành phần dinh dưỡng chủ yếu là chất bột đường, chất béo, chất đạm.
Một số loại ngũ cốc để nguyên hạt, một số loại ngũ cốc được sản xuất ở dạng hạt vỡ, cũng có loại lại được phối trộn và nghiền thành bột mịn.
Ăn ngũ cốc có tác dụng gì với sức khỏe?
Ngũ cốc có tác dụng gì? Nhiều người có thể sẽ bất ngờ khi biết những lợi ích mà ngũ cốc mang đến cho sức khỏe. Cụ thể là:
Nhiều nghiên cứu cho biết, chỉ cần ăn 28 gram ngũ cốc nguyên hạt mỗi ngày, chúng ta có thể giảm đến 22% nguy cơ mắc bệnh tim.
Các thành phần có trong ngũ cốc nguyên hạt như chất xơ, chất chống oxy hóa, vitamin K trong ngũ cốc nguyên hạt có thể giúp giảm nguy cơ đột quỵ.
Với hàm lượng chất xơ cao, ngũ cốc giúp chúng ta no lâu hơn nên hạn chế tiêu thụ nhiều thực phẩm. Điều này cực hữu ích trong việc kiểm soát cân nặng, phòng ngừa béo phì hoặc hỗ trợ giảm cân.
Cũng nhờ có hàm lượng chất xơ cao nên ngũ cốc nguyên hạt giúp làm chậm quá trình tiêu hóa và hấp thụ đường vào máu. Điều này tốt cho bệnh nhân tiểu đường và cũng giúp giảm nguy cơ mắc tiểu đường ở những người khỏe mạnh. Magie trong ngũ cốc nguyên hạt có thể cải thiện độ nhạy của insulin, giúp ổn định đường huyết.
Ngũ cốc nguyên cám giàu chất xơ giúp tiêu hóa dễ dàng. Ngoài ra, những chất xơ này còn là thức ăn yêu thích của hệ lợi khuẩn đường ruột. Khi hệ vi sinh đường ruột khỏe mạnh, bạn không chỉ có hệ tiêu hóa khỏe mạnh mà còn có thể tăng cường miễn dịch. Lý do là có đến 70% hệ miễn dịch nằm ở ruột.
Nhiều nghiên cứu cũng cho thấy ăn ngũ cốc nguyên hạt giúp giảm các triệu chứng viêm và giảm nguy cơ tử vong do các bệnh mãn tính liên quan đến viêm.
Khi tiêu thụ ngũ cốc nguyên hạt, nguy cơ mắc ung thư đại trực tràng sẽ giảm do axit phytic, phenolic và saponin có trong ngũ cốc có thể kiểm soát sự hình thành và phát triển của tế bào ung thư.
Ăn ngũ cốc thay cơm hoàn toàn lợi hay hại?
Nên ăn gì thay cơm để giảm cân? Một trong số những câu trả lời cho câu hỏi này là ngũ cốc. Dù ngũ cốc tốt cho sức khỏe trong đó có cả tác dụng hỗ trợ giảm cân, nhưng bạn cũng không nhất thiết phải ăn ngũ cốc thay cơm hoàn toàn. Cơm gạo lứt cũng chứa nhiều chất xơ, giúp no lâu và cũng có thể hỗ trợ giảm cân. Cơm là thực phẩm truyền thống của người Việt nên luôn được cho là dễ ăn hơn ngũ cốc. Một số người sử dụng ngũ cốc thay thế cho cơm chỉ vài ngày sẽ rơi vào trạng thái thèm cơm không chịu nổi.
Ngoài ra, không phải ai cũng có thể sử dụng ngũ cốc. Một số người có cơ địa nhạy cảm với gluten, dị ứng gluten hoặc mắc bệnh dị ứng celiac sẽ không tiêu thụ được các loại ngũ cốc chứa gluten. Gluten là một loại protein trong lúa mì và một số loại ngũ cốc khác. Các loại ngũ cốc không chứa gluten như ngô, hạt kê, kiều mạch, diêm mạch, gạo… Những người này sẽ phải chọn ngũ cốc không chứa gluten hoặc vẫn phải ăn cơm bình thường nếu không chọn được loại phù hợp.
Bạn có thể thay thế một phần cơm gạo trắng bằng ngũ cốc nguyên cám hoặc sử dụng gạo lứt. Còn nếu có thể ăn ngũ cốc thay cơm hoàn toàn, bạn hãy đảm bảo mình không bị dị ứng protein trong ngũ cốc. Đặc biệt, cần kiểm soát lượng ăn hợp lý.
Những chất dinh dưỡng quan trọng mà cơ thể dễ bị thiếu hụt |
Chế độ ăn giàu flavanol giúp tăng cường trí nhớ |
Viêm đại tràng không nên ăn gì? |